“Giải mã” nỗi lo và phản ứng của Indonesia về AUKUS

VOV.VN - Indonesia đã có sự phản ứng rất thận trọng trước sự ra đời của AUKUS. Indonesia lo ngại về sức mạnh của Australia, dè chừng yếu tố Trung Quốc, mong muốn có sự tự chủ chiến lược…

Sự hình thành của Liên minh AUKUS (gồm quan hệ đối tác an ninh ba bên Mỹ, Anh, Australia) đã trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế trong năm 2021. Indonesia – một nước láng giềng, Đối tác Chiến lược Toàn diện của Australia và có tiếng nói quan trọng trong ASEAN – đã có những phản ứng tức thì vì những lý do lịch sử, hiện tại và chiến lược.

Tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Indonesia ngày 17/9 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Australia cam kết tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, thực hiện các nghĩa vụ nhằm duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực phù hợp với Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC).

Indonesia cũng khuyến khích Australia và các bên liên quan tiếp tục thúc đẩy đối thoại trong việc giải quyết các khác biệt một cách hòa bình, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) trong việc duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực. Theo các nhà phân tích, có những lý do sâu xa liên quan cả lịch sử, hiện tại và tương lai trong lập trường của Indonesia về AUKUS.

Nỗi lo từ sức mạnh Australia

Trong những năm gần đây, quan hệ Australia – Indonesia đã được củng cố thông qua các chuyến thăm cấp cao, đối thoại 2+2 và tối đa hóa lợi ích "Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia-Australia (IA-CEPA)… Tuy nhiên, trong lịch sử, giữa hai quốc gia đã có những nghi kỵ làm ảnh hưởng đến lòng tin chiến lược, chẳng hạn như bê bối Australia nghe lén các nhà lãnh đạo Indonesia (2009); việc Indonesia cáo buộc Australia can dự vào vấn đề độc lập của Timor Leste (1999) và phong trào ly khai Tây Papua từ thập niên 1960. Do đó, khi đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện (2018), việc Australia không thông báo trước cho Indonesia về việc thành lập liên minh AUKUS có thể một lần nữa ảnh hưởng tới lòng tin của Indonesia đối với Australia. 

Ngay sau khi Indonesia bày tỏ quan ngại về liên minh AUKUS, trong cuộc điện đàm ngày 21/9/2021 với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã lên tiếng trấn an Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á về  việc nước này sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp ước không phổ biển vũ khí hạt nhân (NPT) và liên minh AUKUS được thành lập nhằm mục đích đóng góp vào sự ổn định và "cân bằng chiến lược" trong khu vực. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, Indonesia luôn có một “nỗi lo từ sức mạnh quân sự của Australia”.  

Bà Natalie Sambhi, chuyên gia từ Viện nghiên cứu chính sách Brookings (Mỹ), cho rằng với AUKUS, Indonesia có lý do lo ngại hải quân Australia vươn sức mạnh tới các vùng biển ngoài biên giới, đe dọa an ninh biển Indonesia thông qua việc sở hữu các tàu ngầm hạt nhân được trang bị hệ thống tên lửa tối tân, có khả năng thực hiện các chiến dịch trên biển “thần tốc, bền bỉ và tàng hình”. Hiện Indonesia có 4 tàu ngầm, trong đó chỉ 1 chiếc hoạt động hiệu quả; trong khi Australia đã có hạm đội 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins. Do vậy, việc bổ sung hạm đội 8 chiếc tàu ngầm hạt nhân tương lai của Australia theo thỏa thuận AUKUS có thể khiến cán cân quân sự giữa Indonesia và Australia thay đổi.

Hơn nữa, Indonesia đặt dấu hỏi về khả năng Australia có thể nhanh chóng chuyển từ sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sang “sự bành trướng” vũ khí hạt nhân. Bà Natalie Sambhi nhấn mạnh, chính những lý do này khiến một số nhân vật theo đường lối cứng rắn ở Jakarta kêu gọi Indonesia cần có lập trường mạnh mẽ trong vấn đề AUKUS và phải gia tăng năng lực, hiện đại hóa quốc phòng để đương đầu với mối đe dọa tiềm tàng từ nước láng giềng phía nam.

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

VOV.VN - Dự án khí đốt Biển Bắc Natura đe dọa làm cho quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia thêm trầm trọng hơn, công khai hơn. Trên biển, Indonesia đang đối mặt với áp lực ngày một gia tăng từ Trung Quốc.

Nhân tố Trung Quốc

Mặc dù Mỹ, Anh và Australia không nhắc trực tiếp tới Trung Quốc trong tuyên bố thành lập AUKUS nhưng theo ông Tangguh Chairil, chuyên gia về các vấn đề an ninh từ Đại học Binus, Jakarta (Indonesia), thực chất AUKUS không thể bỏ qua yếu tố Trung Quốc.

