Gian nan vấn đề quản lý rác thải y tế trong đại dịch Covid-19 ở Indonesia

VOV.VN - Sự gia tăng chất thải y tế và việc quản lý, xử lý rác thải y tế không chặt chẽ đã gây ra mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Indonesia diễn biến phức tạp.

Chính phủ Indonesia cần phải làm gì để có một giải pháp toàn diện cho vấn đề này khi xác định chung sống lâu dài với đại dịch Covid-19? Có thể dễ dàng bắt gặp  khẩu trang y tế, găng tay, các hộp xét nghiệm Covid-19 đã qua sử dụng, thậm chí túi đựng “chất thải lây nhiễm” ở rất nhiều bãi rác, bên các lề đường hay trên các sông hồ trong thành phố Jakarta.

Tại bãi rác trung tâm thành phố, trên những đống rác cao ngất ngường chất toàn rác thải sinh hoạt lẫn cả rác thải y tế, nhiều người vẫn đang nhặt rác và các công nhân đang vận hành máy xúc.  Đây chỉ là "bề nổi của tảng băng trôi" bởi bên trong đống rác thải lớn kia chắc chắn sẽ có nhiều rác thải y tế bị chôn vùi dưới các lớp rác thông thường. Nghiên cứu của Viện Khoa học Indonesia cho biết, khi bắt đầu đại dịch năm 2020 trong số rác thải ở các bãi rác, sông ngòi, đường phố và bãi biển trên khắp Indonesia có 16% là khẩu trang đã qua sử dụng.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 cho đến ngày 20/8/2021, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đã ghi nhận 19.707 tấn chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, khu cách ly tập trung, các điểm xét nghiệm Covid-19 và các điểm tiêm vaccine.

 Trên khắp Indonesia hiện có 3.000 bệnh viện và 17.000 phòng khám. Trong số đó, chỉ có 120 bệnh viện vận hành lò đốt để tiêu hủy chất thải y tế của họ. Ngoài ra, có 20 địa điểm quản lý chất thải trải do tư nhân sở hữu chủ yếu tập trung ở đảo Java, có thể quản lý 384,12 tấn chất thải y tế mỗi ngày. Trong khi, theo Hiệp hội các bệnh viện Indonesia (PERSI), hiện nay, các bệnh viện trên khắp Indonesia thải ra khoảng 493 tấn mỗi ngày. Chưa kể, rác thải y tế còn đến từ các hộ gia đình có bệnh nhân Covid-19, các cơ sở cách ly, khách sạn, sân bay, trung tâm thương mại và nhiều khu vực công cộng khác.

Ông Bagong Suyoto, Trưởng nhóm Liên minh Chất thải Indonesia cho biết, theo quy định, rác thải y tế được xếp vào loại chất thải nguy hiểm và độc hại, cần được đốt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và ngăn ngừa ô nhiễm. Tuy nhiên, hiện nay, ở Indonesia, việc giám sát và thực thi các quy định còn yếu kém, cùng với việc thiếu các lò đốt được chứng nhận, đã dẫn đến việc xuất hiện rác thải y tế ở các bãi rác vốn chỉ dành cho rác thải sinh hoạt.

Các bệnh viện bên ngoài Java, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa phải chi trả nhiều tiền cho các công ty quản lý chất thải để chuyên chở và tiêu hủy. Chẳng hạn như các bệnh viện ở Papua phải trả 10.000 Rupiah mỗi kg chất thải y tế để vận chuyển quãng đường 3.000 km về đảo Java để tiêu hủy. Khi chính phủ mở rộng định nghĩa về “chất thải lây nhiễm” đối với bất cứ thứ gì tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, thì rác thải y tế không chỉ là dụng cụ y tế đã qua sử dụng mà còn là quần áo, khăn ăn, tã lót thậm chỉ cả thức ăn thừa. Do đó, số lượng chất thải y tế tăng lên nhiều lần khiến công suất lò đốt bị quả tải, gây tắc nghẽn và đặt các nhân viên y tế cũng như bệnh nhân trong bệnh viện vào tình thế dễ bị lây nhiễm Covid-19 từ rác thải.

Cần một giải pháp toàn diện cho vấn đề rác thải y tế ở Indonesia

Bà Rosa Viven Ratnawati, Tổng Giám đốc Cơ quan Quản lý Chất thải, Rác thải và Vật liệu Độc hại Nguy hiểm (PSLB3) thuộc Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, cho biết chính phủ đã thực hiện một số bước để giải quyết vấn nạn rác thải y tế của nước này.

