Góc nhìn dư luận Nga về lời cảnh báo chiến tranh với Ukraine

VOV.VN - Tiếng trống trận chưa được gióng lên tại Nga bất chấp cảnh báo của Mỹ cho rằng Moscow có thể tấn công Ukraine bất cứ thời điểm nào.

“Hành động tuyên truyền cho chiến tranh”

Ở quốc gia này, cả các chuyên gia lẫn người dân đều không tin rằng Tổng thống Putin sẽ phát động một cuộc tấn công vào nước láng giềng.

Điện Kremlin đã mô tả cảnh báo của Mỹ về nguy cơ Nga tấn công Ukraine là điều “cuồng loạn” và “phi lý”, còn nhiều người Nga tin rằng, Washington đang cố tình gây tâm lý hoảng sợ và khiến căng thẳng leo thang để kích động một cuộc xung đột vì những lý do chính trị trong nước.

Phát ngôn cứng rắn của Tổng thống Putin về kế hoạch mở rộng của NATO đến trước “ngưỡng cửa” Nga và việc khối này từ chối lắng nghe những lo ngại của Moscow đã khiến dư luận Nga có cái nhìn đầy hoài nghi với phương Tây sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc.

Các quan chức Nga đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc âm mưu tấn công Ukraine cùng những lo ngại của phương Tây về hành động quân sự của Nga ở khu vực biên giới với quốc gia láng giềng, khẳng định Moscow có thể tự do triển khai quân đội ở bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ của mình.

Phát biểu với báo chí sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 12/2, cố vấn đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov khẳng định việc các nước cáo buộc Nga có kế hoạch tiến đánh Ukraine là vô lý. “Chúng tôi không hiểu tại sao họ lại lan truyền thông tin sai lệch rõ ràng về ý định của Nga”.

Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova đưa ra luận điệu gay gắt hơn, cho rằng, cảnh báo của Washington về nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công là “hành động tuyên truyền cho chiến tranh”. Bà cáo buộc Mỹ đang cần “một cuộc chiến bằng bất cứ giá nào”, đồng thời khẳng định “hành động khiêu khích, thông tin sai lệch và các mối đe dọa thể hiện cách thức giải quyết vấn đề của chính họ”.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Nga có chung quan điểm này. Theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada, hơn một nửa số người được hỏi cho rằng Mỹ phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng hiện tại ở Ukraine, khoảng 15% đổ lỗi cho Ukraine và khoảng 3 đến 4% cho rằng đó là lỗi của Nga. Cuộc khảo sát được thực hiện với 1.600 người, sai số không qúa 3,4%.

Ông Denis Volkov, giám đốc của Trung tâm Levada cho biết: “Hầu hết người dân Nga đều coi xung đột hiện tại là một cuộc xung đột giữa Nga và Mỹ”. Nhiều người tham gia cuộc thăm dò cho rằng Mỹ có thể hối thúc Ukraine tấn công lực lượng ly khai ở miền Đông để lôi kéo Nga vào vòng xoáy xung đột.

“Nga sẽ không bao giờ làm điều đó”

Khi được hỏi về nguy cơ Nga tấn công Ukraine, Anaida Gevorgyan – một người dân tại Moscow cho rằng, đây là luận điều tuyên truyền của phương Tây.

“Nga sẽ không bao giờ làm điều đó. Chúng tôi và Ukraine là những người anh em. Chúng tôi đã sống cùng nhau rất nhiều năm”.

Vitaly Ladygin – một công dân Nga khác cho biết: “Tôi không bao giờ tưởng tượng đến viễn cảnh xảy ra một cuộc chiến tranh với Ukraine. Chúng tôi có những người thân ở đó. Chúng tôi từng sống cùng nhau. Tôi yêu Ukraine và mong rằng đến một lúc nào đó xung đột sẽ kết thúc”.

Các nhà phân tích chính trị cũng gạt bỏ cảnh báo về khả năng chiến tranh, chỉ ra rằng, Nga hiểu rõ cái giá đắt mà nước này phải trả nếu tấn công Ukraine và điều đó không mang lại cho Tổng thống Putin bất cứ lợi ích nào. Nhà phân tích an ninh Sergei Poletayev nhận định: “Đối với Nga, những rủi ro từ một cuộc tấn công chắc chắn sẽ vượt quá lợi ích mà nước này có thể đạt được”.

Các chuyên gia chính trị đánh giá, ông Putin sẽ phải tính đến quan điểm của người dân trong nước nếu thực thi bất cứ hành động quân sự nào đối với Ukraine. Một cuộc tấn công có thể làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của công chúng, gây ra thảm họa chính trị và kinh tế đối với Moscow, khác với việc sáp nhập Crimea nhanh gọn năm 2014.

Cuộc tấn công này sẽ gây thương vong lớn, làm giảm vị thế của Nga trên toàn cầu, khiến nước này bị cô lập và phá vỡ hình ảnh của Tổng thống Putin như một nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến người dân Ukraine, coi hai dân tộc như 2 anh em.

