Hai yếu tố chiến lược khiến cuộc chiến ở Ukraine khó kết thúc sớm

VOV.VN - Trong lịch sử, có 2 yếu tố chiến lược dẫn đến những cuộc chiến tranh kéo dài và thật không may, cả hai yếu tố này đều xuất hiện trong cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine, khiến cho việc đàm phán khó có thể xảy ra sớm.

James Stavridis, cựu Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang NATO tại châu Âu gần đây dự đoán cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc vào năm nay. Một số chuyên gia khác dự đoán cuộc chiến này sẽ rơi vào bế tắc và trở thành cuộc xung đột đóng băng. Một số ý kiến thì đặt hy vọng vào những cuộc đàm phán. Dù sao thì đó đều là những gì thường xảy ra. Chiến tranh luôn ngốn nhiều tiền bạc, của cải và khiến các bên kiệt sức. Vì thế, hều hết các cuộc xung đột đều diễn ra trong thời gian ngắn. Trong thế kỷ qua, chiến tranh trung bình chỉ kéo dài 100 ngày.

Tuy nhiên, một vài cuộc chiến kéo dài bởi việc duy trì giao tranh có ý nghĩa chiến lược, hay đó là lựa chọn tốt nhất của mỗi bên trong thời điểm đó, bất chấp nguồn chi phí khổng lồ. Trong lịch sử, có 2 yếu tố chiến lược dẫn đến những cuộc chiến tranh kéo dài và thật không may, cả hai yếu tố này đều xuất hiện trong cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine, khiến cho việc đàm phán khó có thể xảy ra.

Những yếu tố cản trở hồi kết cho cuộc chiến ở Ukraine

Yếu tố đầu tiên là sự răn đe bằng danh tiếng. Đây chính là động cơ để NATO thể hiện sự quyết tâm trong việc cải thiện vị thế đàm phán đối với những tranh chấp sau này.

NATO lo ngại rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào của Ukraine đều là "phần thưởng" cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Liên minh này cho rằng điều đó có thể khuyến khích những hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tương lai và gửi đi một thông điệp tới các quốc gia khác rằng họ có thể khôi phục những đường biên giới cũ. Đó là lý do NATO vẫn tiếp tục hỗ trợ Ukraine và không ngừng bơm những vũ khí hiện đại cho nước này.

Dù vậy, các nhà quan sát phương Tây cho rằng, nếu NATO ủng hộ Ukraine nhượng bộ lãnh thổ, điều đó thậm chí còn gửi đi một tín hiệu nguy hiểm hơn. Sự ngần ngại của phương Tây trong việc đối đầu trực tiếp với Nga xuất phát một phần từ kho vũ khí hạt nhân của Moscow. Việc này có phần nhạy cảm nhưng nhà quan sát Chris Blattman cho rằng, điều đó đã gửi đi một thông điệp tới những nước khác về vai trò của việc sở hữu vũ khí hạt nhân.

Yếu tố chiến lược thứ hai là vấn đề cam kết khi hai bên đều cho rằng bên còn lại không có động cơ nào để tuân thủ thỏa thuận. Đây cũng là điều mà các nhà khoa học chính trị cho là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới những cuộc chiến kéo dài.

Kế hoạch gần đây của Italy đã phác thảo một giải pháp cho cuộc chiến ở Ukraine bao gồm: lệnh ngừng bắn, Ukraine trung lập, các đảm bảo an ninh, Donbass đạt được sự tự trị chiến lược, Nga rút quân và được nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Những điều khoản này đều khá sát với những điều khoản mà hai bên từng đạt được trong những tháng trước đó. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là hai bên đều có những lý do của riêng mình để cho rằng bên còn lại sẽ "lật lọng".

