Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Đồng đô la Mỹ đang gặp thách thức không nhỏ với việc Trung Quốc trỗi dậy trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng như việc Trung Quốc đẩy mạnh sử dụng đồng nhân dân tệ của họ trong các giao dịch, thanh toán quốc tế.

Thực trạng sức mạnh đồng đô la Mỹ ngày nay

Mỹ là một cường quốc đóng vai trò quan trọng trong dẫn dắt trật tự kinh tế toàn cầu (hậu Thế chiến II) do chính họ góp phần tạo ra. Nhưng sức nặng kinh tế của quốc gia này đã suy giảm theo thời gian. Các bên cạnh tranh chiến lược trên các thị trường mới nổi đang kêu gọi phải tạo ra thay đổi. Một số gợi ý rằng thời hoàng kim của đồng đô la Mỹ với tư cách là đồng tiền toàn cầu chủ chốt sắp kết thúc.

Hiện nay vai trò của đô la Mỹ tiếp tục là trung tâm trong hoạt động của hệ thống tài chính quốc tế. Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) ước tính rằng đồng đô la Mỹ tham gia vào gần như 90% giao dịch ngoại hối và chiếm tới 85% giao dịch trên thị trường giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi. Có tới một nửa thương mại toàn cầu và 3/4 thương mại châu Á-Thái Bình Dương được tính bằng đồng đô la Mỹ.

Tỷ lệ đồng đô la Mỹ dùng làm dự trữ ngoại hối chính thức đã giảm từ 61,5% vào năm 2012 xuống còn 58,4% vào năm 2022. Nhưng đồng euro cũng vậy (giảm từ 24,1% xuống còn 20,5%), còn thị phần đồng nhân dân tệ (của Trung Quốc) vẫn ở mức dưới 3%. Nợ ngoại hối tính bằng đồng đô la Mỹ vẫn ở mức khoảng 70% kể từ năm 2010. Chỉ số Sử dụng ngoại tệ (IFCU) của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng ổn định ở mức khoảng 68%.

Các phản đối nhằm vào vị thế đồng đô la Mỹ

Việc bất mãn với vai trò thống trị của đồng đô la Mỹ xuất hiện định kỳ, thường là gắn với một chuyển đổi lớn trong nền kinh tế toàn cầu hoặc một cuộc khủng hoảng quốc tế nào đó.

Chẳng hạn, khi Nhật Bản trỗi dậy như một thế lực kinh tế bất khả chiến bại vào cuối thập niên 1980, nhiều người nghĩ rằng đồng yên của Nhật Bản sẽ và nên đóng một vai trò lớn hơn nhiều. Nhưng điều đó đã không xảy ra với đồng yên. Đồng tiền này chỉ tạo ra khoảng 5% dự trữ ngoại hối.

Khi đồng euro (đồng tiền chung châu Âu) được tạo ra, người ta còn kỳ vọng nhiều hơn nữa vào đồng tiền này. Nhưng bên ngoài châu Âu thì euro đã không có được vai trò lớn hơn.

Xu hướng này dường như cũng đúng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong cả thế hệ vừa qua. Chỉ số IFCU xác định nhân dân tệ chỉ chiếm 3%, bằng phân nửa mức của đồng bảng Anh và 2/5 mức của đồng yên Nhật Bản. Tức là cho tới nay, vẫn khó lật đổ “ngai vàng” của đồng đô la Mỹ.

Trong các năm gần đây, tiếng nói chỉ trích vai trò ngoại cỡ của đồng đô la Mỹ đã trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị. Bằng việc khống chế đồng USD, chính phủ Mỹ có thể gây ảnh hưởng rất lớn, thí dụ, bằng việc chặn quyền tiếp cận hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (SWIFT), như trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine hiện nay.

Không phải ngẫu nhiên các nước lên tiếng mạnh mẽ nhất về việc cần giảm vai trò của đồng đô la Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu có xu hướng là các đối thủ địa chính trị của nước Mỹ. Nhưng cũng có một số nước có quan hệ mềm dịu hơn với Mỹ, như Malaysia và Brazil, cũng hối thúc đa dạng hóa. Thậm chí còn có cả một kế hoạch làm hồi sinh ý tưởng về một Quỹ Tiền tệ châu Á, do Nhật Bản đề xuất lần đầu trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Các lệnh trừng phạt gần đây nhằm vào Nga đã khiến nước này giao dịch nhiều hơn bằng đồng nhân dân tệ và các ngoại tệ khác.

Năm 2023, Bolivia trở thành nước thứ 3 của châu Mỹ Latin (sau Argentina và Brazil) sử dụng nhân dân tệ cho thanh toán giao dịch quốc tế. Ngay đến Saudi Arabia cũng đang xem xét sử dụng nhân dân tệ cho giao dịch dầu mỏ với Trung Quốc.

>> Xem thêm: Đồng tiền chung BRICS có thách thức được vị thế của đồng USD?

