EU đang hủy hoại an ninh năng lượng của chính mình bằng kế hoạch cấm vận dầu mỏ Nga?

VOV.VN - Với giá năng lượng tăng cao và không có phương án thay thế rõ ràng, việc EU áp thêm lệnh trừng phạt lên dầu mỏ có khả năng sẽ làm tổn thương khối này hơn cả Nga.

Tuần qua, Liên minh châu Âu công bố các đề xuất đầy tham vọng về cấm vận đối với dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm 2022. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Ursula Von Der Leyden tuyên bố các biện pháp này sẽ được thực hiện dần trong suốt năm 2022. Các đề xuất đó được đưa ra sau các cuộc thương lượng đầy khó nhọc với những phản đối mạnh mẽ từ một số nước thành viên EU, bao gồm Hungary và Slovakia, trong lúc công chúng nghi ngờ về hiệu quả của các biện pháp này.

Điều này đã không trấn an được thị trường, với giá dầu thô tăng vọt lên mức trên 114 USD một thùng tính đến sáng  6/5. Giới chức Nga dự báo khối EU sẽ lại mua dầu Nga thông qua các nước thứ 3 và các bên trung gian - một chiến lược mà Iran được cho là đã áp dụng trong thời kỳ hứng chịu các lệnh trừng phạt hà khắc của Mỹ.

EU bị thiệt hại khi cứng rắn với Nga

Dù ca ngợi các biện pháp này là cứng rắn, vì nhiều lý do, EU có thể rơi vào thế của bên bị thua nhiều nhất. Lệnh cấm vận được đề xuất làm lộ rõ một điểm yếu chiến lược lớn trong "an ninh năng lượng" của khối - khả năng của một nhà nước hoặc nhóm nhà nước bảo đảm tiếp cận các nguồn năng lượng khi họ không có khả năng sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của họ. Nên nhớ, trong lịch sử, phương Tây đã phải phát động nhiều cuộc chiến thuần túy (trong đó có 2 cuộc chiến ở Iraq) để bảo đảm quyền tiếp cận nguồn cung dầu mỏ. 

Đối với EU, cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ sẽ tiếp tục là bước đi khó khăn vì điều này làm trầm trọng thêm thế khó khăn sẵn có do giá năng lượng cao và lạm phát tăng trên khắp châu Âu. Khối EU sẽ tìm các nguồn cung mới nào đây? Nếu tìm được, việc dựa nhiều hơn vào các đối tác khác có mang đến các mối đe dọa mới?

Vào năm 2020, tới 29% dầu thô của EU là đến từ Nga, 9% đến từ Mỹ, 8% đến từ Na Uy, 7% đến từ Saudi Arabia và 7% nữa đến từ Anh, 6% nhập từ Kazakhstan và 6% nhập từ Nigeria.

Hiện nay, nếu EU loại bỏ thị trường nhập khẩu lớn nhất (Nga) thì họ sẽ phải tăng nhập khẩu từ các thị trường còn lại. Lẽ dĩ nhiên, các ứng viên tự nhiên sẽ là các nước vùng Vịnh. Điều này có nghĩa là sự phụ thuộc chiến lược của EU vào các nguồn dầu ở Trung Quốc sẽ lại tăng đáng kể, từ đó làm tăng sức mặc cả và tầm ảnh hưởng chính trị của các quốc gia này.

Tuy nhiên, cho tới nay, tất cả các bằng chứng đều chỉ ra rằng các nước OPEC thu lợi từ giá dầu cao hơn và từ chối hợp tác theo yêu cầu của phương Tây để tăng sản xuất dầu. Kinh tế học liên quan đến cung và cầu. Nếu cung giảm nhưng cầu vẫn cao (với điều kiện bạn không thể thiếu dầu) thì giá sẽ tăng. Khi ấy, các bên bán dầu trên thế giới không có lý do gì lại hạ giá xuống khi khách hàng không có sự lựa chọn nào khác ngoài sản phẩm thiết yếu do bạn cung cấp? Việc Nga là thành viên của nhóm "OPEC+" càng làm phức tạp thêm tình hình cho EU.

