Dự luật an ninh mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua có gì đặc biệt?

VOV.VN- Quốc hội Nhật Bản sáng 19/9 đã thông qua dự luật an ninh mới nới lỏng những hạn chế của quân đội nước này từ sau Thế chiến thứ 2.

Theo AP, dự luật an ninh mới đã gây ra nhiều tranh cãi về việc liệu Nhật Bản có nên từ bỏ con đường hòa bình trước đây để đối mặt với những thách thức về an ninh ngày một gia tăng hiện nay hay không.

Các Nghị sĩ tại Thượng viện Nhật Bản hoan nghênh việc dự luật an ninh được thông qua. Ảnh AP

Để giải đáp những thắc mắc này, AP đã đưa ra một vài câu hỏi liên quan đến những điểm đáng lưu ý trong dự luật an ninh mới của Nhật Bản:

Dự luật an ninh mới sẽ thay đổi quân đội Nhật Bản như thế nào?

Hiến pháp vì hòa bình của Nhật Bản từ sau Thế chiến thứ 2 đã giới hạn quân đội nước này chỉ có quyền bảo vệ tổ quốc và thậm chí tên gọi chính thức của quân đội Nhật Bản là Lực lượng Phòng vệ.

Thay đổi đáng quan tâm nhất của dự luật an ninh chính là việc cho phép quân đội Nhật Bản được bảo vệ đồng minh trong trường hợp cần phòng vệ tập thể. Các chính quyền trước thời của Thủ tướng Shinzo Abe đều cho rằng điều này là vi hiến.

Theo dự luật mới, Nhật Bản hoàn toàn có quyền đánh chặn tên lửa bay qua lãnh thổ nước này và nhằm vào Mỹ. Theo luật trước đây, Nhật Bản chỉ có quyền bắn hạ tên lửa nhằm vào Nhật Bản.

Ngoài ra, trong trường hợp tàu chiến của Mỹ bị tấn công, quân đội Nhật Bản cũng có quyền hỗ trợ. Thậm chí, Nhật Bản còn có thể đưa quân đế làm nhiệm vụ rà phá mìn tại các vùng biển ở Trung Đông.

Dự luật mới cũng cho phép Nhật Bản tham gia nhiều hơn vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, bao gồm hỗ trợ hậu cần và bảo vệ các nhân viên dân sự. Trước đây, Nhật Bản chỉ được tham gia vào các hoạt động phi quân sự như xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, mọi hoạt động nói trên chỉ được tiến hành trong những điều kiện nhất định, như có thể “gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng” cho Nhật Bản.

Một ví dụ cụ thể là việc ngừng vận chuyển dầu mỏ bằng đường thủy cho Nhật Bản có thể tác động đến đất nước vốn nghèo tài nguyên này và vì thế Nhật Bản có quyền đưa quân đến rà phá mìn tại các vùng biển ở Trung Đông như đã nói ở trên.

Những người phản đối dự luật này cho rằng, những điều kiện nói trên là quá mơ hồ và mở đường cho chính phủ tương lai có thể tùy ý diễn giải theo ý của họ.

Điều gì khiến Nhật Bản phải thông qua dự luật mới?

Những người ủng hộ dự luật này cho rằng, môi trường xung quanh Nhật Bản đang trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết với việc Triều Tiên tiến hành nhiều vụ thử tên lửa và Trung Quốc đang có những động thái đe dọa chủ quyền của Nhật Bản trên các đảo còn tranh chấp.

Chính vì thế, việc quân đội Nhật Bản được trao quyền chủ động hơn là cần thiết để bảo vệ hòa bình và thịnh vượng của Nhật Bản và ngăn chặn Trung Quốc và Triều Tiên.

Ngoài ra, mục tiêu chính của dự luật lần này là cho phép quân đội Nhật Bản hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Mỹ và nâng cao khả năng hợp đồng tác chiến.

Dù dự luật an ninh mới đã được thông qua nhưng Thủ tướng Shinzo Abe còn có rất nhiều việc phải làm để thuyết phục người dân Nhật Bản tin vào dự luật mới. Ảnh AP

Thủ tướng Shinzo Abe và nhiều nghị sĩ trong Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản đã nhiều lần chỉ trích những hạn chế trong Hiến pháp cũ và tin rằng Nhật Bản cần có một quân đội mạnh hơn.

