Hàn-Triều nối lại đường dây liên lạc: Chỉ vì mục đích trước mắt?

VOV.VN - Triều Tiên ngày 3/1 đã nối lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia và giới chức Hàn Quốc, việc nối lại kênh liên lạc liên Triều bước đầu chỉ nhằm mục đích tạo thuận lợi cho phái đoàn thể thao Triều Tiên tới tham dự Thế vận hội mùa Đông PyeongChang, sắp diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng 2 tới. Hiện vẫn còn quá sớm để nói đến các cuộc đàm phán cải thiện quan hệ giữa hai bên liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Làng đình chiến Bàn Môn Điếm nhìn từ Triều Tiên. Ảnh: AP

Sau gần 2 năm, lúc 15h30 chiều 3/1 (theo giờ địa phương), tiếng chuông điện thoại đã vang lên trong một căn phòng tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom), khu vực phi quân sự (DMZ) nằm giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Đây là lần đầu tiên Triều Tiên chủ động gọi điện cho Hàn Quốc kể từ sau khi Bình Nhưỡng ngắt đường dây liên lạc với quốc gia láng giềng hồi tháng 2/2016, nhằm đáp trả việc Hàn Quốc đóng khu công nghiệp chung Kaesong.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, cuộc gọi kéo dài 20 phút giữa 2 bên nhằm trao đổi về các vấn đề kỹ thuật liên quan tới đường dây nóng mà hai nước vừa nối lại. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về nội dung cuộc đàm thoại này vẫn không được tiết lộ.

Việc Hàn Quốc và Triều Tiên chính thức nối lại đường dây liên lạc liên Triều, cùng những diễn biến tích cực trên bán đảo Triều Tiên trong những ngày đầu năm mới đang khiến dư luận đặt ra câu hỏi, rằng mối quan hệ liên Triều liệu có được cải thiện trong thời gian tới và điều này có làm suy yếu chiến lược “cô lập” Triều Tiên mà chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi hay không?

Câu hỏi này lập tức được Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyun-wha hồi đáp. Bà Kang cho biết, Hàn quốc sẽ vẫn duy trì phối hợp chặt chẽ với Mỹ để tìm cách đối thoại với Triều Tiên, đồng thời tái khẳng định các cuộc đàm phán liên Triều sẽ không tách biệt với những nỗ lực giải trừ hạt nhân của liên minh Seoul và Washington. 

Trong cuộc gặp với quyền Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Marc Knapper và Tư lệnh các Lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc (USFK), Tướng Vincent K. Brooks, Ngoại trưởng Hàn Quốc tái khẳng định, Seoul sẽ không theo đuổi các cuộc đàm phán liên Triều tách biệt với những nỗ lực giải quyết mối đe dọa tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Ngoại trưởng Hàn Quốc cũng nhắc lại yêu cầu của Tổng thống Moon Jae-in đối với Bộ Ngoại giao nước này là “phối hợp chặt chẽ với các đồng minh để đảm bảo rằng các bước đi của Triều Tiên - Hàn Quốc diễn ra đồng thời với nỗ lực giải quyết những vấn đề hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng”.

Do đó, các cuộc đàm phán cải thiện quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ không thể diễn ra sớm. Bởi thực tế, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn luôn khẳng định sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này.

Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cũng tỏ ra nghi ngờ việc chủ động nối lại đường dây liên lạc của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, coi đây là hành động “thọc gậy” vào mối quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc.

“Nếu hai nước quyết định muốn đàm phán, thì đó là sự lựa chọn của họ. Chúng tôi có một mối quan hệ rất mạnh mẽ với Hàn Quốc, cũng giống như với Nhật Bản. Chúng tôi có một liên minh mạnh mẽ tồn tại từ hàng thập kỷ nay. Điều này sẽ không thay đổi. Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể đang tìm cách làm chệch hướng mối quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Tôi có thể khẳng định rằng, điều này sẽ không thể xảy ra. Chúng tôi rất hoài nghi về sự chân thành của Triều Tiên. Chính sách của chúng tôi không thay đổi và chính sách của Hàn Quốc cũng vậy, cả hai nước đều ủng hộ một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa”, bà Nauert nói.

