Geneva 2 - nhiệm vụ bất khả thi cho hòa bình Syria

VOV.VN - Sự vắng mặt của những thành phần quan trọng, không bên nào chịu nhượng bộ, khiến Geneva 2 khó có thể thành công.

Sau nhiều lần bị trì hoãn, hội nghị họp bàn về hòa bình Syria chính thức bắt đầu vào ngày 22/1 vừa qua. Là hội nghị vốn được mong chờ, Geneva 2 đánh dấu lần đầu tiên phe đối lập ngồi vào bàn đàm phán với chính phủ Syria về tương lai của đất nước này.

Ðại diện phe đối lập, ông Louay Safi trả lời phỏng vấn báo giới hôm 25/1 ở Geneva (Ảnh: AP)

Phe đối lập ở Syria chỉ đồng ý tham dự Geneva 2 vào phút chót dưới sức ép của Mỹ và phương Tây, vì họ không chắc chắn rằng chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad có đồng ý tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong thông cáo chung của Geneva 1. Theo đó, cần phải thành lập một chính phủ chuyển tiếp với đầy đủ quyền hạn, nhưng không có chỗ cho ông Assad dù ở bất kỳ cương vị nào.

Nga, Mỹ và phương Tây đã có những nỗ lực không ngừng để Hội nghị Geneva 2 được diễn ra theo đúng kế hoạch. Nhưng với những gì đã và đang diễn ra, thất bại của Geneva 2 sẽ không làm nhiều người cảm thấy bất ngờ.

Thiếu những thành phần quan trọng

“Các nhân vật chính trong cuộc nội chiến ở Syria vẫn còn một khoảng cách quá xa để có thể tìm được tiếng nói chung trong các vòng đàm phán”. Đó là nhận định của nhà phân tích Yezid Sayigh thuộc Quỹ nghiên cứu Hòa bình quốc tế Carnegie Endowment.

Có nhiều những lý do để cho thấy, thất bại của Geneva 2 đã được báo trước. Lực lượng đối lập được sự hậu thuẫn của phương Tây chỉ đồng ý tham dự trước khi hội nghị diễn ra ít ngày, nhưng sau đó lại tuyên bố rút lui sau khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gửi lời mời Iran.

Trước sức ép của Mỹ và Saudi Arabia, ông Ban Ki-moon đưa ra quyết định “chưa từng có tiền lệ” rút lời mời Iran để cứu vãn Geneva 2. Hội nghị hòa bình về Syria không đổ bể, nhưng với nhiều người, thất bại chỉ được lùi lại thêm ít ngày.

Iran lâu nay có mối quan hệ thân cận với chính phủ Syria, việc Iran tham dự hội nghị Geneva 2 được cho là sẽ giúp tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, chính mối quan hệ đồng minh chặt chẽ và sự ủng hộ mạnh mẽ của Iran đối với chính phủ Syria đã đi ngược lại với mục đích của phương Tây trong việc tổ chức hội nghị Geneva 2, đó là thành lập một chính phủ chuyển tiếp mà trong đó loại bỏ vai trò của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ngoại trưởng Syria Walid Muallem tại phiên khai mạc Geneva 2 hôm 22/1 (Ảnh: AP)

Ngoài sự vắng mặt của Iran còn phải kể đến sự vắng mặt của nhóm Mặt trận Hồi giáo Syria (IF), lực lượng ước tính có tới 45.000 chiến binh, chiếm khoảng 1/2 tổng số các tay súng thuộc các lực lượng vũ trang nổi dậy tham chiến ở Syria. IF đã gọi ý tưởng về Geneva 2 là một “trò hề”.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo của al- Ahrar Sham, một trong những lữ đoàn Hồi giáo lớn nhất ở Syria cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng, lực lượng này sẽ không công nhận bất kỳ thỏa thuận nào ở Geneva.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Jazeera trước thềm hội nghị, ông Hassan Aboud, lãnh đạo của al- Ahrar Sham nói: “Như những gì chúng tôi đã làm, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc cách mạng này cho đến khi chúng tôi khôi phục được quyền và nhân phẩm của mình. Mục tiêu của chúng tôi là thành lập một nhà nước Hồi giáo”.

