Dư luận quốc tế lạc quan về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều

VOV.VN - Sau khi thời gian và địa điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều được công bố, dư luận khu vực và quốc tế đều bày tỏ hoan nghênh.

Dư luận quốc tế cũng lạc quan về một tương lai hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và chấm dứt những căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tới được dư luận quốc tế đặc biệt kỳ vọng. Ảnh: CNN

Ngày 12/6 tới, tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cơ hội cùng nhau tạo ra “cú đột phá ngoại giao ngoại mục” trong quan hệ 2 nước, cũng như các mối quan hệ quốc tế.

Trong một động thái có ý nghĩa biểu tượng cao nhằm cụ thể hóa kế hoạch về một cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/5 trên trang mạng cá nhân Twitter đã tiết lộ không chỉ thời gian, mà cả địa điểm diễn ra hội nghị này, đó là Singapore. Quốc gia châu Á này hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để đứng ra tổ chức một cuộc gặp như thế. Đó cũng là một trong những quốc gia hiếm hoi duy trì quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Triều Tiên. Hơn hết, Singapore có thể cung cấp mọi sự đảm về an ninh.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/5 đã không hề che giấu sự lạc quan khi đánh giá đây là một thành công lớn. Theo ông, cả Mỹ và Triều Tiên đều cố gắng “biến cơ hội này thành một thời khắc quan trọng cho hòa bình thế giới”.

Ông Trump nói: “2h sáng ngày 10/5 tôi đã có vinh dự chào đón 3 người Mỹ dũng cảm trở về từ Triều Tiên. Và ngày 12/6 tới tại Singapore, tôi sẽ gặp Nhà lãnh đạo Kim Jong-un để thúc đẩy tương lai hòa bình và an ninh cho toàn thế giới. Chúng tôi đã sẵn sàng đi tới bàn đàm phán và sẵn sàng làm những điều tuyệt vời cho thế giới, cho Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc”.

Thông báo đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tận sân bay để tiếp 3 công dân Mỹ bị bắt tại Triều Tiên trở về nước. Trước đó, chính quyền Mỹ đã coi đây là một trong những yếu tố quan trọng cho thấy thiện chí muốn đàm phán của phía Triều Tiên.

Đây là kết quả cuộc gặp hồi đầu tuần giữa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Hai bên cũng từng gặp nhau hồi tháng 4 vừa qua khi ông Pompeo còn giữ chức Giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ. Cuộc gặp đã dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong cách nhìn của Tổng thống Donald Trump đối với ông Kim Jong-un khi dành những lời khen có cánh cho Nhà lãnh đạo Triều Tiên, gọi ông là một “con người tuyệt vời”.

Đây là điều không tưởng cách đây chỉ vài tháng khi hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đang trong cuộc chiến ngôn từ gay gắt. Chính quyền Mỹ tin rằng, chính sách gây sức ép tối đa đã phát huy hiệu quả, buộc nhà lãnh đạo Triều Tiên phải hướng theo con đường ngoại giao.

Trước đó, phát biểu tối 9/5 khi đón 3 công dân Mỹ bị bắt tại Triều Tiên về nước, ông Donald Trump đã tuyên bố, Mỹ và Triều Tiên đang bắt đầu trên một cơ sở mới. Ông cho rằng, Nhà lãnh đạo Triều Tiên đang thực sự muốn đưa đất nước của mình hòa nhập với thế giới.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng ngay lập tức hoan nghênh quyết định của Tổng thống Donald Trump tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên tại Singapore. Ông khẳng định, Nhật Bản sẽ nỗ lực hướng tới sự thành công của hội nghị thượng đỉnh, hy vọng sẽ giúp giải quyết các vấn đề liên quan chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Từ đó, mở đường cho việc giải quyết vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

“Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức vì thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, hướng tới giải quyết các vấn đề liên quan đến Triều Tiên. Điều quan trọng nhất là hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ, cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và cộng đồng quốc tế”, ông Abe nói.