Hậu quả là, EU có thể đang phạm phải một sai lầm lớn trong chính sách đối ngoại và không có kế hoạch hay chiến lược dự phòng để xử trí vấn đề đang nổi lên. Hiện tại, khối này đang quyết tâm sử dụng Ukraine để buộc Nga phải thất bại về mặt quân sự. Trong khi đó, EU tự nhận là một thế lực "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", nhưng lại ít có sáng kiến để tránh bị lôi kéo vào thế đối đầu của Mỹ với Trung Quốc tại một khu vực mà EU không có cơ sở. Khi ấy, EU còn sự lựa chọn là quan hệ đối tác với Ấn Độ. Nhưng quốc gia đông tới 1,3 tỷ dân này cũng là một nước tiêu thụ lớn năng lượng, chứ không phải là nhà cung cấp năng lượng. Đây lại là một lý do nữa khiến các nỗ lực phá mối quan hệ giữa New Delhi và Moscow khó thành công.

EU "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa"

Như vậy khi nói tới "an ninh năng lượng" chiến lược, có một lỗ hổng lớn trong chính sách đối ngoại của EU. Trong lúc nỗ lực giảm "phụ thuộc tầm chiến lược" vào Nga thì họ lại tạo ra sự phụ thuộc chắp vá vào các khu vực khác, mở ra cánh cửa đến với các rủi ro mới.

Thí dụ, chính sách của EU đối với Iran sẽ tồn tại như thế nào trong cuộc khủng hoảng này? Chính sách đó chỉ phản đối trên danh nghĩa chương trình "áp lực tối đa" đơn phương của Mỹ đối với chương trình hạt nhân Iran. Liệu EU có khả năng tránh phải dùng đến dầu của Iran? Và khi ấy, EU sẽ phản ứng ra sao trước việc Iran trở nên mạnh mẽ hơn nhờ giá dầu tăng cao bất chấp tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ? Đấy là chưa kể đến tình huống nổ ra khủng hoảng hoặc xung đột lớn ở Trung Đông khiến việc cung ứng dầu bị gián đoạn. EU sẽ làm gì nếu Iraq quay trở lại tình trạng nổi dậy và nội chiến?

Nước Nga quá lớn với tư cách nguồn năng lượng toàn cầu quan trọng nên khó có thể bị phớt lờ. Do vậy, các lệnh trừng phạt của EU gần như không thể đánh nốc ao nền kinh tế Nga. Nếu đề xuất lệnh cấm nói trên được thực hiện dần thì Nga tiếp tục hưởng lợi thêm trong ngắn hạn nhờ giá dầu mỏ tăng lên.

Điều này có thể phản ánh thực tế là EU đang suy yếu đáng kể chỉ để phục vụ lợi ích của Mỹ - quốc gia có ảnh hưởng áp đảo đối với các chính sách đối ngoại và chiến lược của khối. Mỹ hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, trong khi người tiêu dùng EU lại phải hứng chịu giá cả leo thang. Nghĩa là, các lệnh trừng phạt đó gây hại cho EU nhiều hơn là cho Nga. Đây có thể là một thảm họa chiến lược.

Khối EU chưa có phương án cụ thể và thậm chí cũng chưa tính đến tình huống đó. Điều này có thể khiến châu lục trở nên yếu đuối hơn, nghèo hơn và dễ bị tổn hại hơn, đồng thời gợi nhớ về cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1970./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điện Kremlin: Lệnh trừng phạt Nga sẽ tăng gánh nặng cho chính công dân EU mỗi ngày
Điện Kremlin: Lệnh trừng phạt Nga sẽ tăng gánh nặng cho chính công dân EU mỗi ngày

VOV.VN - Điện Kremlin vừa phản ứng trước các lệnh trừng phạt mới từ phía EU. Họ cho rằng, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã ảnh hưởng đến chính nền kinh tế EU, đẩy lạm phát lên cao và làm tăng giá năng lượng.

Điện Kremlin: Lệnh trừng phạt Nga sẽ tăng gánh nặng cho chính công dân EU mỗi ngày

Điện Kremlin: Lệnh trừng phạt Nga sẽ tăng gánh nặng cho chính công dân EU mỗi ngày

VOV.VN - Điện Kremlin vừa phản ứng trước các lệnh trừng phạt mới từ phía EU. Họ cho rằng, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã ảnh hưởng đến chính nền kinh tế EU, đẩy lạm phát lên cao và làm tăng giá năng lượng.

Những hệ lụy khi châu Âu cấm nhập khẩu dầu của Nga
Những hệ lụy khi châu Âu cấm nhập khẩu dầu của Nga

VOV.VN - EU cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu của Nga có thể gây ra những tác động mạnh với chính liên minh và cả thị trường thế giới.

Những hệ lụy khi châu Âu cấm nhập khẩu dầu của Nga

Những hệ lụy khi châu Âu cấm nhập khẩu dầu của Nga

VOV.VN - EU cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu của Nga có thể gây ra những tác động mạnh với chính liên minh và cả thị trường thế giới.