Từ phía Ukraine, Kiev tin rằng những quan chức Nga có lập trường cứng rắn sẵn sàng trả giá để mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng của Moscow. Họ cũng cho rằng Nga có thể sử dụng những lệnh ngừng bắn tạm thời để tái tổ chức lực lượng và tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công. Cuối cùng, Ukraine tin rằng các thỏa thuận với Nga có thể đặt nước này vào thế yếu. Điều đó sẽ giúp Nga có động cơ để từng bước chia cắt lãnh thổ Ukraine thành từng phần giống như việc cắt lát salami.

Trong khi đó, Nga cũng có những lý do riêng để nghi ngờ về các cam kết của Ukraine. Trên thực tế, kế hoạch của Italy không khác là bao so với những thỏa thuận hòa bình từng thất bại trước đây, trong đó có các thỏa thuận Minsk. Sau khi các thỏa thuận này được ký kết, Ukraine đã từ chối tuân thủ chúng.

Những nỗ lực không mấy nhiệt tình nhằm thông qua và thực hiện các thỏa thuận trên cũng từng vấp phải sự phản đối. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể cam kết một thỏa thuận tương tự như kế hoạch của Italy nhưng bất kỳ nền hòa bình nào đạt được cũng cần sự ủng hộ rộng khắp. Đây là một thực tế khó khăn với ông Zelensky trong bối cảnh hiện nay.

Kịch bản nào cho xung đột ở Ukraine?

Theo nhà quan sát Chris Blattman, có 3 kịch bản có thể xảy ra. Đầu tiên là một cuộc xung đột kéo dài. Có thể cuộc chiến chỉ diễn ra trong giới hạn ở Donbass nhưng mỗi ngày trôi qua, những rủi ro nhỏ dẫn đến căng thẳng leo thang thành cuộc chiến toàn diện giữa NATO và Nga sẽ ngày càng lớn. Kịch bản thứ hai là cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ rơi vào bế tắc và giống như nhiều cuộc "xung đột đóng băng" khác, những cuộc giao tranh ở quy mô nhỏ vẫn tiếp tục diễn ra. Kịch bản thứ ba cũng là kịch bản lý tưởng nhất, đó là các bên tham gia đàm phán và đạt được thỏa thuận.

Vậy các đối tác của Ukraine sẽ làm gì để giúp đạt được một thỏa thuận hòa bình và một tiến trình đàm phán thuận lợi?

Với những bên ủng hộ việc răn đe, điều đó đồng nghĩa với một cam kết hỗ trợ Ukraine tăng cường khả năng trên chiến trường và buộc Nga phải rút quân, thậm chí cả khi điều đó có nguy cơ khiến cuộc xung đột kéo dài tới cuối năm và căng thẳng leo thang.

Tuy nhiên, cũng có những quan điểm cho rằng phương Tây nên hỗ trợ để đẩy nhanh tiến trình đàm phán. Các nước phương Tây có thể thông qua những cam kết tài chính và quân sự dài hạn. Họ cũng có thể tham gia trực tiếp hơn vào những cuộc đối thoại với Nga.

Điều khó khăn nhất là thế giới phải giúp Nga và Ukraine đưa ra những cam kết đáng tin cậy bởi một cuộc xung đột kéo dài nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ không nằm trong lợi ích của bất kỳ ai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ nổ tại Crimea báo hiệu cuộc phản công lớn của Ukraine đã bắt đầu?
Vụ nổ tại Crimea báo hiệu cuộc phản công lớn của Ukraine đã bắt đầu?

VOV.VN - Ukraine được cho là đã khởi động cuộc phản công lớn ở phía Nam qua vụ tấn công vào căn cứ không quân của Nga trên Bán đảo Crimea vào ngày 9/8.

Vụ nổ tại Crimea báo hiệu cuộc phản công lớn của Ukraine đã bắt đầu?

Vụ nổ tại Crimea báo hiệu cuộc phản công lớn của Ukraine đã bắt đầu?

VOV.VN - Ukraine được cho là đã khởi động cuộc phản công lớn ở phía Nam qua vụ tấn công vào căn cứ không quân của Nga trên Bán đảo Crimea vào ngày 9/8.

