Dựa vào Iran, EU “mơ” phá vỡ thế độc tôn khí đốt của Nga

VOV.VN - EU đang “hy vọng” rằng, việc nhập khẩu khí đốt từ Iran sẽ giúp khối phá vỡ sự lệ thuộc vào Nga trong nhiều năm qua.

Theo AFP, kỳ vọng này của EU được đặt ra dựa trên triển vọng rằng, việc thông qua thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 cũng đồng nghĩa với việc các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran sẽ được xóa bỏ.

Liệu EU có quá lạc quan khi dựa vào Iran (Ảnh Reuters)

Canh bạc với “Hành lang Phương Nam”

Chính vì vậy, hiện EU đang “đánh cược” vào dự án đường ống dẫn khí mang tên “Hành lang phía Nam”. Theo đó, dòng khí đốt từ các nước như Azerbaijan và Iran sẽ chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ trước khi đến các quốc gia Nam Âu.

“Đây là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, Cao ủy EU phụ trách về Khí hậu và Năng lượng Miguel Arias Canete tuyên bố ngày 15/4 tại thủ đô Riga của Latvia.

Theo đó, dự án này được cho là sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019, trong giai đoạn đầu, dự án sẽ cung cấp khoảng 10 tỷ tấn m3 khí/năm cho Bulgaria và Hy Lạp.

“Như vậy vẫn là chưa đủ”, một quan chức thuộc Ủy ban Châu Âu (EC) nhận định.

Tuy nhiên, nếu nhận được khí đốt từ Iran sau khi các lệnh trừng phạt đối với nước này được dỡ bỏ thì “sản lượng khí đốt có thể tăng lên 40 tỷ m3/năm và như vậy là quá đủ”, một quan chức khác nhận xét ngày 17/4.

Châu Âu hiện đang rất muốn đa dạng hóa nguồn cung năng lượng chứ không chỉ phụ thuộc vào Ukraine, nhất là sau khi căng thẳng giữa EU và Nga đang lên đến cao trào hiện nay.

Liên mình gồm 28 thành viên này đang phải nhập khẩu khoảng một nữa nhu cầu khí đốt của mình, và đã phải chi số tiền tương đương 430 tỷ USD vào năm 2014.

Chỉ dựa vào Ukraine là quá bấp bênh

Nga hiện đang cung cấp tới 1/3 lượng khí đốt cho toàn EU. EU đã phải mua tới 125 tỷ m3 khí từ tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và một nửa trong số này được chuyển qua các đường ống của Ukraine và tiền vận chuyển số khí đốt này cũng là một trong những nguồn thu chính của Ukraine.

Tuy nhiên, việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine đã trở nên quá bất ổn bởi những tranh cãi dường như bất tận giữa Gazprom và tập đoàn Naftogaz của Ukraine về thời hạn thanh toán các khoản khí đốt.

Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine càng khiến Gazprom và Naftogaz càng “ngày một xa cách hơn”.

Thậm chí, Chủ tịch Gazprom Alexei Miller đã từng tuyên bố sẽ chấm dứt việc cung cấp khí đốt cho Ukraine vào năm 2019.

Thay vì thế, ông Miller kỳ vọng vào dự án Dòng chảy phương Nam, được cho là sẽ “đi vòng qua” Ukraine để cấp khí cho Bulgaria. Tuy nhiên, do mối quan hệ giữa EU và Nga quá căng thẳng nên dự án này cũng đã bị Tổng thống Nga Putin bãi bỏ.

Sau đó, ông Putin đã khởi xướng dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, một hệ thống đường ống dẫn khí sẽ thay thế đường ống của Dòng chảy Phương Nam và có khả năng vận chuyển 63 tỷ m3 khí/năm, tương đương với sản lượng mà Nga hiện đang vận chuyển qua Ukraine.

Quá kỳ vọng, EU có chuốc lấy thảm bại? 

Để cạnh tranh với Nga, EU sẽ phải tính được đầy đủ chi phí để lắp đặt đường ống đến Thỏ Nhĩ Kỳ cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng để có thể mua khí đốt được từ nước này.