Còn theo chuyên gia Elliot Tepper thuộc Trường Đại học Carleton, Canada, việc nối lại đường dây nóng là điều tích cực, song đây có thể chỉ là hành động câu giờ từ phía Triều Tiên để nước này có thể tiếp tục theo đuổi công nghệ tên lửa và phát triển kho vũ khí hạt nhân của mình.

Dẫu vậy, đúng như tuyên bố của phủ Tổng thống Hàn Quốc, việc Triều Tiên mở đường dây nóng tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm để liên hệ với phía Hàn Quốc, nhằm thảo luận việc gửi đoàn tham gia Thế vận hội mùa Đông PyeongChang, vẫn là bước đi “có ý nghĩa rất quan trọng” và là điểm sáng “mới nhất” trong mối quan hệ giữa hai nước. Và điều này cũng đã được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lên tiếng hoan nghênh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quan hệ Hàn – Triều lại căng vì vấn đề an ninh mạng
Quan hệ Hàn – Triều lại căng vì vấn đề an ninh mạng

VOV.VN - Phía Hàn Quốc cho biết đã phát hiện các địa chỉ giao thức Internet có mã độc từ Triều Tiên tấn công các tập đoàn, cơ quan chính phủ của nước này.

Quan hệ Hàn – Triều lại căng vì vấn đề an ninh mạng

Quan hệ Hàn – Triều lại căng vì vấn đề an ninh mạng

VOV.VN - Phía Hàn Quốc cho biết đã phát hiện các địa chỉ giao thức Internet có mã độc từ Triều Tiên tấn công các tập đoàn, cơ quan chính phủ của nước này.

Liên Hợp Quốc hoan nghênh Hàn - Triều nối lại kênh liên lạc
Liên Hợp Quốc hoan nghênh Hàn - Triều nối lại kênh liên lạc

VOV.VN - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 3/1 hoan nghênh Hàn Quốc và Triều Tiên nối lại kênh liên lạc liên Triều.

Liên Hợp Quốc hoan nghênh Hàn - Triều nối lại kênh liên lạc

Liên Hợp Quốc hoan nghênh Hàn - Triều nối lại kênh liên lạc

VOV.VN - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 3/1 hoan nghênh Hàn Quốc và Triều Tiên nối lại kênh liên lạc liên Triều.

Khẩu chiến Hàn - Triều về việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc
Khẩu chiến Hàn - Triều về việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc

VOV.VN - Sau khi Mỹ thông báo triển khai hệ thống tên lửa THAAD, Hàn Quốc và Triều Tiên lập tức bước vào trận khẩu chiến.

Khẩu chiến Hàn - Triều về việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc

Khẩu chiến Hàn - Triều về việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc

VOV.VN - Sau khi Mỹ thông báo triển khai hệ thống tên lửa THAAD, Hàn Quốc và Triều Tiên lập tức bước vào trận khẩu chiến.

Quan hệ Hàn-Triều “nồng ấm” trở lại có khiến Mỹ thay đổi chiến lược?
Quan hệ Hàn-Triều “nồng ấm” trở lại có khiến Mỹ thay đổi chiến lược?

VOV.VN - Những diễn biến tích cực trên bán đảo Triều Tiên những ngày đầu Năm mới liệu có khiến Mỹ thay đổi chính sách cô lập Triều Tiên hay không?

Quan hệ Hàn-Triều “nồng ấm” trở lại có khiến Mỹ thay đổi chiến lược?

Quan hệ Hàn-Triều “nồng ấm” trở lại có khiến Mỹ thay đổi chiến lược?

VOV.VN - Những diễn biến tích cực trên bán đảo Triều Tiên những ngày đầu Năm mới liệu có khiến Mỹ thay đổi chính sách cô lập Triều Tiên hay không?