Bản thân chính quyền Mỹ cũng ủng hộ sự thay đổi này bởi Mỹ muốn hợp tác sâu rộng với không chỉ Nhật Bản mà còn Australia, Philippines và các đối tác khác trong khu vực để đối phó với những thách thức từ Trung Quốc.

Tại sao dự luật an ninh mới lại gây nhiều tranh cãi như vậy?

Việc mở rộng vai trò của quân đội luôn là vấn đề gây tranh cãi gay gắt tại Nhật Bản.

Cả nhân dân và Quốc hội Nhật Bản từng phản đối dữ dội việc Nhật Bản lần đầu tiên tham gia vào chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc vào năm 1992 và khi Nhật Bản đưa binh lính tới Iraq để tham gia vào các dự án xây dựng tại đây năm 2004.

Điều này là bởi, rất nhiều người Nhật Bản lo ngại về việc nước này thay đổi quan điểm vì hòa bình vốn đem lại 7 thập kỷ hòa bình và thịnh vượng cho Nhật Bản.

Họ sợ rằng, việc tăng cường quan hệ quân sự Mỹ- Nhật có thể khiến Nhật Bản trở thành mục tiêu của những kẻ quá khích chống Mỹ cũng như đẩy Nhật Bản dấn sâu vào các cuộc xung đột do Mỹ khởi xướng.

Rất nhiều người dân Nhật Bản đã biểu tình vì hoài nghi dự luật an ninh mới. Ảnh AP

Dù thừa nhận có nhiều nguy cơ về an ninh hiện nay, song người dân Nhật Bản vẫn không cảm thấy dễ chịu với sự thay đổi dự luật an ninh. Số người phản đối vượt xa số người ủng hộ và số người tham gia tuần hành phản đối dự luật an ninh mới và chính Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã tăng lên con số vài chục nghìn trong vài tháng gần đây. Đây là con số cao bất thường đối với một quốc gia như Nhật Bản.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biểu tình qui mô lớn phản đối Dự luật an ninh tại Nhật Bản
Biểu tình qui mô lớn phản đối Dự luật an ninh tại Nhật Bản

VOV.VN - Ngày 30/8, tại tòa nhà Quốc hội ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra buổi biểu tình phản đối Dự luật an ninh với qui mô lớn.

Biểu tình qui mô lớn phản đối Dự luật an ninh tại Nhật Bản

Biểu tình qui mô lớn phản đối Dự luật an ninh tại Nhật Bản

VOV.VN - Ngày 30/8, tại tòa nhà Quốc hội ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra buổi biểu tình phản đối Dự luật an ninh với qui mô lớn.

Dự luật an ninh Nhật Bản khó thông qua tại Thượng viện?
Dự luật an ninh Nhật Bản khó thông qua tại Thượng viện?

VOV.VN - Lý do gây ra sự phản đối Dự luật an ninh chủ yếu vẫn là việc nhiều người dân lo ngại rằng Dự luật sẽ làm gia tăng yếu tố “chiến tranh”.

Dự luật an ninh Nhật Bản khó thông qua tại Thượng viện?

Dự luật an ninh Nhật Bản khó thông qua tại Thượng viện?

VOV.VN - Lý do gây ra sự phản đối Dự luật an ninh chủ yếu vẫn là việc nhiều người dân lo ngại rằng Dự luật sẽ làm gia tăng yếu tố “chiến tranh”.

Thủ tướng Nhật Bản tái đắc cử Chủ tịch đảng cầm quyền
Thủ tướng Nhật Bản tái đắc cử Chủ tịch đảng cầm quyền

VOV.VN -Hôm qua 7/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tái đắc cử chức Chủ tịch đảng Dân chủ tự do cầm quyền (LDP).

Thủ tướng Nhật Bản tái đắc cử Chủ tịch đảng cầm quyền

Thủ tướng Nhật Bản tái đắc cử Chủ tịch đảng cầm quyền

VOV.VN -Hôm qua 7/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tái đắc cử chức Chủ tịch đảng Dân chủ tự do cầm quyền (LDP).