Trong khi Nga luôn tin rằng, dự án Hành lang phương Nam sẽ chẳng bao giờ được hiện thực hóa do thiếu khí đốt thì EU cũng cho rằng dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ là “ở trên giấy tờ”.

Dù việc xây dựng các cơ sở hạ tầng để cung cấp khí đốt từ Azerbaijan đến Thổ Nhĩ Kỳ đã được khởi công vào tháng 3 vừa qua, nhưng những giai đoạn tiếp theo của việc đặt đường ống kéo dài đến Hy Lạp và Albania để đến Italy vẫn chưa được bàn đến cho đến sớm nhất là đầu năm sau.

Dù Hy Lạp rất quan tâm đến dự án nói trên nhưng EC cho biết: “Các bên vẫn chưa kết luận được điều gì cũng như chưa ký kết gì hết”.

Không những thế, một quan chức châu Âu khẳng định, chi phí đầu tư cho dự án này “không hề nhỏ” chút nào.

Nhiều chuyên gia cho rằng Iran và EU sẽ “gặp nhau” trong câu chuyện khí đốt nếu như Iran có thể ký được thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5+1.

Một cơ sở sản xuất khí đốt của Iran tại thành phố cảng Assaluyeh đang trong quá trình xây dựng (Ảnh AFP)

Bà Judy Dempsey, một nhà phân tích của Trung tâm Carnegie châu Âu” nhận định: “Iran đang rất cần tiền đầu tư và rất muốn hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của mình trong khi châu Âu rất muốn tham gia cùng với Iran”.

“Đây rõ ràng là một sự đầu tư mang tính dự phòng nhưng EU cần phải rất thận trọng để tránh việc “đặt toàn bộ số trứng của mình” vào giỏ Iran”.

Cùng chung quan điểm này, ông Daniel Gros, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cảnh sát châu Âu cho rằng “sẽ phải mất rất nhiều thời gian để Iran thực sự trở thành sự thay thế cho Gazprom. Như vậy Nga sẽ vẫn là nhà cung cấp khí đốt rẻ nhất cho Iran trong thời gian tới”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga không muốn tái diễn xung đột khí đốt với Ukraine
Nga không muốn tái diễn xung đột khí đốt với Ukraine

VOV.VN - Đây là khẳng định của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp nội các diễn ra ngày 4/3.  

Nga không muốn tái diễn xung đột khí đốt với Ukraine

Nga không muốn tái diễn xung đột khí đốt với Ukraine

VOV.VN - Đây là khẳng định của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp nội các diễn ra ngày 4/3.  

Ukraine cảnh báo ngừng mua khí đốt của Nga từ đầu tháng 4 tới
Ukraine cảnh báo ngừng mua khí đốt của Nga từ đầu tháng 4 tới

VOV.VN - Ukraine ngày 24/3 cảnh báo sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga, bắt đầu từ ngày 1/4 nếu Moscow không hạ giá bán khí đốt.

Ukraine cảnh báo ngừng mua khí đốt của Nga từ đầu tháng 4 tới

Ukraine cảnh báo ngừng mua khí đốt của Nga từ đầu tháng 4 tới

VOV.VN - Ukraine ngày 24/3 cảnh báo sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga, bắt đầu từ ngày 1/4 nếu Moscow không hạ giá bán khí đốt.

Ukraine thanh toán cho Nga một phần tiền mua khí đốt
Ukraine thanh toán cho Nga một phần tiền mua khí đốt

VOV.VN - Ngày 27/2, phía Ukraine cho biết đã chuyển khoản tiền 15 triệu USD để thanh toán tiền khí đốt cho Nga.

Ukraine thanh toán cho Nga một phần tiền mua khí đốt

Ukraine thanh toán cho Nga một phần tiền mua khí đốt

VOV.VN - Ngày 27/2, phía Ukraine cho biết đã chuyển khoản tiền 15 triệu USD để thanh toán tiền khí đốt cho Nga.

EU đứng ra giải quyết vấn đề khí đốt giữa Nga và Ukraine
EU đứng ra giải quyết vấn đề khí đốt giữa Nga và Ukraine

VOV.VN - Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga ngày 26/2 tiếp tục ra tối hậu thư yêu cầu Chính phủ Ukraine phải thanh toán tiền khí đốt cho Nga.

