Kết quả sau gần 2 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

VOV.VN - Một con đường rộng mở, nhà văn hoá khang trang, sinh kế mới hiệu quả... không còn là ước mơ, mà giờ đây nó đã trở thành hiện thực với nhiều người dân ở vùng khó Sơn La. Đây là kết quả bước đầu sau gần 2 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030.

Con đường đèo dốc dài chỉ 5km, nhưng trước đây, người dân bản Suối Cù, xã Huy Tân, huyện Phù Yên (Sơn La) phải mất hơn một giờ đồng hồ di chuyển. Có con đường để giao thương, đi lại thuận tiện là niềm mong mỏi của bà con từ bấy lâu... Cho đến hôm nay, niềm mơ ước ấy đã trở thành hiện thực, khi từng đoạn đường đất đá cheo leo đang dần được trải bê tông nhờ nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình mục tiêu quốc gia 1719).

Anh Mùa A Trang, Trưởng bản Suối Cù chia sẻ: "Đồng bào trên này rất phấn khởi, hào hứng. Tuyến đường từ chân dốc lên đến đây xấu nhất cũng đã được đổ bê tông".

Ước mơ về nhà văn hóa đủ không gian, đủ thiết chế của bà con bản Khoa 2, xã Tường Thượng, huyện Phù Yên cũng được hiện thực hoá khi chính sách dân tộc về với cơ sở. 

Ông Bạc Văn Mười, Bí thư chi bộ kiêm trưởng bản cho biết, tháng 4/2023, nhà văn hóa bản Khoa 2, diện tích 180m2, tổng vốn đầu tư gần 1,2 tỷ đồng được đưa vào sử dụng trong niềm vui sướng, phấn khởi của nhân dân: "Trước đây nhà văn hóa bé bằng nửa nhà văn hóa mới này, người đứng ngoài, người ở trong, người ở ngoài thì không tập trung. Từ khi có nhà văn hóa mới này đa số người dân ngồi trong hết, lắng nghe được tâm tư nguyện vọng người dân".

Cũng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719, trên khắp các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Phù Yên (Sơn La), nhiều công trình trường, lớp học, nhà bán trú, trạm y tế, chợ trung tâm xã, hay các điểm tái định cư phòng chống thiên tai... đang dần được hình thành. Trong số 58 công trình được đầu tư xây dựng năm 2023, đến nay, hơn một nửa đã được bàn giao và đưa vào sử dụng. 

Bên cạnh đó, những dự án Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị cũng đang được hỗ trợ phát triển, giúp người dân nơi đây có sinh kế để có thêm thu nhập. Riêng chương trình bảo vệ và phát triển rừng, hiện Phù Yên đang giao khoán cho trên 300 chủ rừng và 7 cộng đồng bản quản lý, bảo vệ hơn 8.000 ha rừng. 

Anh Lý Văn Thồng, người dân bản Suối Nhúng, xã Huy Tường, huyện Phù Yên nói: "Gia đình tôi đang phụ trách bảo vệ gần 3 ha rừng. Gia đình ý thức được trách nhiệm của mình, hàng tuần đều đi kiểm tra, chăm sóc rừng. Từ tháng 8 năm 2022, tôi cũng nhận được tiền hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719, rất phấn khởi, giúp rất nhiều vào phát triển kinh tế gia đình".

Trong 2 năm 2022 và 2023, huyện Phù Yên được phân bổ gần 200 tỷ đồng để triển khai 9 dự án thành phần của Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719. Đến nay, đã giải ngân thực hiện 4/9 dự án, với tổng số tiền trên 83 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trên 44% tổng vốn giao của 2 năm.

Ông Lê Ngọc Sơn, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Phù Yên cho biết, do các cơ quan chức năng chưa ban hành đầy đủ những hướng dẫn về quy trình, thủ tục, các mẫu hồ sơ để thực hiện các dự án thành phần của chương trình; một số tiểu dự án chưa có định mức để làm căn cứ thực hiện.... nên quá trình triển khai thực hiện còn gặp không ít khó khăn, lúng túng: "Do đây là chương trình rất là mới được triển khai giai đoạn đầu mà đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc các cấp chưa được đào tạo tập huấn. Hầu hết chúng tôi tự nghiên cứu, tìm hiểu văn bản và triển khai xuống cơ sở, qua hội nghị của phòng, do vậy, đến đội ngũ cơ sở triển khai gặp khó khăn".

Ông Đặng Quang Hưng, Chủ tịch UBND huyện Phù Yên, Sơn La cho biết: "Tuy còn khó khăn, nhưng phải khẳng định sau 2 năm triển khai, chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 đã có tác động rất tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nổi bật là thu ngân sách tăng so với năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm so với năm 2021... Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia 1719 tới bà con nhân dân, cán bộ, công chức, để nâng cao nhận thức, triển khai hiệu quả. Tiếp tục rà soát các chương trình, dự án trọng điểm, tổng hợp các vướng mắc để tháo gỡ, tăng cường giám sát để đảm bảo hiệu quả, thiết thực".

