Điều kỳ diệu vaccine đưa nước Mỹ trở lại

VOV.VN - Nhờ “điều kỳ diệu vaccine”, hiện tại có lẽ là thời điểm nước Mỹ ở gần nhất với việc chấm dứt đại dịch Covid-19, đại dịch đã gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trên toàn cầu kể từ sau Thế chiến thứ hai.

Những loại vaccine “thần kỳ” đã khiến cho virus - thứ đã tàn phá nước Mỹ - bị chế ngự. Những thành phố vắng vẻ từng vang vọng tiếng còi xe cứu thương hàng đêm lại sôi động. Những chiếc máy bay chở khách du lịch bắt đầu kín chỗ.  Cuộc sống đang được phục hồi.

Cuộc sống lại bình thường 

Người Mỹ đang phải làm quen với việc nhìn nhau qua những chiếc khẩu trang và giờ họ đang học cách ôm nhau và mỉm cười. Ông bà có thể đoàn tụ với gia đình con cháu ở xa. Thanh thiếu niên lớn tuổi đã được tiêm phòng cũng vui vẻ từ bỏ những giấc ngủ nướng. Các sân vận động, nhà thi đấu tiếp tục nhộn nhịp với các trận thi đấu bóng rổ NBA, NHL.

Một thời kỳ “phục hưng” bắt đầu với những bước đi thăm dò ​​cách đây vài tuần hiện đang được thực hiện với tốc độ có thể nhận thấy rõ được. Các công viên giải trí đang mở cửa. Đây đó xuất hiện ách tắc giao thông giờ cao điểm. Văn phòng chào đón những nhân viên đã sẵn sàng đi làm. Những đêm hẹn hò không nhất thiết phải ở trong nhà hàng có ngăn cách. Việc tiếp tục đến trường có thể diễn ra vào tháng 9 tới với “thế hệ Zoom”. Các buổi biểu diễn cũng sẽ sớm diễn ra trên sân khấu Broadway.

Giờ đây, mọi người ít nhất có thể tin vào lời quả quyết của Bác sỹ Anthony Fauci trong “những ngày đen tối của mùa đông” rằng đại dịch sẽ kết thúc, mặc dù đó là điều tự nhiên sau rất nhiều đau đớn, mất mát và cả sự hụt hẫng khi nhiều người đặt câu hỏi liệu virus có phải chỉ đang “tạm nghỉ” hay không.

Đó là câu chuyện vào mùa hè năm ngoái, khi việc mở cửa trở lại quá sớm ở Vành đai Mặt trời do chính quyền Donald Trump thực hiện đã gây ra một làn sóng lây nhiễm chết người.

Nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay đã suy yếu rõ ràng dựa trên các dữ liệu y tế - những con số vốn lâu nay vẽ nên câu chuyện tàn khốc hàng ngày của loại virus nguy hiểm đang vượt khỏi tầm kiểm soát.

Số ca Covid-19 mới đang giảm ở 36 tiểu bang. Tính đến ngày 24/5, số ca mới trung bình hàng ngày là 25.270. Trước đó, giữa tháng 6/2020, số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày là dưới 25.000 ca/ngày.

Nước Mỹ giờ đây có thể chứng kiến sự sụt giảm nhanh chóng các trường hợp Covid-19 mới như từng được ghi nhận ở những nước đã đi trước Mỹ trong chiến dịch tiêm chủng vaccine. Các ca bệnh nặng cũng giảm dần nhờ những mũi tiêm hiệu quả cao.

“Điều đó có ý nghĩa rất lớn. Điều đó cũng có nghĩa là mùa hè đang trông tươi sáng hơn”, Tiến sĩ Monica Gandhi, giáo sư y khoa tại Đại học California, San Francisco, nói.

Tiến sỹ Gandhi cũng nhận định, không lâu nữa, nước Mỹ có thể xuống ngưỡng chỉ 10.000 ca mới/ngày – mức mà Giáo sư Fauci cho rằng sẽ báo hiệu đại dịch sắp kết thúc.