Thứ nhất, yêu cầu các cơ sở y tế tự đốt rác thải y tế bằng lò đốt có nhiệt độ tối thiểu 800 độ C. Thông thường họ cần giấy phép để sử dụng các lò đốt này, Indonesia đã nới lỏng yêu cầu này và cấp giấy phép tạm thời cho khoảng 200 bệnh viện trên toàn quốc.

Thứ hai chính phủ nhờ đến sự giúp đỡ của các nhà máy xi măng để tận dụng các lò nung để đốt rác thải. Hiện nay có 13 công ty xi măng sẵn sàng trợ giúp và chính phủ Indonesia đang lên kế hoạch ban hành quy định cho các nhà máy này được đốt rác thải y tế.

Thứ ba, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đang lập bản đồ khu vực không có dịch vụ xử lý chất thải y tế và nhà máy xi măng, sau đó sẽ mua các lò đốt nhỏ và phân phối đến các vùng này.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, chính phủ Indonesia cần phải hướng tới một giải pháp toàn diện hơn thay vì chỉ giám sát chất thải từ các cơ sở y tế. Chuyên gia sức khỏe cộng đồng, Tiến sĩ Hermawan cho biết: "Sự chú ý của chính phủ chỉ tập trung vào các cơ sở y tế, trong khi chất thải lây nhiễm được tạo ra bởi các hộ gia đình bình thường và các cơ sở công cộng lại bị bỏ qua".

Ở Indonesia, nhiều khách sạn đã chuyển đổi thành cơ sở cách ly. Các sân bay, bến ga tàu nơi thực hiện các xét nghiệm Covid-19 cũng là nơi có rác thải lây nhiễm cần được xử lý. Thậm chí ở các nơi công cộng như trung tâm mua sắm và văn phòng hiện nay chưa có địa điểm thu gom rác thải y tế bao gồm khẩu trang và gang tay đã qua sử dụng.

Trong khi Indonesia đang hướng tới chung sống với đại dịch bằng cách duy trì thói quen đeo khẩu trang, việc đưa ra các giải pháp tổng thể liên quan đến xử lý chất thải y tế không phải từ các cơ sở y tế, đặc biệt liên quan đến bệnh nhân mắc Covid-19 tự cách ly là rất cần thiết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Nguyên thu giữ hơn 13 tấn rác thải là găng tay y tế đã qua sử dụng
Thái Nguyên thu giữ hơn 13 tấn rác thải là găng tay y tế đã qua sử dụng

VOV.VN - Công an tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện, thu giữ hơn 13 tấn rác thải là găng tay y tế đã qua sử dụng. Toàn bộ số rác thải này đã được phân loại để chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.

Thái Nguyên thu giữ hơn 13 tấn rác thải là găng tay y tế đã qua sử dụng

Thái Nguyên thu giữ hơn 13 tấn rác thải là găng tay y tế đã qua sử dụng

VOV.VN - Công an tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện, thu giữ hơn 13 tấn rác thải là găng tay y tế đã qua sử dụng. Toàn bộ số rác thải này đã được phân loại để chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.

Vứt rác thải y tế bừa bãi ven tuyến BOT Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn)
Vứt rác thải y tế bừa bãi ven tuyến BOT Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn)

VOV.VN - Ven tuyến đường BOT Thái Nguyên – Chợ Mới đoạn qua tỉnh Bắc Kạn xuất hiện tình trạng rác thải y tế vứt bừa bãi.

Vứt rác thải y tế bừa bãi ven tuyến BOT Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn)

Vứt rác thải y tế bừa bãi ven tuyến BOT Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn)

VOV.VN - Ven tuyến đường BOT Thái Nguyên – Chợ Mới đoạn qua tỉnh Bắc Kạn xuất hiện tình trạng rác thải y tế vứt bừa bãi.

Rác thải y tế thời hậu Covid-19: Tiếng kêu cứu từ đại dương
Rác thải y tế thời hậu Covid-19: Tiếng kêu cứu từ đại dương

VOV.VN - Thế giới đang đứng trước tiếng kêu cứu từ các đại dương vì lượng rác thải y tế khổng lồ thải ra ngoài môi trường do đại dịch Covid-19.

Rác thải y tế thời hậu Covid-19: Tiếng kêu cứu từ đại dương

Rác thải y tế thời hậu Covid-19: Tiếng kêu cứu từ đại dương

VOV.VN - Thế giới đang đứng trước tiếng kêu cứu từ các đại dương vì lượng rác thải y tế khổng lồ thải ra ngoài môi trường do đại dịch Covid-19.