Đồng tiền khác chưa thể sớm soán ngôi USD

Tuy nhiên, ít khả năng sẽ có sự thay đổi lớn trong thời gian ngắn sắp tới. Cho tới nay, nền kinh tế Mỹ vẫn không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới mà còn đa dạng, năng động, sáng tạo và tương đối linh hoạt. Dù thị phần của nước Mỹ trong GDP toàn cầu đã giảm, nhưng đây là do tỷ lệ của các thị trường mới nổi gia tăng. Trong tổng GPD của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), mức của Mỹ đã thực sự tăng từ 37% vào năm 2000 lên 43% vào năm 2023.

Trong khi đó, hệ thống tài chính Trung Quốc vẫn tương đối đóng và Trung Quốc ít khả năng sẵn sàng mở tự do thị trường tài chính của mình trong ngắn hạn và dài hạn.

Nền chính trị Mỹ khó dự báo và có nhiều kịch tính, nhưng chính quyền Mỹ cơ bản vẫn ổn định và uy tín của cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ vẫn vững chắc. Các nhà đầu tư quốc tế tiếp tục coi Mỹ là nơi an toàn để đầu tư.

Như vậy, trong thời gian sắp tới, đồng đô la Mỹ vẫn sẽ chưa hết thời. Hệ thống toàn cầu vẫn thu lợi từ việc sử dụng USD làm đồng tiền giao dịch, thanh toán và dự trữ. Tuy nhiên, vai trò của đồng đô la Mỹ có suy giảm dần do các thay đổi trong thị trường quốc tế cũng như các thách thức tài chính, thương mại mà Mỹ đối mặt.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn
Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga
Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt
Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt

VOV.VN - Theo các tài liệu quân sự Mỹ bị rò rỉ, tình báo Mỹ cho rằng Nga vẫn sẽ có khả năng tài chính để duy trì xung đột với Ukraine trong ít nhất một năm nữa, ngay cả khi hứng chịu các lệnh trừng phạt ngày càng nặng nề và chưa từng có tiền lệ.

Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt

Nga đủ lực tài chính tiếp tục xung đột Ukraine bất chấp các lệnh trừng phạt

VOV.VN - Theo các tài liệu quân sự Mỹ bị rò rỉ, tình báo Mỹ cho rằng Nga vẫn sẽ có khả năng tài chính để duy trì xung đột với Ukraine trong ít nhất một năm nữa, ngay cả khi hứng chịu các lệnh trừng phạt ngày càng nặng nề và chưa từng có tiền lệ.

Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?
Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?

VOV.VN - Năng lực công nghệ gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc đã trở thành một trong các vấn đề trong quan hệ song phương giữa nước này và Mỹ.

Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?

Cạnh tranh với Mỹ, liệu Trung Quốc có trở thành siêu cường công nghệ thế giới?

VOV.VN - Năng lực công nghệ gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc đã trở thành một trong các vấn đề trong quan hệ song phương giữa nước này và Mỹ.

Giấc mơ Moscow thành trung tâm tài chính quốc tế tan vỡ do cuộc chiến Ukraine?
Giấc mơ Moscow thành trung tâm tài chính quốc tế tan vỡ do cuộc chiến Ukraine?

VOV.VN - Nga từng có tham vọng biến thủ đô Moscow thành một trung tâm tài chính quốc tế. Nhưng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ ở Ukraine đã làm giấc mơ đó khó thành hiện thực, ít nhất là vào lúc này.

Giấc mơ Moscow thành trung tâm tài chính quốc tế tan vỡ do cuộc chiến Ukraine?

Giấc mơ Moscow thành trung tâm tài chính quốc tế tan vỡ do cuộc chiến Ukraine?

VOV.VN - Nga từng có tham vọng biến thủ đô Moscow thành một trung tâm tài chính quốc tế. Nhưng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ ở Ukraine đã làm giấc mơ đó khó thành hiện thực, ít nhất là vào lúc này.

Phản đòn của Nga đối với đồng USD thiên về “nổi dậy” hơn là “chiến tranh”?
Phản đòn của Nga đối với đồng USD thiên về “nổi dậy” hơn là “chiến tranh”?

VOV.VN - Vừa qua, Nga tung ra liên tiếp các phản đòn vào phương Tây, gây khó khăn nhất định cho đối phương khi ép họ phải thanh toán bằng đồng rúp. Tuy nhiên, việc thoát hẳn khỏi hệ thống thanh toán quốc tế lấy USD làm trung tâm để xây dựng các hệ thống mới có tính bền vững là điều không đơn giản.

Phản đòn của Nga đối với đồng USD thiên về “nổi dậy” hơn là “chiến tranh”?

Phản đòn của Nga đối với đồng USD thiên về “nổi dậy” hơn là “chiến tranh”?

VOV.VN - Vừa qua, Nga tung ra liên tiếp các phản đòn vào phương Tây, gây khó khăn nhất định cho đối phương khi ép họ phải thanh toán bằng đồng rúp. Tuy nhiên, việc thoát hẳn khỏi hệ thống thanh toán quốc tế lấy USD làm trung tâm để xây dựng các hệ thống mới có tính bền vững là điều không đơn giản.