Loạt nổ bí hiểm rung chuyển căn cứ Nga: Ukraine đang thay đổi lối đánh?
Loạt nổ bí hiểm rung chuyển căn cứ Nga: Ukraine đang thay đổi lối đánh?

VOV.VN - Căn cứ quân sự Nga ở Crimea rung chuyển vì các vụ nổ ngày 9/8. Nhiều máy bay Nga bị phá hủy chính xác. Giới phân tích đưa ra nhận định về loạt nổ bí hiểm này, bao gồm giả thuyết Ukraine thay đổi lối đánh để tác động lên tâm lý đối phương.

Loạt nổ bí hiểm rung chuyển căn cứ Nga: Ukraine đang thay đổi lối đánh?

Loạt nổ bí hiểm rung chuyển căn cứ Nga: Ukraine đang thay đổi lối đánh?

VOV.VN - Căn cứ quân sự Nga ở Crimea rung chuyển vì các vụ nổ ngày 9/8. Nhiều máy bay Nga bị phá hủy chính xác. Giới phân tích đưa ra nhận định về loạt nổ bí hiểm này, bao gồm giả thuyết Ukraine thay đổi lối đánh để tác động lên tâm lý đối phương.

Điều gì khiến Nga và Ukraine chưa sẵn sàng đàm phán để kết thúc giao tranh?
Điều gì khiến Nga và Ukraine chưa sẵn sàng đàm phán để kết thúc giao tranh?

VOV.VN - Nga và Ukraine đều có những lý do riêng khi chưa sẵn sàng chấp nhận giải pháp ngoại giao để kết thúc xung đột vũ trang hiện nay.

Điều gì khiến Nga và Ukraine chưa sẵn sàng đàm phán để kết thúc giao tranh?

Điều gì khiến Nga và Ukraine chưa sẵn sàng đàm phán để kết thúc giao tranh?

VOV.VN - Nga và Ukraine đều có những lý do riêng khi chưa sẵn sàng chấp nhận giải pháp ngoại giao để kết thúc xung đột vũ trang hiện nay.

Giành lại Crimea – mục tiêu thực tế hay giấc mộng xa vời của Ukraine?
Giành lại Crimea – mục tiêu thực tế hay giấc mộng xa vời của Ukraine?

VOV.VN - Ukraine cho biết muốn đẩy lùi Nga ra khỏi toàn bộ lãnh thổ của mình, bao gồm cả Crimea, bán đảo Nga đã sáp nhập vào năm 2014. Tuy nhiên, liệu đây có phải là một mục tiêu thực tế đối với Ukraine?

Giành lại Crimea – mục tiêu thực tế hay giấc mộng xa vời của Ukraine?

Giành lại Crimea – mục tiêu thực tế hay giấc mộng xa vời của Ukraine?

VOV.VN - Ukraine cho biết muốn đẩy lùi Nga ra khỏi toàn bộ lãnh thổ của mình, bao gồm cả Crimea, bán đảo Nga đã sáp nhập vào năm 2014. Tuy nhiên, liệu đây có phải là một mục tiêu thực tế đối với Ukraine?

Vì sao nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia thành tâm điểm cáo buộc của Nga và Ukraine?
Vì sao nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia thành tâm điểm cáo buộc của Nga và Ukraine?

VOV.VN - Trong bối cảnh Nga và Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu những ngày qua, nỗi lo về một thảm họa hạt nhân nghiêm trọng như thảm họa Chernobyl lại trỗi dậy.

Vì sao nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia thành tâm điểm cáo buộc của Nga và Ukraine?

Vì sao nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia thành tâm điểm cáo buộc của Nga và Ukraine?

VOV.VN - Trong bối cảnh Nga và Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu những ngày qua, nỗi lo về một thảm họa hạt nhân nghiêm trọng như thảm họa Chernobyl lại trỗi dậy.