“Đó là điểm mà chúng ta đang tiệm cận, và đó là một tin rất tốt lành”, bà Gandhi nói với CNN ngày 24/5.

Sự khác biệt trong mùa hè này là 131 triệu người Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ. Gần 300 triệu mũi tiêm đã được thực hiện, làm giảm nguy cơ mắc bệnh đối với rất nhiều người. Một nửa số bang tại Mỹ đã tiêm phòng đầy đủ cho hơn một nửa số cư dân trưởng thành của mình.

Nhiều người lo ngại việc những người trẻ chưa được tiêm phòng vẫn có thể dẫn tới tình trạng lây nhiễm Covid-19. Nhưng giờ đây, trẻ em từ 12-15 tuổi đã có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer.

“Tôi nghĩ tin tuyệt vời là 1,2 triệu trẻ em được tiêm chủng trong tuần này có thể được tận hưởng một mùa hè vô tư, vô lo”, Điều phối viên của Nhà Trắng về ứng phó Covid-19, Andy Slavitt nói với CNN ngày 24/5.

Động lực khôi phục kinh tế

Tình trạng y tế cộng đồng được cải thiện cũng tạo động lực cho một nền kinh tế vốn bị tác động bởi đại dịch. Chỉ số Back-to-Normal của CNN Business, hợp tác với Moody's Analytics, cho thấy nền kinh tế Mỹ đã đi được 90% chặng đường trở lại như trước khi xảy ra khủng hoảng hiện nay.

Ở một số nơi, tình trạng thiếu hụt lao động phản ánh tốc độ mở cửa trở lại và có thể đồng nghĩa với việc tỷ lệ thất nghiệp sẽ sớm giảm xuống.

Dù vậy, sự hào hứng trở lại cuộc sống cũng đi kèm với sự thừa nhận những gì đã mất và sự không chắc chắn về những gì đang ở phía trước.

Đầu tháng này, Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ nới lỏng quy định đeo khẩu trang đối với những người đã tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, hàng triệu người Mỹ vốn phải làm quen với việc đeo khẩu trang giờ lại tỏ ra miễn cưỡng khi không sử dụng món đồ này. Họ không hoàn toàn tin tưởng vào những người không đeo khẩu trang cho dù những người đó đã tiêm vaccine.

Đối với một đất nước từng bị chia cắt bởi nền chính trị đại dịch, có lẽ cần phải có một giai đoạn để đánh giá những gì đã thay đổi để điều chỉnh về tâm lý và cảm xúc.

Những chỗ trống trên bàn ăn tối là một thực tế bi thảm đối với rất nhiều gia đình. Gần 600.000 người Mỹ không thể chiến thắng dịch bệnh Covid-19 đã không còn sống để chứng kiến ​​sự mở cửa trở lại hiện nay.

Một nước Mỹ đoàn kết hơn, ít phân cực hơn có thể đã cứu được nhiều người hơn trong số đó. Bóng ma của “Covid-19 kéo dài” vẫn còn đang ám ảnh những người mắc bệnh. Những thách thức về sức khỏe cộng đồng vẫn còn.

Nhiều nơi tại Mỹ, thường ở các bang mà ông Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đang cảnh giác với vaccine. Đó là một sự hoài nghi đe dọa hy vọng kiểm soát được đại dịch Covid-19. Phép thử thực sự về việc liệu nước Mỹ có trở lại bình thường hay không sẽ không đến vào mùa hè, mà là khi cái lạnh mùa đông tràn tới các điểm nóng Covid-19 tiềm tàng.

Phép thử đối với nước Mỹ

Cuộc khủng hoảng Covid-19 là một thử nghiệm không ngừng đối với mọi công dân Mỹ cho dù ở các bang tách biệt hay ở những trung tâm bảo thủ, những nơi đã phản đối quy định đeo khẩu trang và lệnh đóng cửa. Dịch bệnh trở thành yếu tố gây chia rẽ chính trị và văn hóa Mỹ.