Ngoài ra còn phải kể đến sự vắng mặt của Hezbollah, các chiến binh Hezbollah đã công khai chiến đấu tại nước láng giềng Syria kể từ năm 2013, giúp lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad chống lại phe nổi dậy đang nỗ lực lật đổ ông.

Không ai chịu nhường ai

Trên phương diện ngoại giao, Geneva 2 có thể được cho là đã đạt được bước ngoặt lịch sử khi đại diện phe đối lập và đại diện Chính phủ Syria lần đầu tiên chịu đối thoại trực tiếp với nhau. Mặc dù vậy, những cuộc đối thoại trực tiếp này chỉ hướng tới giải quyết các vấn đề nhân đạo và trao đổi tù binh.

Phe đối lập tiếp tục khẳng định quan điểm, bắt buộc phải thành lập một Chính phủ chuyển tiếp và ông Assad phải ra đi. Mục tiêu của họ được phía Mỹ hết lòng ủng hộ vì đó cũng chính là những gì chính quyền Obama mong muốn ở Syria.

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng khẳng định: “Chúng tôi chỉ thấy có một lựa chọn đó là thương lượng để thiết lập một chính phủ chuyển tiếp. Người đàn ông có cách hành xử tàn bạo với người dân không có đủ tư cách để lãnh đạo một đất nước”.

Tuy nhiên, ông Assad lại cho rằng: ''Hội nghị Geneva phải dẫn đến kết quả rõ ràng về cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Cụ thể hơn là gây áp lực lên các nước hỗ trợ khủng bố ở Syria bằng cách gửi các tay súng, gửi tiền và vũ khí cho các tổ chức này… Bất kỳ giải pháp chính trị nào tại Hội nghị Geneva mà không bao gồm cuộc chiến chống khủng bố sẽ vô giá trị”.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng tuyên bố ông sẽ tiếp tục tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới nếu vẫn được người dân ủng hộ. Ông Assad cũng phủ nhận khả năng chia sẻ quyền lực với phe đối lập. Ông nhìn nhận, sự có mặt của phe đối lập trong chính phủ chuyển tiếp là không chấp nhận được, vì điều đó đồng nghĩa với “sự can dự của nước ngoài vào thành phần chính phủ Syria”.

Geneva 2 không lối thoát, người dân Syria chịu thiệt

Cho đến nay, cuộc nội chiến kéo dài gần 3 năm qua ở Syria đã làm khoảng 130.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải đi sơ tán. Mặc dù viễn cảnh về 1 đất nước thanh bình đối với người dân Syria ở thời điểm hiện tại dường như là 1 điều gì đó “xa xỉ” nhưng rõ ràng là họ vẫn nuôi kỳ vọng về 1 sự đổi thay, dù là rất nhỏ từ Geneva 2.

Tại những chung cư cũ kỹ, trong các lán trại tạm bợ ở các quốc gia láng giềng, nhiều người tị nạn Syria đang phải sống trong điều kiện mất vệ sinh, thiếu lương thực và thuốc men trầm trọng. Đa phần những người Syria khi được hỏi về Geneva 2 đều tỏ ra hết sức bi quan về những gì hội nghị này có thể đem lại, nhưng họ vẫn hàng ngày dõi theo từng diễn biến mới nhất ở Thụy Sĩ.

Người dân Syria đang phải sống trong điều kiện tồi tệ ở những trại tị nạn tại các quốc gia láng giềng (Ảnh: AP)

Asma- một phụ nữ đến từ Deir Ezzor, miền đông Syria hiện đang tị nạn ở Lebanon cùng chồng và 4 người con nói: “Các nhà lãnh đạo nói rằng, vấn đề của người tị nạn sẽ là trọng tâm của hội nghị này nhưng đó là chỉ là những tuyên bố với giới truyền thông, thực tế là số tiền viện trợ sẽ chảy ngay vào túi của họ”.

Khi được hỏi liệu cô và gia đình có mong muốn trở về Syria khi tình hình ổn định, Asma nói: “Điều đó dường như là không thể, Syria đã trở thành đống đổ nát với rác thải, máu và những xác chết. Chúng tôi chưa nghĩ đến điều đó vì sẽ còn lâu nữa Syria mới có thể trở lại như xưa”.