Lãnh đạo EU đề xuất gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga trong đó có cấm nhập khẩu dầu mỏ
Lãnh đạo EU đề xuất gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga trong đó có cấm nhập khẩu dầu mỏ

VOV.VN - Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 4/5 kêu gọi khối 27 quốc gia  này cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga trong khuôn khổ gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Moscow để đáp trả “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Lãnh đạo EU đề xuất gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga trong đó có cấm nhập khẩu dầu mỏ

Lãnh đạo EU đề xuất gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga trong đó có cấm nhập khẩu dầu mỏ

VOV.VN - Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 4/5 kêu gọi khối 27 quốc gia  này cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga trong khuôn khổ gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Moscow để đáp trả “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Khả năng tồn tại của EU khi thiếu khí đốt của Nga
Khả năng tồn tại của EU khi thiếu khí đốt của Nga

VOV.VN - Nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria đã bị cắt sau khi hai nước này từ chối thanh toán cho Nga bằng đồng rúp. Liên minh châu Âu (EU) đang phải nỗ lực thích ứng với tình hình mới.

Khả năng tồn tại của EU khi thiếu khí đốt của Nga

Khả năng tồn tại của EU khi thiếu khí đốt của Nga

VOV.VN - Nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria đã bị cắt sau khi hai nước này từ chối thanh toán cho Nga bằng đồng rúp. Liên minh châu Âu (EU) đang phải nỗ lực thích ứng với tình hình mới.

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?
Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

VOV.VN - Dầu mỏ và khí đốt là 2 vũ khí gây ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hiện nay đối với EU, khí đốt là thứ vũ khí đáng sợ hơn. Để tránh phụ thuộc vào khí tự nhiên của Nga, EU đang áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp để ứng phó.

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

VOV.VN - Dầu mỏ và khí đốt là 2 vũ khí gây ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hiện nay đối với EU, khí đốt là thứ vũ khí đáng sợ hơn. Để tránh phụ thuộc vào khí tự nhiên của Nga, EU đang áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp để ứng phó.

Trung Quốc ngừng bán UAV cho Nga và Ukraine trong bối cảnh xung đột hiện nay
Trung Quốc ngừng bán UAV cho Nga và Ukraine trong bối cảnh xung đột hiện nay

VOV.VN - Trung Quốc vừa quyết định ngừng xuất khẩu các lô máy bay không người lái (UAV) lưỡng dụng sang cả Nga và Ukraine. Đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh hướng tới việc cân bằng giữa mối quan hệ đồng minh chiến lược với Nga và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trung Quốc ngừng bán UAV cho Nga và Ukraine trong bối cảnh xung đột hiện nay

Trung Quốc ngừng bán UAV cho Nga và Ukraine trong bối cảnh xung đột hiện nay

VOV.VN - Trung Quốc vừa quyết định ngừng xuất khẩu các lô máy bay không người lái (UAV) lưỡng dụng sang cả Nga và Ukraine. Đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh hướng tới việc cân bằng giữa mối quan hệ đồng minh chiến lược với Nga và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tổng thống Putin: Phương Tây đánh bật công ty dầu khí Nga thì chỉ hại kinh tế thế giới 
Tổng thống Putin: Phương Tây đánh bật công ty dầu khí Nga thì chỉ hại kinh tế thế giới 

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo rằng việc phương Tây cố gắng đánh bật các công ty dầu khí của Nga ra khỏi thị trường của họ sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Tổng thống Putin: Phương Tây đánh bật công ty dầu khí Nga thì chỉ hại kinh tế thế giới 

Tổng thống Putin: Phương Tây đánh bật công ty dầu khí Nga thì chỉ hại kinh tế thế giới 

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo rằng việc phương Tây cố gắng đánh bật các công ty dầu khí của Nga ra khỏi thị trường của họ sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?
Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?

VOV.VN - Liên minh châu Âu tung ra nhiều gói trừng phạt nhằm vào Nga do nước này mở cuộc tấn công quân sự vào Ukraine. Nhưng mặt khác châu Âu cũng phụ thuộc Nga về dầu khí. Lối thoát của EU có thể là Azerbaijan - một quốc gia giàu dầu khí.

Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?

Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu trong căng thẳng Ukraine?

VOV.VN - Liên minh châu Âu tung ra nhiều gói trừng phạt nhằm vào Nga do nước này mở cuộc tấn công quân sự vào Ukraine. Nhưng mặt khác châu Âu cũng phụ thuộc Nga về dầu khí. Lối thoát của EU có thể là Azerbaijan - một quốc gia giàu dầu khí.