Những công trình mới, sinh kế mới không chỉ từng bước góp phần thay đổi diện mạo nhiều bản làng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mà còn là động lực để những địa phương vùng khó vươn lên, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, đúng với tinh thần mà Chương trình mục tiêu quốc gia này hướng đến.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ngãi gỡ khó cho “cây xoá đói, giảm nghèo”
Quảng Ngãi gỡ khó cho “cây xoá đói, giảm nghèo”

VOV.VN - Nhiều năm qua, cây keo được xem là loại cây trồng “xoá đói, giảm nghèo”, góp phần nâng cao đời sống bà con đồng bào vùng cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng mua bán keo non ồ ạt, phá rừng trồng keo, dịch bệnh trên cây keo… khiến người dân và chính quyền địa phương gặp khó.

Quảng Ngãi gỡ khó cho “cây xoá đói, giảm nghèo”

Quảng Ngãi gỡ khó cho “cây xoá đói, giảm nghèo”

VOV.VN - Nhiều năm qua, cây keo được xem là loại cây trồng “xoá đói, giảm nghèo”, góp phần nâng cao đời sống bà con đồng bào vùng cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng mua bán keo non ồ ạt, phá rừng trồng keo, dịch bệnh trên cây keo… khiến người dân và chính quyền địa phương gặp khó.

Phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
Phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Sinh sống ở địa bàn thuần nông nhưng nhiều phụ nữ ở Đắk Lắk đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất để phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ tại địa phương, họ đã từng bước thay đổi tư duy, lựa chọn cách làm phù hợp với điều kiện thực tế để đem lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Sinh sống ở địa bàn thuần nông nhưng nhiều phụ nữ ở Đắk Lắk đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất để phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ tại địa phương, họ đã từng bước thay đổi tư duy, lựa chọn cách làm phù hợp với điều kiện thực tế để đem lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Bà con Ba Na xóa đói giảm nghèo nhờ làm cà phê sạch
Bà con Ba Na xóa đói giảm nghèo nhờ làm cà phê sạch

VOV.VN - Với phương châm "đất tốt, vườn xanh, nhà nông khỏe mạnh", đồng bào Ba Na ở xã Glar, huyện Đăk Đoa rủ nhau trồng cà phê sạch theo tiêu chuẩn Rain Forest. Nhờ vậy, bà con vừa giữ được năng suất vườn cây ổn định, vừa bán được sản phẩm với giá cao hơn thị trường.

Bà con Ba Na xóa đói giảm nghèo nhờ làm cà phê sạch

Bà con Ba Na xóa đói giảm nghèo nhờ làm cà phê sạch

VOV.VN - Với phương châm "đất tốt, vườn xanh, nhà nông khỏe mạnh", đồng bào Ba Na ở xã Glar, huyện Đăk Đoa rủ nhau trồng cà phê sạch theo tiêu chuẩn Rain Forest. Nhờ vậy, bà con vừa giữ được năng suất vườn cây ổn định, vừa bán được sản phẩm với giá cao hơn thị trường.

Trưởng đại diện UNDP: "Việt Nam đã thực sự đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo"
Trưởng đại diện UNDP: "Việt Nam đã thực sự đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo"

VOV.VN- Việt Nam đã thực sự đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tình trạng nghèo cùng cực đã giảm từ tỷ lệ cao nhất khoảng 40% ở những năm 1990 xuống dưới 5% vào năm 2020.

Trưởng đại diện UNDP: "Việt Nam đã thực sự đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo"

Trưởng đại diện UNDP: "Việt Nam đã thực sự đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo"

VOV.VN- Việt Nam đã thực sự đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tình trạng nghèo cùng cực đã giảm từ tỷ lệ cao nhất khoảng 40% ở những năm 1990 xuống dưới 5% vào năm 2020.

Lính biên phòng Chiềng On cùng dân xóa đói, giảm nghèo
Lính biên phòng Chiềng On cùng dân xóa đói, giảm nghèo

VOV.VN - Không chỉ làm tốt nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia, đồn biên phòng Chiềng On, Sơn La còn tích cực giúp người dân biên giới phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới và củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó tình quân dân.

Lính biên phòng Chiềng On cùng dân xóa đói, giảm nghèo

Lính biên phòng Chiềng On cùng dân xóa đói, giảm nghèo

VOV.VN - Không chỉ làm tốt nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia, đồn biên phòng Chiềng On, Sơn La còn tích cực giúp người dân biên giới phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới và củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó tình quân dân.