Gánh nặng chiến thắng: Bài toán khó về số phận các tù nhân IS

VOV.VN - Số phận của các tù nhân IS từ châu Âu mà lực lượng SDF giam giữ đang trở thành bài toán khó chưa có lời giải khi cuộc chiến chống IS đi đến hồi kết.

Trong dải đất nhỏ nằm dọc sông Euphrates ở phía bắc Syria, khoảng 300 tay súng IS vẫn ngoan cố trụ lại trong thành trì cuối cùng này và sẽ chỉ còn tồn tại trong "một vài ngày nữa" trước khi bị đánh bại hoàn toàn.

Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là “bóng ma” khủng bố đã trôi qua và cuộc chiến chống IS sẽ kết thúc.

Số phận của các tù nhân IS đang trở thành bài toán khó với các bên liên quan. Ảnh: Reuters

Tù nhân IS – Gánh nặng chiến thắng

Thậm chí Tổng thống Mỹ Donald Trump - người từng tuyên bố đã giành được "chiến thắng 100%" trước IS cũng đưa ra cảnh báo rằng nếu những tay súng IS đang bị giam giữ được thả ra thì tổ chức khủng bố này có thể sẽ một lần nữa phục hồi. Trong một loạt các tweet ngày 17/2, ông Trump đã yêu cầu các đồng minh châu Âu phải tiếp nhận hơn 800 tay súng IS bị bắt giữ ở Syria và đưa các đối tượng này ra xét xử. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng đe dọa rằng: "Sẽ chẳng phải là điều gì hay ho nếu chúng tôi buộc phải thả họ".

Nếu châu Âu không giải quyết vấn đề trên, IS có thể sẽ "tràn sang" lục địa này, Tổng thống Trump cho biết, đồng thời kêu gọi Anh, Pháp và Đức "làm những điều họ có thể".

Cuộc khủng hoảng về các tù nhân IS ở Syria cũng phải đối mặt với một vấn đề cấp thiết mới khi gần đây, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút toàn bộ quân khỏi Syria. Thông báo hồi tháng 12/2018 này của ông Trump đã khiến các đồng minh của Mỹ vô cùng bất ngờ và lo ngại rằng việc rút quân có thể tạo điều kiện cho IS hồi sinh. Ngoài ra, quyết định này cũng khiến Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ ủng hộ “đứng ngồi không yên” bởi họ phải đối mặt với một cuộc tấn công từ Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia vốn luôn coi lực lượng dân quân YPG của SDF là một nhóm khủng bố.

Lực lượng SDF đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công quân sự của liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu. Trong quá trình này, SDF đã bắt được hàng nghìn tay súng IS và giam giữ chúng trong các nhà tù tạm thời quanh Ayn Issa tại quận Raqqa, đồng thời giam giữ trẻ em và vợ của các tay súng này trong các khu trại riêng.

"Chúng tôi hiện đang giam giữ hàng nghìn tay súng nước ngoài và các thành viên của gia đình họ. Đây thực sự là một vấn đề lớn", ông Kino Gabriel, phát ngôn viên lực lượng SDF cho biết.

"Đó là một gánh nặng lớn", ông Gabriel nhận định, đồng thời cho biết các nhà chức trách của lực lượng người Kurd tại khu vực không đủ khả năng để "đảm bảo an ninh các nhà tù và ngăn không cho các tay súng IS trốn thoát", cũng như không thể cung cấp đủ các điều kiện cần thiết cho những người phụ nữ và trẻ em bị giam giữ.

Theo số liệu từ The Soufan Group có trụ sở ở Mỹ, hơn 1.000 tù nhân IS do SDF giam giữ đến từ châu Âu. Tuy nhiên, con số này chỉ là 1/6 trong tổng số những người châu Âu đã rời bỏ quê nhà để gia nhập nhóm phiến quân này.

Gần 6.000 người châu Âu trong số 30.000 người nước ngoài đã đến Trung Đông sau khi IS tuyên bố thành lập một vương quốc Hồi giáo tại thành phố Mosul tại Iraq vào năm 2014.

Vào thời kỳ mạnh nhất, IS đã kiểm soát một khu vực rộng lớn tương đương với diện tích nước Anh nhưng sau hàng loạt các cuộc tấn công quân sự tại Iraq và Syria của liên quân do Mỹ dẫn đầu thì tổ chức khủng bố này đã mất đi gần như tất cả lãnh thổ và hiện chỉ còn kiểm soát một ngôi làng nhỏ bên bờ sông Euphrates.