Một số học giả nhận định, Indonesia lo ngại việc Australia phát triển năng lực hàng hải, tác chiến tầm xa cùng với Mỹ và các đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các tính toán chiến lược của Trung Quốc, làm gia tăng nguy cơ căng thẳng khu vực. AUKUS có thể không gây chạy đua vũ trang giữa các nước trong ASEAN, nhưng nhiều khả năng lại kích động Trung Quốc chạy đua vũ trang với các nước lớn khác, đặc biệt là gia tăng sức mạnh hải quân với các thế hệ tàu ngầm mới vươn tới khắp các vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Điều này và sự ra đời của AUKUS có thể khơi mào các xung đột tiềm tàng và đẩy các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực lên mức độ mới cao hơn, nguy hiểm hơn trước.

Chuyên gia Arrizal Jaknanihan thuộc Đại học Gadjah Mada, Indonesia cho rằng Đông Nam Á đang ở tuyến đầu trước tác động địa – chính trị của AUKUS. Bất kỳ cuộc xung đột nào giữa các cường quốc với Trung Quốc sẽ đặt Indonesia vào thế “mắc kẹt”; tệ hơn, căng thẳng khu vực có thể biến Indonesia thành một “nhân tố chiến lược nhưng bị đứng ngoài”. Theo một số học giả, hải quân Trung Quốc càng lớn mạnh thì chủ quyền của Indonesia càng bị thách thức, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng “chiến thuật vùng xám” cùng các hành động đơn phương ở vùng biển Bắc Natuna – nơi mà  “đường 9 đoạn” phi lý của Bắc Kinh chồng lấn vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia.

Ông Aristyo Rizka Darmawan, chuyên gia an ninh hàng hải của Đại học Indonesia, cho rằng nhìn vào những va chạm và căng thẳng đã xảy ra trong vài năm qua do tàu của lực lượng hải cảnh và hải quân Trung Quốc đi vào vùng EEZ của Indonesia thì Indonesia có lý do để thận trọng trong cách tiếp cận với các vấn đề liên quan biển.

Mặt khác, việc Indonesia phản ứng với Thỏa thuận AUKUS có thể là cách trấn an, “làm hài lòng” Bắc Kinh, vì Indonesia còn cần vaccine ngừa Covid-19, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và mở rộng giao thương với Trung Quốc. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia với thương mại hai chiều dự kiến đạt 79 tỷ USD trong năm 2021. Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia tăng tới hơn 500%, gồm nhiều dự án cơ sở hạ tầng và khai mỏ. Năm 2020, Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai của Indonesia, sau Singapore, với 4,8 tỷ USD đầu tư.    

Quyền tự chủ chiến lược

Là một trong những nước sáng lập Phong trào Không liên kết, chính sách đối ngoại lâu nay của Indonesia là “độc lập, tích cực, không liên kết”. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto gần đây cho rằng Indonesia cần tiếp tục chính sách này và có thể trở thành cầu nối hòa bình giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, AUKUS có thể được coi là liên minh quân sự chính thức và đa phương đầu tiên được hình thành ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong thế kỷ 21.

Với việc ký kết AUKUS, Australia đã công khai với thế giới về sự chuyển dịch từ “trung lập” sang “đứng về phía Mỹ”; tin rằng sự cân bằng quyền lực khu vực chỉ có thể duy trì bằng sức mạnh Mỹ. Do vậy, Indonesia luôn thận trọng với các ý tưởng liên minh, liên kết có sự tham gia của Mỹ, Australia như AUKUS và Nhóm Bộ Tứ (QUAD) gồm 4 nước Mỹ, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản. Indonesia không muốn phải chọn bên để có thể tự chủ chiến lược, trong khi vẫn nghi ngờ về sức mạnh tương lai của Mỹ.