Trong lúc này, cả ngoại giao Mỹ và Triều Tiên đều đang được huy động nhằm xác định chương trình nghị sự của cuộc gặp, một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Tổng thống Donald Trump, người vừa tuyên bố rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran bất chấp sự phản đối của quốc tế hi vọng sẽ chứng minh được những phẩm chất hàng đầu của một nhà đàm phán tài năng trong hồ sơ hạt nhân khác này. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cách nhìn về “phi hạt nhân hóa” của Triều Tiên và Mỹ là không giống nhau.

Chính quyền Mỹ luôn luôn yêu cầu Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa “hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” và khẳng định sẽ không có bất kỳ nhượng bộ nào trước khi đạt được mục tiêu “vô thời hạn” này. Trong khi đó, Nhà lãnh đạo Triều Tiên lại cho rằng, chừng nào các bên liên quan từ bỏ chính sách thù địch và những đe dọa chống lại Triều Tiên, thì lúc đó không có lý do gì mà Triều Tiên phải trở thành một quốc gia hạt nhân và cam kết phi hạt nhân hóa sẽ được cụ thể bằng hành động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để Hội nghị Mỹ-Triều thành công
Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để Hội nghị Mỹ-Triều thành công

VOV.VN - Phát biểu sáng 11/5, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để Hội nghị Mỹ-Triều thành công.

Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để Hội nghị Mỹ-Triều thành công

Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để Hội nghị Mỹ-Triều thành công

VOV.VN - Phát biểu sáng 11/5, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để Hội nghị Mỹ-Triều thành công.

Triều Tiên im lặng khi Mỹ tiết lộ Singapore đăng cai cuộc gặp Mỹ-Triều
Triều Tiên im lặng khi Mỹ tiết lộ Singapore đăng cai cuộc gặp Mỹ-Triều

VOV.VN - Phía Triều Tiên lại giữ im lặng trước những thông tin “nóng hổi” này. Đây không phải lần đầu tiên truyền thông nước này kín tiếng như vậy.

Triều Tiên im lặng khi Mỹ tiết lộ Singapore đăng cai cuộc gặp Mỹ-Triều

Triều Tiên im lặng khi Mỹ tiết lộ Singapore đăng cai cuộc gặp Mỹ-Triều

VOV.VN - Phía Triều Tiên lại giữ im lặng trước những thông tin “nóng hổi” này. Đây không phải lần đầu tiên truyền thông nước này kín tiếng như vậy.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Thời khắc đặc biệt của thế giới
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Thời khắc đặc biệt của thế giới

VOV.VN - Cuộc gặp lịch sử chưa từng có giữa một Tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo của Triều Tiên đã được ấn định tổ chức tại Singapore vào ngày 12/6.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Thời khắc đặc biệt của thế giới

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Thời khắc đặc biệt của thế giới

VOV.VN - Cuộc gặp lịch sử chưa từng có giữa một Tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo của Triều Tiên đã được ấn định tổ chức tại Singapore vào ngày 12/6.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kỳ vọng vào cuộc gặp Mỹ-Triều
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kỳ vọng vào cuộc gặp Mỹ-Triều

VOV.VN - Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, ông kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra tại nước này, sẽ mang lại kết quả tích cực.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kỳ vọng vào cuộc gặp Mỹ-Triều

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kỳ vọng vào cuộc gặp Mỹ-Triều

VOV.VN - Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, ông kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra tại nước này, sẽ mang lại kết quả tích cực.

Ông Tập Cận Bình có thể đến Singapore nhân hội nghị Mỹ-Triều
Ông Tập Cận Bình có thể đến Singapore nhân hội nghị Mỹ-Triều

VOV.VN - Báo Mainichi Shimbun dẫn lời một quan chức ngoại giao Mỹ rằng có khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Singapore nhân Hội nghị Mỹ-Triều.

Ông Tập Cận Bình có thể đến Singapore nhân hội nghị Mỹ-Triều

Ông Tập Cận Bình có thể đến Singapore nhân hội nghị Mỹ-Triều

VOV.VN - Báo Mainichi Shimbun dẫn lời một quan chức ngoại giao Mỹ rằng có khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Singapore nhân Hội nghị Mỹ-Triều.