Chưa kể Nga sẽ phải hứng chịu biện pháp trừng phạt hà khắc của phương Tây, có nguy cơ làm tê liệt nền kinh tế đang trì trệ và gây sụt giảm tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Putin. Về lâu về dài, Nga sẽ đối mặt với sự kháng cự lớn, có thể gây tiêu hao các nguồn lực của nước này.

Sergei Karaganov, nhà phân tích chính sách đối ngoại của Nga nhận định: “Ưu tiên hàng đầu của Nga là ngăn NATO quân sự hóa Ukraine và mở rộng khối. Chúng tôi không có kế hoạch tấn công Ukraine”.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, thay vì tiến hành một cuộc tấn công, ông Putin có thể cố gắng gây sức ép lên phương Tây bằng các đợt triển khai quân và tập trận nhiều hơn để ngăn Ukraine gia nhập NATO.

“Trong trường hợp các giải pháp ngoại giao thất bại, Nga có thể chuyển sự hiện diện quân sự của nước này gần Ukraine thành một mối đe dọa liên tục và thường xuyên để gây sức ép với Ukraine và gây căng thẳng cho phương Tây, cuối cùng khiến họ buộc phải nhượng bộ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kịch bản Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2 liệu có thành hiện thực?
Kịch bản Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2 liệu có thành hiện thực?

VOV.VN - Vẫn chưa ai biết được ý định thực sự của Tổng thống Putin. Đến nay tất cả các dự đoán mà phương Tây đưa ra hầu như dựa vào những thông tin một chiều.

Kịch bản Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2 liệu có thành hiện thực?

Kịch bản Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2 liệu có thành hiện thực?

VOV.VN - Vẫn chưa ai biết được ý định thực sự của Tổng thống Putin. Đến nay tất cả các dự đoán mà phương Tây đưa ra hầu như dựa vào những thông tin một chiều.

Nếu tình huống đòi hỏi, Nga có thể sẽ áp dụng chiến lược Syria vào Ukraine
Nếu tình huống đòi hỏi, Nga có thể sẽ áp dụng chiến lược Syria vào Ukraine

VOV.VN - Mỹ từng mặc định rằng Nga sẽ e ngại các rủi ro khi can thiệp quân sự vào Syria. Nhưng thực tế không phải vậy. Mỹ có thể lặp lại sai lầm đó trong trường hợp Ukraine hiện nay. Nếu phải ra tay, Nga có lẽ sẽ có đối sách hết sức khôn khéo.

Nếu tình huống đòi hỏi, Nga có thể sẽ áp dụng chiến lược Syria vào Ukraine

Nếu tình huống đòi hỏi, Nga có thể sẽ áp dụng chiến lược Syria vào Ukraine

VOV.VN - Mỹ từng mặc định rằng Nga sẽ e ngại các rủi ro khi can thiệp quân sự vào Syria. Nhưng thực tế không phải vậy. Mỹ có thể lặp lại sai lầm đó trong trường hợp Ukraine hiện nay. Nếu phải ra tay, Nga có lẽ sẽ có đối sách hết sức khôn khéo.

Điểm danh những vũ khí đầy uy lực phương Tây viện trợ Ukraine
Điểm danh những vũ khí đầy uy lực phương Tây viện trợ Ukraine

VOV.VN - Theo chính phủ Ukraine, các đối tác phương Tây đã cung cấp cho Kiev 1,5 tỷ USD viện trợ quân sự với những vũ khí hiện đại giữa bối cảnh nguy cơ xung đột với Nga ngày càng gia tăng.

Điểm danh những vũ khí đầy uy lực phương Tây viện trợ Ukraine

Điểm danh những vũ khí đầy uy lực phương Tây viện trợ Ukraine

VOV.VN - Theo chính phủ Ukraine, các đối tác phương Tây đã cung cấp cho Kiev 1,5 tỷ USD viện trợ quân sự với những vũ khí hiện đại giữa bối cảnh nguy cơ xung đột với Nga ngày càng gia tăng.

Loạt video cho thấy các đơn vị quân đội và tên lửa Nga tiến về biên giới Ukraine
Loạt video cho thấy các đơn vị quân đội và tên lửa Nga tiến về biên giới Ukraine

VOV.VN - Theo CNN, hoạt động tập trung lực lượng Nga gần biên giới với Ukraine vẫn tiếp tục diễn ra. Có dấu hiệu của tàu ngầm, tàu đổ bộ ở Biển Đen tới các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, xe tăng, pháo tự hành xuất hiện xung quanh rìa Đông Bắc Ukraine.

Loạt video cho thấy các đơn vị quân đội và tên lửa Nga tiến về biên giới Ukraine

Loạt video cho thấy các đơn vị quân đội và tên lửa Nga tiến về biên giới Ukraine

VOV.VN - Theo CNN, hoạt động tập trung lực lượng Nga gần biên giới với Ukraine vẫn tiếp tục diễn ra. Có dấu hiệu của tàu ngầm, tàu đổ bộ ở Biển Đen tới các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, xe tăng, pháo tự hành xuất hiện xung quanh rìa Đông Bắc Ukraine.