Điều Mỹ thực sự cần làm để cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc

VOV.VN - Cựu quan chức ngoại giao Mỹ Chas Freeman cho rằng Washington nên tập trung vào việc “nghiêm túc sửa chữa” những vấn đề trong nước để có thể cạnh tranh hiệu quả với Bắc Kinh.



Bình luận của ông Chas Freeman được đưa ra trong bối cảnh chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden đang xem xét chính sách của Mỹ với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ song phương ngày càng căng thẳng.

Freeman là một trong những nhân vật được nhiều người Trung Quốc biết đến. Ông từng là thông dịch viên chính cho Tổng thống Richard Nixon trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1972, mở đường cho việc hai nước bình thường hóa quan hệ.

Mỹ cần tự “sửa mình" để mạnh mẽ hơn trước Trung Quốc

Trong một bài phát biểu trực tuyến với Viện Ngoại giao Washington vào tháng này, ông Freeman lập luận rằng Mỹ cần tránh xác định chính sách Trung Quốc của mình như một cuộc chiến chống lại chế độ ở Bắc Kinh. Thay vào đó, Mỹ cần tập trung vào việc đổi mới năng lực cạnh tranh vốn bị ảnh hưởng do “tình trạng bất ổn trong nước và chia rẽ sắc tộc chưa từng có”.

“Trọng tâm của Mỹ là gây khó khăn cho Trung Quốc hơn là cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của chúng ta. Nếu không có những sửa chữa nghiêm túc để khôi phục nền kinh tế chính trị Mỹ ổn định thì tương lai của chúng ta sẽ bị đe dọa và chúng ta sẽ không có đủ điều kiện để cạnh tranh với các cường quốc đang trỗi dậy trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc”, ông Freeman nói.

Freeman, người cũng từng là trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, cho rằng Mỹ sẽ xa lánh các quốc gia đối tác nếu còn tiếp tục xác định mối quan hệ với Trung Quốc theo cách đối đầu trong khi không ưu tiên khắc phục những lúng túng trong nước. Freeman lưu ý đến cách Mỹ phản ứng với đại dịch Covid-19.

“Nếu chúng ta muốn cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc, các cường quốc đã trỗi dậy và đang trỗi dậy khác thì chúng ta phải nâng cấp nhiều khía cạnh hoạt động của mình. Điều này đòi hỏi một nỗ lực nghiêm túc trong việc cải cách trong nước và tự củng cố. Và nó sẽ mất nhiều thời gian”, ông Freeman nói.

Nhà ngoại giao kỳ cựu cảnh báo: “Cố gắng hạ gục các nước khác để ngăn họ vượt qua chúng ta có nhiều khả năng gây phản tác dụng hơn là thành công. Chúng ta cần phải nhìn nhận kỹ lưỡng xem chúng ta đang tụt lại phía sau ở đâu và thực hiện những thay đổi cần thiết để tăng cường sức mạnh tiến lên phía trước”.

Ý kiến của ông Freeman được đưa ra khi chính quyền của tân Tổng thống Biden ngày càng cho thấy dấu hiệu rõ ràng hơn tiếp tục chính sách cứng rắn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc.

Mặc dù vậy, chính quyền Biden cho biết họ sẽ thực hiện cách tiếp cận đa phương hơn, cho phép hợp tác trong các vấn đề như biến đổi khí hậu, đồng thời cạnh tranh và đối đầu với Trung Quốc về các vấn đề như thương mại và thực tiễn nhân quyền ở Trung Quốc.

Mỹ sẵn sàng đến đâu trong cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc?

Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẵn sàng cho “sự cạnh tranh gay gắt” với Trung Quốc và đã lập một nhóm đặc trách của Bộ Quốc phòng để xem xét chính sách của Mỹ nhằm đáp ứng “những thách thức ngày càng tăng do Trung Quốc đặt ra” ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và trên toàn cầu.

Tông giọng của ông Freeman dường như trái ngược với sự thống nhất trong lưỡng đảng ở Washington, ủng hộ lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Mặc dù vậy, các quan chức trong chính quyền mới cũng đã nhấn mạnh đến việc đổi mới trong nước, coi đây là chìa khóa để Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc.

Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan phát biểu tại một sự kiện của Viện Hòa bình Mỹ vào tháng 1 vừa qua cho rằng một trong những cách tốt nhất để đẩy lùi Trung Quốc là giải quyết những thiếu sót của chính Mỹ.

“Điều đầu tiên phải làm là ‘tân trang’ lại nền tảng cơ bản của nền dân chủ của chúng ta. Điều này áp dụng cho mọi thứ, từ bản thân hệ thống dân chủ của chúng ta đến các vấn đề bất bình đẳng chủng tộc, các vấn đề bất bình đẳng kinh tế - tất cả những điều đã góp phần tạo nên sự tỏa sáng cho mô hình Mỹ”, ông Sullivan nói.

Trong bài phát biểu của mình, Freeman cũng chỉ trích chính sách đối ngoại của nước Mỹ dưới thời ông Donald Trump, cho rằng chính quyền Mỹ khi đó “luôn là người khơi mào” xung đột với Trung Quốc mà không có chiến lược lâu dài để cạnh tranh.

Ông Freeman trích dẫn chi phí nội địa của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và cho biết, Mỹ chỉ chuẩn bị đối phó với mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc hơn là thách thức kinh tế và công nghệ mà nước này đặt ra.

“Nếu đây là một ván cờ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy Mỹ là người chơi không có kế hoạch nào ngoài một động thái mở đầu tích cực. Đó không phải là một chiến lược chiến thắng. Thậm chí nó còn không xứng để được gọi là ‘chiến lược’”, Freeman kết luận./.     

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quan hệ Mỹ-Ấn: Đòn bẩy chiến lược khắc chế Trung Quốc
Quan hệ Mỹ-Ấn: Đòn bẩy chiến lược khắc chế Trung Quốc

VOV.VN - Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung diễn ra ngày càng gay gắt, Ấn Độ có khả năng giúp Mỹ có thêm điểm tựa để vượt qua đối thủ.

Quan hệ Mỹ-Ấn: Đòn bẩy chiến lược khắc chế Trung Quốc

Quan hệ Mỹ-Ấn: Đòn bẩy chiến lược khắc chế Trung Quốc

VOV.VN - Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung diễn ra ngày càng gay gắt, Ấn Độ có khả năng giúp Mỹ có thêm điểm tựa để vượt qua đối thủ.

Chuỗi cung ứng "không Trung Quốc": Mỹ sẽ “vá” lỗ hổng nguồn cung ra sao?
Chuỗi cung ứng "không Trung Quốc": Mỹ sẽ “vá” lỗ hổng nguồn cung ra sao?

VOV.VN - Sắc lệnh hành pháp Tổng thống Biden vừa ký không nhằm mục tiêu vào hàng hóa nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng nó được xem như một "miếng võ" của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc.

Chuỗi cung ứng "không Trung Quốc": Mỹ sẽ “vá” lỗ hổng nguồn cung ra sao?

Chuỗi cung ứng "không Trung Quốc": Mỹ sẽ “vá” lỗ hổng nguồn cung ra sao?

VOV.VN - Sắc lệnh hành pháp Tổng thống Biden vừa ký không nhằm mục tiêu vào hàng hóa nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng nó được xem như một "miếng võ" của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ-Trung thời Biden: “Hồi sinh từ tro tàn” hay khoét sâu chia rẽ?
Quan hệ Mỹ-Trung thời Biden: “Hồi sinh từ tro tàn” hay khoét sâu chia rẽ?

VOV.VN - Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, câu hỏi lớn nhất đặt ra với cả hai bên là: Chiến lược về Trung Quốc của ông Biden sẽ giống hoặc khác với người tiền nhiệm như thế nào? Và liệu tân tổng thống Mỹ có hội tụ đủ sức mạnh để kiềm chế Bắc Kinh hay không?

Quan hệ Mỹ-Trung thời Biden: “Hồi sinh từ tro tàn” hay khoét sâu chia rẽ?

Quan hệ Mỹ-Trung thời Biden: “Hồi sinh từ tro tàn” hay khoét sâu chia rẽ?

VOV.VN - Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, câu hỏi lớn nhất đặt ra với cả hai bên là: Chiến lược về Trung Quốc của ông Biden sẽ giống hoặc khác với người tiền nhiệm như thế nào? Và liệu tân tổng thống Mỹ có hội tụ đủ sức mạnh để kiềm chế Bắc Kinh hay không?