Trong khi đó, Maher al- Kashef, một bác sỹ nói: “Chúng tôi đều biết là sẽ chẳng có thay đổi tích cực nào ở hội nghị này, nhưng buộc phải hy vọng, dù là rất mong manh”.

Ruqaya – một bà mẹ của 5 người con chạy khỏi Homs và hiện đang ở trong 1 trại tị nạn ở Lebanon cho biết: “Chúng tôi đến đây để thoát khỏi những cỗ máy giết người vô cảm, chúng tôi không ngờ rằng có ngày lại phải sống trong điều kiện tồi tệ đến vậy”.

Ruqaya tỏ ra hoài nghi: “Họ tranh giành nhau và kết quả là chúng tôi phải rời bỏ quê hương đi lánh nạn, thiếu ăn, bệnh tật và không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai”.

Cô Ruqaya nói thêm: “Tôi không quan tâm đến những người tham gia đàm phán, tôi chẳng biết họ là ai, tôi chỉ biết có những trẻ em ở Homs quê hương tôi cùng hàng triệu người khác đang cần được cung cấp thực phẩm và chăm sóc khi ốm đau”.

Ngay trong phiên khai mạc hôm 22/1, Bộ trưởng Ngoại giao của 40 quốc gia đều nhất trí rằng, sẽ khó có bước đột phá ở Geneva 2 và đây chỉ là sự khởi đầu cho một quá trình lâu dài.

Cơ hội khả dĩ nhất ở Geneva 2 sẽ là một số thỏa thuận về lệnh ngừng bắn cục bộ và những giải pháp để cung cấp hàng cứu trợ đến các khu vực giao tranh diễn ra ác liệt nhất. Mặc dù vậy, để có thể đạt được mục tiêu này, các bên liên quan cần phải thể hiện thiện chí rõ ràng hơn nữa trong những ngày đàm phán trực tiếp đầy căng thẳng sắp tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị Geneva 2: Con đường hòa bình còn lắm trông gai
Hội nghị Geneva 2: Con đường hòa bình còn lắm trông gai

VOV.VN - Những bất đồng ngay trong nội bộ phe đối lập càng làm cho triển vọng thành công của Hội nghị Geneva 2 thêm “mờ mịt”.

Hội nghị Geneva 2: Con đường hòa bình còn lắm trông gai

Hội nghị Geneva 2: Con đường hòa bình còn lắm trông gai

VOV.VN - Những bất đồng ngay trong nội bộ phe đối lập càng làm cho triển vọng thành công của Hội nghị Geneva 2 thêm “mờ mịt”.

Phái đoàn Chính phủ Syria đưa ra “ranh giới đỏ” tại Geneva 2
Phái đoàn Chính phủ Syria đưa ra “ranh giới đỏ” tại Geneva 2

VOV.VN - Syria không chấp nhận thảo luận tại hội nghị về sự ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad. Hội nghị sẽ khai mạc hôm nay tại Thụy Sỹ.

Phái đoàn Chính phủ Syria đưa ra “ranh giới đỏ” tại Geneva 2

Phái đoàn Chính phủ Syria đưa ra “ranh giới đỏ” tại Geneva 2

VOV.VN - Syria không chấp nhận thảo luận tại hội nghị về sự ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad. Hội nghị sẽ khai mạc hôm nay tại Thụy Sỹ.

Geneva 2 mang nhiều kỳ vọng nhưng khó thành công
Geneva 2 mang nhiều kỳ vọng nhưng khó thành công

VOV.VN -Geneva 2 sẽ hướng tới 1 mục tiêu cấp bách chung là ngăn chặn đổ máu ở Syria.

Geneva 2 mang nhiều kỳ vọng nhưng khó thành công

Geneva 2 mang nhiều kỳ vọng nhưng khó thành công

VOV.VN -Geneva 2 sẽ hướng tới 1 mục tiêu cấp bách chung là ngăn chặn đổ máu ở Syria.

Khai mạc Geneva 2: Bất đồng về vai trò của Tổng thống Assad
Khai mạc Geneva 2: Bất đồng về vai trò của Tổng thống Assad

VOV.VN - Chính phủ Syria và các nhóm đối lập sẽ lần đầu tiên “mặt đối mặt” với nhau tại Hội nghị Hòa bình Geneva 2 vào hôm nay (22/1).

