Giáo sư Thái Lan: Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ mang lại điểm cộng cho ông Trump

VOV.VN - Theo GS.TS Prapat Thepchatree, thành công tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ là một kết quả ngoại giao tuyệt vời của chính quyền Tổng thống Trump.

Dư luận quốc tế đang đếm ngược từng ngày tới thời điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Những kỳ vọng và cả hoài nghi đều được đặt vào cuộc gặp trực tiếp đầu tiên trong lịch sử giữa một Tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo Triều Tiên. 

GS.TS Prapat Thepchatree trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN. 

Trước thềm Thượng đỉnh Mỹ-Triều, phóng viên Đài TNVN tại Bangkok, Thái Lan, đã có cuộc phỏng vấn GS.TS Prapat Thepchatree, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ASEAN tại trường Đại học Thammasat, về cuộc đàm phán sắp diễn ra tại Singapore này.

PV: Theo ông Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore vào ngày 12/6 sẽ diễn ra theo kịch bản nào?

GS.TS Prapat: Theo tôi, sẽ diễn ra một cuộc mặc cả, có thể Mỹ sẽ yêu cầu Triều Tiên giải trừ vũ khí hạt nhân trước thì Mỹ mới thực hiện các yêu cầu của Triều Tiên. Trong khi, Triều Tiên luôn biết rằng, chỉ có vũ khí hạt nhân mới là lá bài để có thể mặc cả được với Mỹ, nếu giải trừ vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên cũng không còn gì để làm đối trọng và mặc cả với Mỹ được nữa. Do đó, theo tôi thì cuộc đàm phán lần này sẽ chưa đạt được sự thành công như mong đợi đối với cả 2 phía.

Cuộc đàm phán này có thể diễn ra theo nhiều chiều hướng, nhưng cũng không hẳn là thất bại vì cả 2 bên đều cố gắng giữ danh dự của mình. Nếu thất bại thì cả 2 phía đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là vị thế trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Do đó, cả 2 phía sẽ cố gắng đi đến một thỏa thuận tốt nhất có thể. Diễn biến có thể đạt được từ Hội nghị Thượng đỉnh lần này là các bên đi đến một thống nhất mang tính trung lập trên một số phương diện. Cụ thể, có thể là Triều Tiên sẽ đồng ý không phát triển vũ khí hạt nhân nữa nhưng không chấp nhận giải trừ vũ khí hạt nhân của mình.

Về phần mình, Mỹ cũng sẽ chấp nhận mềm mỏng hơn trong việc đối đầu với Triều Tiên. Mỹ có thể sẽ cam kết ổn định trên Bán đảo Triều Tiên nhưng chắc chắn cũng sẽ không chấp nhận mọi điều mà Triều Tiên yêu cầu.

Do đó, kết quả của hội nghị lần này sẽ là tương đối, nhưng không hẳn là thành công mỹ mãn và có thể sẽ có thêm nhiều cuộc hội nghị như vậy diễn ra trong tương lai giữa 2 nước.

PV: Cuộc gặp quan trọng này diễn ra ở Singapore- một nước trong ASEAN, ông nghĩ nó có ảnh hưởng thế nào đến ASEAN và ASEAN sẽ được những gì từ hội nghị lần này?

GS.TS Prapat: Dù hội nghị lần này thành công hay thất bại thì đều mang lại một kết quả tốt cho ASEAN, bởi vì, ASEAN lúc này đã trở thành một “khán đài” đáng tin cậy để 2 bên mâu thuẫn đến gặp nhau, ngồi lại đàm phán với nhau để đi đến một sự thống nhất có lợi cho các bên. Lúc đầu, nằm trong danh sách các nước được cân nhắc để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều còn có Thái Lan, Singapore và Việt Nam.

Tuy nhiên, Mỹ đã chọn Singapore có lẽ là vì Singapore có đủ các tiêu chí hơn. Điều mà ASEAN nói chung và Singapore nói riêng đạt được là hình ảnh trên trường quốc tế sẽ được nâng cao hơn.

PV: Trung Quốc đóng vai trò thế nào đối với Hội nghị Thượng đỉnh lần này và Trung Quốc được gì và mất gì sau hội nghị này kể cả thành công hay thất bại?

GS.TS Prapat: Bản thân Trung Quốc cũng không muốn có một sự bất ổn quá lớn trên Bán đảo Triều Tiên vì điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chính họ.

Tuy nhiên, theo tôi thì Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông” vì nếu kết quả của hội nghị lần này thành công mỹ mãn, Triều Tiên sát lại gần Mỹ và thân thiện với Mỹ hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tầm ảnh hưởng, sự hiện diện của Mỹ tại bán đảo Triều Tiên sẽ tăng lên. Điều này chắc chắn là bất lợi với Trung Quốc vì Trung Quốc luôn muốn có ảnh hưởng của mình trên Bán đảo Triều Tiên.