EU đứng ra giải quyết vấn đề khí đốt giữa Nga và Ukraine

EU đứng ra giải quyết vấn đề khí đốt giữa Nga và Ukraine

VOV.VN - Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga ngày 26/2 tiếp tục ra tối hậu thư yêu cầu Chính phủ Ukraine phải thanh toán tiền khí đốt cho Nga.

EC: Ukraine sẽ không thể tồn tại nếu thiếu khí đốt Nga
EC: Ukraine sẽ không thể tồn tại nếu thiếu khí đốt Nga

Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng: Lượng khí đốt mà EU cung cấp cho Ukraine là không đủ nếu Kiev không nhập thêm nguồn khí đốt từ Nga.

EC: Ukraine sẽ không thể tồn tại nếu thiếu khí đốt Nga

EC: Ukraine sẽ không thể tồn tại nếu thiếu khí đốt Nga

Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng: Lượng khí đốt mà EU cung cấp cho Ukraine là không đủ nếu Kiev không nhập thêm nguồn khí đốt từ Nga.

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine: Nga sẽ phải hạ mạnh giá bán khí đốt
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine: Nga sẽ phải hạ mạnh giá bán khí đốt

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, sự gia tăng nguồn cung từ châu Âu đang giúp Kiev giảm dần sự phụ thuộc khí đốt vào Moscow.

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine: Nga sẽ phải hạ mạnh giá bán khí đốt

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine: Nga sẽ phải hạ mạnh giá bán khí đốt

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, sự gia tăng nguồn cung từ châu Âu đang giúp Kiev giảm dần sự phụ thuộc khí đốt vào Moscow.

Ukraine tuyên bố ngừng mua khí đốt của Nga
Ukraine tuyên bố ngừng mua khí đốt của Nga

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Năng lượng Ukraine , vào thời điểm hiện nay, Ukraine không cần khí đốt của Nga.

Ukraine tuyên bố ngừng mua khí đốt của Nga

Ukraine tuyên bố ngừng mua khí đốt của Nga

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Năng lượng Ukraine , vào thời điểm hiện nay, Ukraine không cần khí đốt của Nga.

Nga và Ukraine đạt thỏa thuận về cung cấp khí đốt
Nga và Ukraine đạt thỏa thuận về cung cấp khí đốt

VOV.VN - Nga và Ukraine đã đồng ý về việc thảo luận một gói cung cấp khí đốt mùa Hè vào cuối tháng này sau cuộc đàm phán tại Brussel,Bỉ.

Nga và Ukraine đạt thỏa thuận về cung cấp khí đốt

Nga và Ukraine đạt thỏa thuận về cung cấp khí đốt

VOV.VN - Nga và Ukraine đã đồng ý về việc thảo luận một gói cung cấp khí đốt mùa Hè vào cuối tháng này sau cuộc đàm phán tại Brussel,Bỉ.

Ukraine tăng gấp ba lần nhập khẩu khí đốt từ Nga
Ukraine tăng gấp ba lần nhập khẩu khí đốt từ Nga

VOV.VN- Theo đó, Ukraine sẽ nhận được khoảng 33 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày. Con số này chỉ là 10 triệu mét khối trong tháng 3.

Ukraine tăng gấp ba lần nhập khẩu khí đốt từ Nga

Ukraine tăng gấp ba lần nhập khẩu khí đốt từ Nga

VOV.VN- Theo đó, Ukraine sẽ nhận được khoảng 33 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày. Con số này chỉ là 10 triệu mét khối trong tháng 3.

Nga không sử dụng khí đốt để gây sức ép với Ukraine
Nga không sử dụng khí đốt để gây sức ép với Ukraine

Ngày 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ không sử dụng giá khí đốt làm công cụ gây sức ép với Ukraine.

Nga không sử dụng khí đốt để gây sức ép với Ukraine

Nga không sử dụng khí đốt để gây sức ép với Ukraine

Ngày 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ không sử dụng giá khí đốt làm công cụ gây sức ép với Ukraine.