Khai mạc Geneva 2: Bất đồng về vai trò của Tổng thống Assad

Khai mạc Geneva 2: Bất đồng về vai trò của Tổng thống Assad

VOV.VN - Chính phủ Syria và các nhóm đối lập sẽ lần đầu tiên “mặt đối mặt” với nhau tại Hội nghị Hòa bình Geneva 2 vào hôm nay (22/1).

Geneva 2 - Bất đồng không dễ hóa giải
Geneva 2 - Bất đồng không dễ hóa giải

VOV.VN - Bất đồng xảy ra giữa chính phủ Syria và phe đối lập, giữa các nước có vai trò quan trọng trong thúc đẩy đàm phán.

Geneva 2 - Bất đồng không dễ hóa giải

Geneva 2 - Bất đồng không dễ hóa giải

VOV.VN - Bất đồng xảy ra giữa chính phủ Syria và phe đối lập, giữa các nước có vai trò quan trọng trong thúc đẩy đàm phán.

LHQ rút lời mời Iran tham dự Hội nghị Geneva 2
LHQ rút lời mời Iran tham dự Hội nghị Geneva 2

VOV.VN -Do lập trường của Iran là “đứng ngoài sự đồng thuận” nên bị Mỹ và phe đối lập tại Syria phản đối.

LHQ rút lời mời Iran tham dự Hội nghị Geneva 2

LHQ rút lời mời Iran tham dự Hội nghị Geneva 2

VOV.VN -Do lập trường của Iran là “đứng ngoài sự đồng thuận” nên bị Mỹ và phe đối lập tại Syria phản đối.

Hội đồng Bảo an bất đồng vì lời mời Iran tham gia Geneva 2
Hội đồng Bảo an bất đồng vì lời mời Iran tham gia Geneva 2

VOV.VN -Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã có phản ứng khác nhau với sự tham gia của Iran tại Hội nghị Geneva 2.

Hội đồng Bảo an bất đồng vì lời mời Iran tham gia Geneva 2

Hội đồng Bảo an bất đồng vì lời mời Iran tham gia Geneva 2

VOV.VN -Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã có phản ứng khác nhau với sự tham gia của Iran tại Hội nghị Geneva 2.

Iran phản ứng việc LHQ rút lại lời mời tham dự Geneva 2
Iran phản ứng việc LHQ rút lại lời mời tham dự Geneva 2

VOV.VN -Iran cho rằng, việc LHQ bất ngờ rút lại lời mời Iran tham dự Hội nghị quốc tế về Syria tại Thụy Sĩ là do “chịu sức ép”.

Iran phản ứng việc LHQ rút lại lời mời tham dự Geneva 2

Iran phản ứng việc LHQ rút lại lời mời tham dự Geneva 2

VOV.VN -Iran cho rằng, việc LHQ bất ngờ rút lại lời mời Iran tham dự Hội nghị quốc tế về Syria tại Thụy Sĩ là do “chịu sức ép”.

Ông Lavrov: Rút lại lời mời Iran tham dự Geneva 2 là sai lầm
Ông Lavrov: Rút lại lời mời Iran tham dự Geneva 2 là sai lầm

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, quyết định rút lại lời mời là chưa từng có tiền lệ ở Liên Hợp Quốc.

Ông Lavrov: Rút lại lời mời Iran tham dự Geneva 2 là sai lầm

Ông Lavrov: Rút lại lời mời Iran tham dự Geneva 2 là sai lầm

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, quyết định rút lại lời mời là chưa từng có tiền lệ ở Liên Hợp Quốc.

Mỹ khó đạt được mục tiêu tại Geneva 2?
Mỹ khó đạt được mục tiêu tại Geneva 2?

VOV.VN - Mỹ được dự báo có thể chỉ “nhích từng bước một” trong việc buộc Tổng thống Syria Basahr al-Assad từ chức.

Mỹ khó đạt được mục tiêu tại Geneva 2?

Mỹ khó đạt được mục tiêu tại Geneva 2?

VOV.VN - Mỹ được dự báo có thể chỉ “nhích từng bước một” trong việc buộc Tổng thống Syria Basahr al-Assad từ chức.