Dưới thời Tổng thống Joko Widodo, Indonesia đã đưa ra chiến lược “Trục hàng hải toàn cầu” với tham vọng trở thành một cường quốc hàng hải, phụ thuộc đáng kể vào kinh tế và hậu cần biển. Trong bối cảnh đó, diễn tiến của AUKUS có thể làm phức tạp thêm môi trường an ninh biển, các quyền lực khu vực có thể bị sắp xếp lại khiến Indonesia mất tự chủ chiến lược. AUKUS còn tạo nguy cơ làm giảm vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế đa phương do ASEAN dẫn dắt, trong khi Indonesia – với tư cách là nền kinh tế lớn nhất và quốc gia đông dân nhất ASEAN – đang ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cũng như thiết kế, thúc đẩy một Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát lưu ý, Indonesia mới bày tỏ quan ngại sâu sắc về một số khía cạnh của AUKUS, không hẳn là một sự chỉ trích, phản đối hoàn toàn. Trong khi Indonesia phản ứng về mặt ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng nước này lại cho biết Indonesia thấu hiểu và tôn trọng lý do Mỹ, Anh, Australia thiết lập AUKUS. Phản ứng về AUKUS của Indonesia được xem còn nhẹ hơn so với phản ứng trước đây của nước này về việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ ở căn cứ Darwin của Australia, cũng như chỉ trích về các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông. Có thể Indonesia hiểu rằng sự ra đời của AUKUS cũng mang lại một số cơ hội như: giúp kiềm chế các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông và vùng biển Natuna, hoặc thu hút thêm đầu tư, thương mại…

Học giả Emirza Adi Syailendra từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Đại học Quốc gia Australia, nhận định Indonesia có thể chấp nhận AUKUS và sự hiện diện gia tăng của Mỹ tại khu vực nếu AUKUS không thành một liên minh kiểu Chiến tranh Lạnh chống lại Trung Quốc; AUKUS không làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ chiến lược của Indonesia và cần có một khuôn khổ bao trùm dựa trên trật tự, với ASEAN là trung tâm. Do vậy, Mỹ và Australia cần diễn giải được các “tín hiệu ngầm” từ Indonesia, cũng như “ngưỡng” phản ứng của nước này trước AUKUS./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS
New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS

VOV.VN - AUKUS là một cơ chế an ninh mới được thành lập vào tháng 9/2021 với 3 thành viên là Australia, Anh và Mỹ để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, quốc phòng giữa ba quốc gia này.

New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS

New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS

VOV.VN - AUKUS là một cơ chế an ninh mới được thành lập vào tháng 9/2021 với 3 thành viên là Australia, Anh và Mỹ để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, quốc phòng giữa ba quốc gia này.

Indonesia - Malaysia lo ngại AUKUS phá vỡ sự ổn định của Đông Nam Á
Indonesia - Malaysia lo ngại AUKUS phá vỡ sự ổn định của Đông Nam Á

VOV.VN - Indonesia và Malaysia mới đây đã bày tỏ lo ngại về khả năng xuất hiện năng lượng hạt nhân trong khu vực thông qua liên minh AUKUS giữa Australia, Mỹ và Anh.

Indonesia - Malaysia lo ngại AUKUS phá vỡ sự ổn định của Đông Nam Á

Indonesia - Malaysia lo ngại AUKUS phá vỡ sự ổn định của Đông Nam Á

VOV.VN - Indonesia và Malaysia mới đây đã bày tỏ lo ngại về khả năng xuất hiện năng lượng hạt nhân trong khu vực thông qua liên minh AUKUS giữa Australia, Mỹ và Anh.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu
Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển
Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

VOV.VN - Dự án khí đốt Biển Bắc Natura đe dọa làm cho quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia thêm trầm trọng hơn, công khai hơn. Trên biển, Indonesia đang đối mặt với áp lực ngày một gia tăng từ Trung Quốc.

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

VOV.VN - Dự án khí đốt Biển Bắc Natura đe dọa làm cho quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia thêm trầm trọng hơn, công khai hơn. Trên biển, Indonesia đang đối mặt với áp lực ngày một gia tăng từ Trung Quốc.

Indonesia xem xét siết chặt luật sau hàng loạt vụ hiếp dâm ở các trường học Hồi giáo
Indonesia xem xét siết chặt luật sau hàng loạt vụ hiếp dâm ở các trường học Hồi giáo

VOV.VN - Dư luận Indonesia đang rúng động sang hàng loạt vụ hiếp dâm học sinh tại các trường học nội trú Hồi giáo ở nước này, đặc biệt là vụ gần đây 1 thầy giáo đã cưỡng hiếp, bóc lột, và làm nhiều nữ sinh có bầu. Áp lực phải siết chặt luật đối với loại tội phạm này đang gia tăng.

Indonesia xem xét siết chặt luật sau hàng loạt vụ hiếp dâm ở các trường học Hồi giáo

Indonesia xem xét siết chặt luật sau hàng loạt vụ hiếp dâm ở các trường học Hồi giáo

VOV.VN - Dư luận Indonesia đang rúng động sang hàng loạt vụ hiếp dâm học sinh tại các trường học nội trú Hồi giáo ở nước này, đặc biệt là vụ gần đây 1 thầy giáo đã cưỡng hiếp, bóc lột, và làm nhiều nữ sinh có bầu. Áp lực phải siết chặt luật đối với loại tội phạm này đang gia tăng.