Suốt 15 tháng qua, sự chia rẽ chính trị ở miền Trung nước Mỹ chỉ ngày càng mở rộng - đặc biệt là khi tổng thống tiền nhiệm đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch.

Các câu hỏi vẫn còn. Liệu một Tổng thống mới - người đã tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ trở lại - sẽ nhận được phần thưởng chính trị vì đã giữ lời hứa của mình? Hay sự trở lại của virus sẽ cản trở chính quyền hiện nay?

Có những hậu quả lâu dài vẫn chưa được biết đến và chỉ có thể nhận ra sau nhiều năm nữa. Những thiệt hại gây ra cho những lớp thanh thiếu niên của Mỹ có thể không bao giờ được khắc phục hoàn toàn sau một năm học trực tuyến.

Những vết thương do Covid-19 gây ra cũng có thể cảm nhận được trong các vấn đề đối ngoại, trong đó có những tranh cãi về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Sự phân chia địa chính trị có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhưng bất chấp những lời cảnh báo, viễn cảnh về một phiên bản mới của “Roaring '20” [Thời kỳ biến động những năm 1920] - khi một thế hệ đã phải chịu đựng cuộc Đại chiến cùng đại dịch cúm đã cho phép bản thân buông lỏng và tận hưởng - dường như vẫn còn ở trước mắt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao sự bùng nổ số ca mắc Covid-19 ở châu Á là nỗi lo của toàn thế giới?
Vì sao sự bùng nổ số ca mắc Covid-19 ở châu Á là nỗi lo của toàn thế giới?

VOV.VN - Sự bùng nổ số ca mắc Covid-19 ở châu Á hiện nay không chỉ là vấn đề của khu vực mà còn là nỗi lo của toàn thế giới với những bài học đắt giá được rút ra.

Vì sao sự bùng nổ số ca mắc Covid-19 ở châu Á là nỗi lo của toàn thế giới?

Vì sao sự bùng nổ số ca mắc Covid-19 ở châu Á là nỗi lo của toàn thế giới?

VOV.VN - Sự bùng nổ số ca mắc Covid-19 ở châu Á hiện nay không chỉ là vấn đề của khu vực mà còn là nỗi lo của toàn thế giới với những bài học đắt giá được rút ra.

Vaccine Covid-19 và hai xu hướng trái ngược trên thế giới
Vaccine Covid-19 và hai xu hướng trái ngược trên thế giới

VOV.VN - Loại vaccine mà một quốc gia lựa chọn có thể quyết định liệu quốc gia đó có sớm quay trở lại trạng thái bình thường hay không.

Vaccine Covid-19 và hai xu hướng trái ngược trên thế giới

Vaccine Covid-19 và hai xu hướng trái ngược trên thế giới

VOV.VN - Loại vaccine mà một quốc gia lựa chọn có thể quyết định liệu quốc gia đó có sớm quay trở lại trạng thái bình thường hay không.

Đại dịch Covid-19 có thể để lại những vết thương tâm lý khó lành
Đại dịch Covid-19 có thể để lại những vết thương tâm lý khó lành

VOV.VN - Các chuyên gia tâm lý học Mỹ cho rằng, cho dù cuộc sống dần trở lại trạng thái bình thường sau đại dịch Covid-19, con người vẫn sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe tâm thần.

Đại dịch Covid-19 có thể để lại những vết thương tâm lý khó lành

Đại dịch Covid-19 có thể để lại những vết thương tâm lý khó lành

VOV.VN - Các chuyên gia tâm lý học Mỹ cho rằng, cho dù cuộc sống dần trở lại trạng thái bình thường sau đại dịch Covid-19, con người vẫn sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe tâm thần.