Sự định đoạt khó khăn

Các tay súng IS và gia đình của họ cũng đang trong thế tiến thoái lưỡng nan khi những người này không muốn quay trở về quê nhà, nhưng lực lượng SDF cũng không thể giam giữ họ mãi bởi theo như ông Gabriel thì lực lượng Dân chủ Syria không có "thẩm quyền và khả năng" để đảm bảo cho việc giam giữ các tù nhân này trong thời gian dài.

Trong khi ông Gabriel không nêu số lượng các khu giam giữ các tay súng IS là bao nhiêu thì tờ New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ và SDF giấu tên cho biết con số này là 7. Hầu hết các nhà tù tạm thời nằm ở quanh Ayn Issa này đều từng là các trường học hoặc các tòa nhà cũ của chính phủ.

Ngoài các nhà tù tạm thời gần Raqqa, có ít nhất 4 trại giam giữ gần các căn cứ quân sự của Mỹ thuộc các tỉnh Deir Az Zor và Hasakah, Abdulnasser al-Ayed - một nhà báo Syria cho biết.

Mỹ và lực lượng SDF một thời gian dài đã hối thúc các đồng minh châu Âu tiếp nhận các tay súng IS và theo như ông Gabriel thông tin thì các cuộc hội đàm này với các nước châu Âu đã và đang diễn ra trong hơn 2 năm qua.

Tuy nhiên, các cuộc thảo luận trước đó đều chấm dứt mà không đạt được thỏa thuận gì và chỉ có một nhóm những người bị giam giữ có liên hệ với IS, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã được hồi hương về nước sở tại của họ.

Ngày 18/2, yêu cầu của ông Trump về việc để các tay súng IS hồi hương đã bị một số quốc gia châu Âu phản đối. Trước đó, tổ chức khủng bố này từng tiến hành những cuộc tấn công đẫm máu, trong đó có cuộc tấn công ở Paris năm 2015 khiến 130 người chết hay cuộc tấn công ở Brussels ngay năm sau đó với 32 người thiệt mạng.

Phát ngôn viên của Thủ tướng Theresa May đã nhắc lại lập trường của Anh rằng, các tay súng nước ngoài phải bị đưa ra công lý "trong khu vực mà chúng phạm tội”. Pháp cũng có lập trường như Anh khi Bộ trưởng Tư pháp Nicole Belloubet phát biểu trên truyền hình rằng chính phủ của ông sẽ không "thay đổi chính sách".

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã phát biểu với báo giới tại Brussels rằng tổ chức một cuộc hồi hương cho các tay súng IS là "vô cùng khó khăn".

Châu Âu “tiến thoái lưỡng nan”

Theo chủ tịch Sáng kiến Nghiên cứu Khủng bố ở Áo Robert Wesley, các chính phủ châu Âu "sẽ trì hoãn việc tiếp nhận các tay súng IS hoặc nếu không thì sẽ đẩy gánh nặng này sang cho người khác”.

Nói về sự e ngại của châu Âu, ông Wesley cũng cho biết: "Đầu tiên, quan điểm của công chúng về vấn đề này nhìn chung khá tiêu cực. Thứ hai, một số lượng lớn các tay súng hồi hương có thể khiến các nguồn an ninh và tư pháp bị quá tải và thậm chí nếu không có bằng chứng đầy đủ, các tay súng này cũng sẽ được thả ra”.

Các nước châu Âu đang phải đối mặt với một tình thế "tiến thoái lưỡng nan” thực sự.

"Chúng ta cần có bằng chứng thực sự. Nếu không, chúng ta sẽ chẳng thể làm gì khác ngoài việc thả họ ra. Nhưng nếu những kẻ khủng bố cực đoan được tự do và đi ra ngoài thực hiện các cuộc tấn công, cái giá phải trả sẽ rất khủng khiếp”, ông Wesley nhận định.

Giái pháp thành lập một tòa án quốc tế

Trong khi châu Âu ngần ngại trong việc tiếp nhận các tù nhân IS thì việc giam giữ các tay súng này trong các nhà tù và các khu trại của SDF cũng không phải là một giải pháp dài hạn. IS cũng có thể sẽ tấn công các căn cứ này để giải phóng những kẻ bị giam giữ, đặc biệt nếu Mỹ rút quân và Thổ Nhĩ Kỳ tấn công khu vực này.

Nếu châu Âu từ chối tiếp nhận các tù nhân IS, lực lượng SDF có thể sẽ giao họ cho chính phủ Syria.

Nhưng ngay cả khi viễn cảnh này xảy ra, theo ông Nawaf Khalil, giám đốc trung tâm nghiên cứu Central for Kurdish Studies cho biết, chính phủ Syria có thể sẽ tuyên án tử hình với các tay súng này bất chấp việc châu Âu phản đối án tử hình.

Theo ông Khalil, lựa chọn duy nhất là thành lập một tòa án quốc tế để cân nhắc trường hợp của từng tù nhân với mục đích để họ hồi hương sau khi bị xét xử.