Ngược lại, nếu đàm phàn thất bại thì sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Trung Quốc, khi nước này cũng không muốn có một cuộc đụng độ căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.

PV: Ông đánh giá thế nào về việc Mỹ-Triều Tiên có thể sẽ đạt được một thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân?

GS.TS Prapat: Như tôi đã nói ngay từ lúc đầu, sẽ không có ngay một thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân tại hội nghị lần này. Thứ nhất, Triều Tiên luôn cho rằng có vũ khí hạt nhân là nắm trong tay một quân bài để đối trọng với Mỹ, là quân bài để bảo đảm không bị Mỹ lật đổ. Do đó, chắc chắn Triều Tiên không dễ dàng từ bỏ quân bài chiến lược này của mình.

Ngược lại, Mỹ cũng sẽ không đồng ý ký kết một thỏa hiệp về hòa bình hoặc có lời hứa về việc sẽ không can thiệp vào Triều Tiên nếu Triều Tiên giải trừ vũ khí hạt nhân. Mỹ cần Triều Tiên giải trừ vũ khí hạt nhân trước vì Mỹ cho rằng việc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Mỹ.

Do đó, hội nghị lần này sẽ không đạt được ngay một thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, Triều Tiên có thể sẽ chấp nhận ngừng phát triển vũ khí hạt nhân của mình, nhưng cũng phải xem phía Mỹ có những động thái tích cực hay không.

PV: Hội nghị lần này sẽ ảnh hưởng đến thế nào đến hình ảnh của chính quyền Donand Trump?

GS.TS Prapat: Việc Triều Tiên nắm giữ vũ khí hạt nhân trong tay và phát triển đến mức như hiện tại làm cho Mỹ thấy bất an, do đó, Hội nghị Thượng đỉnh lần này mới diễn ra. Vì Mỹ cũng không muốn đẩy tình hình ngày càng đi quá xa.

Nếu hội nghị lần này đạt được một thỏa thuận mang tính tương đối thì chắc chắn có lợi cho Mỹ trong việc tránh được một mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, thành công tại hội nghị này cũng chính là một kết quả ngoại giao tuyệt vời của chính quyền Tổng thống Trump.

Đây cũng chính là điểm cộng cho ông Trump khi có thể tuyên bố với người dân Mỹ rằng, việc áp dụng các kỹ năng trong đàm phán của một nhà kinh tế vào lĩnh vực chính trị đã mang lại thành công lớn. Hơn nữa, đây còn là những điểm cộng cho Trump trong tương lai nếu ông muốn quay lại tranh cử Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Nga ở Vladivostok?
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Nga ở Vladivostok?

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin đã gửi lời mời Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Nga ở Vladivostok?

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Nga ở Vladivostok?

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin đã gửi lời mời Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok.

Nhà Trắng tuyên bố vẫn duy trì trừng phạt “mạnh mẽ” đối với Triều Tiên
Nhà Trắng tuyên bố vẫn duy trì trừng phạt “mạnh mẽ” đối với Triều Tiên

VOV.VN - Nhà Trắng ngày 4/6 tuyên bố, chính sách trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ đối với Triều Tiên vẫn chưa thay đổi.

Nhà Trắng tuyên bố vẫn duy trì trừng phạt “mạnh mẽ” đối với Triều Tiên

Nhà Trắng tuyên bố vẫn duy trì trừng phạt “mạnh mẽ” đối với Triều Tiên

VOV.VN - Nhà Trắng ngày 4/6 tuyên bố, chính sách trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ đối với Triều Tiên vẫn chưa thay đổi.

Triều Tiên đã phá huỷ một bệ phóng tên lửa hồi tháng 5
Triều Tiên đã phá huỷ một bệ phóng tên lửa hồi tháng 5

VOV.VN - Trang mạng 38 North của Mỹ công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên phá hủy một bãi thử tên lửa đạn đạo.

Triều Tiên đã phá huỷ một bệ phóng tên lửa hồi tháng 5

Triều Tiên đã phá huỷ một bệ phóng tên lửa hồi tháng 5

VOV.VN - Trang mạng 38 North của Mỹ công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên phá hủy một bãi thử tên lửa đạn đạo.

Trung Quốc muốn gì từ cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên?
Trung Quốc muốn gì từ cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên?

VOV.VN - Gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 12/6, Tổng thống Mỹ sẽ không chỉ đàm phán với Triều Tiên mà còn phải lường trước toan tính của Trung Quốc.

Trung Quốc muốn gì từ cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên?

Trung Quốc muốn gì từ cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên?

VOV.VN - Gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 12/6, Tổng thống Mỹ sẽ không chỉ đàm phán với Triều Tiên mà còn phải lường trước toan tính của Trung Quốc.