Phát ngôn viên của SDF cho biết các cuộc thảo luận giữa SDF với liên quân và quân đội Mỹ để thành lập một hệ thống như vậy đang diễn ra.

"Tòa án này sẽ chịu trách nhiệm thẩm vấn những tên khủng bố này, thu thập các thông tin cần thiết và đưa ra mức án tương ứng với mức độ phạm tội".

Dù Tổng thống Trump tuyên bố sẽ thả các tay súng IS nếu châu Âu không tiếp nhận họ nhưng lực lượng SDF hiện chưa có kế hoạch sẽ thả những phần tử khủng bố này.

"Chúng tôi hiểu những điều kinh khủng mà những kẻ khủng bố này đã làm với nhân dân Syria và Iraq. Vì thế, chúng tôi sẽ không thả các tay súng này bởi nếu điều này xảy ra thì chúng tôi cũng phải đối diện với những đe dọa từ chúng và chúng tôi không muốn những điều như vậy xảy ra với bất kỳ người nào nữa", ông Gabriel nhận định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

SOHR:Lực lượng SDF giải phóng hang ổ cuối cùng của IS tại Syria
SOHR:Lực lượng SDF giải phóng hang ổ cuối cùng của IS tại Syria

VOV.VN - Vài trăm tay súng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), đa số là những chiến binh nước ngoài, đã đầu hàng Lực lượng Dân chủ Syria trong 2 ngày qua.

SOHR:Lực lượng SDF giải phóng hang ổ cuối cùng của IS tại Syria

SOHR:Lực lượng SDF giải phóng hang ổ cuối cùng của IS tại Syria

VOV.VN - Vài trăm tay súng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), đa số là những chiến binh nước ngoài, đã đầu hàng Lực lượng Dân chủ Syria trong 2 ngày qua.

Nga muốn cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran xây dựng kế hoạch chung ở Syria
Nga muốn cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran xây dựng kế hoạch chung ở Syria

VOV.VN - Tổng thống Putin ngày 14/2 kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cùng với Nga xây dựng một kế hoạch chung nhằm đánh bật các phiến quân ở tỉnh Idlib của Syria.

Nga muốn cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran xây dựng kế hoạch chung ở Syria

Nga muốn cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran xây dựng kế hoạch chung ở Syria

VOV.VN - Tổng thống Putin ngày 14/2 kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cùng với Nga xây dựng một kế hoạch chung nhằm đánh bật các phiến quân ở tỉnh Idlib của Syria.

Tổng thống Syria cảnh báo sẽ không ai bảo vệ người Kurd
Tổng thống Syria cảnh báo sẽ không ai bảo vệ người Kurd

VOV.VN - Ngày 17/2, Tổng thống Syria đưa ra lời cảnh báo với người Kurd rằng sẽ không ai bảo vệ họ khi người Mỹ rút đi.

Tổng thống Syria cảnh báo sẽ không ai bảo vệ người Kurd

Tổng thống Syria cảnh báo sẽ không ai bảo vệ người Kurd

VOV.VN - Ngày 17/2, Tổng thống Syria đưa ra lời cảnh báo với người Kurd rằng sẽ không ai bảo vệ họ khi người Mỹ rút đi.

Số phận của các tay súng IS trong thành trì cuối cùng ở Syria
Số phận của các tay súng IS trong thành trì cuối cùng ở Syria

VOV.VN - Chỉ còn lại ngôi làng Baghouz ở đông nam Syria là nơi trú ẩn cuối cùng, các tay súng IS đang cố gắng đàm phán để tìm kiếm một lối thoát.

Số phận của các tay súng IS trong thành trì cuối cùng ở Syria

Số phận của các tay súng IS trong thành trì cuối cùng ở Syria

VOV.VN - Chỉ còn lại ngôi làng Baghouz ở đông nam Syria là nơi trú ẩn cuối cùng, các tay súng IS đang cố gắng đàm phán để tìm kiếm một lối thoát.

Hòa bình, hàng ngàn người băng qua biên giới vào Syria mỗi ngày
Hòa bình, hàng ngàn người băng qua biên giới vào Syria mỗi ngày

VOV.VN - Sau nhiều năm di tán để chạy trốn chiến tranh, người dân Syria lại bắt đầu quay trở lại quê hương, đón nhận hòa bình.

Hòa bình, hàng ngàn người băng qua biên giới vào Syria mỗi ngày

Hòa bình, hàng ngàn người băng qua biên giới vào Syria mỗi ngày

VOV.VN - Sau nhiều năm di tán để chạy trốn chiến tranh, người dân Syria lại bắt đầu quay trở lại quê hương, đón nhận hòa bình.