Hòa bình cho Ukraine: Gia tăng viện trợ vũ khí hay đàm phán ngoại giao?

VOV.VN - Tự vũ khí không đem lại hòa bình ở Ukraine. Chỉ có mở rộng đàm phán với sự tham gia của Mỹ, Nga, cũng như EU cùng những ích lợi thấy rõ thì mới bảo đảm Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận hòa bình.

Vào ngày 24/2/2022, Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Trước cuộc chiến này, Mỹ đã tham gia đàm phán để tránh nguy cơ nổ ra chiến tranh. Tuy nhiên, khi cuộc chiến đã nổ ra, Mỹ lại tập trung vào việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. Chính sách công khai của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden là trao cho Ukraine vũ khí và những trợ giúp mà họ cần để không chỉ tự vệ mà còn giành lại những lãnh thổ đã mất nhằm giúp Ukraine có được “vị thế mạnh nhất có thể trên bàn đàm phán”.

Tuy nhiên, quá trình đàm phán song phương có khả năng sẽ thất bại do sự thiếu tin tưởng lẫn nhau từ hai phía và do cả Tổng thống Ukraine Zelensky và Tổng thống Nga Putin đều có những động cơ chính trị trong việc đặt ra những đòi hỏi cao đối với nhau. Thậm chí nếu thỏa thuận có đạt được thì sau đó nó cũng dễ dàng bị vi phạm trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Các học giả gọi đây là vấn đề về cam kết. Tổng thống Putin sẽ không nhượng bộ về lãnh thổ trừ phi các quan ngại của Nga về việc mở rộng NATO và EU được đem ra xử lý. Ông Putin cũng có thể muốn gỡ bỏ một số lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga để đổi lấy sự mềm dẻo trong ngoại giao Nga, mà điều này thì nằm trong tầm tay của Mỹ và các đồng minh.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden nên chuẩn bị để đàm phán với Nga trong bối cảnh các yêu sách của Nga không được riêng Ukraine đáp ứng. Tổng thống Putin có thể nhượng bộ Ukraine nếu quá trình đàm phán được mở rộng để bao gồm cả Mỹ và Nga cũng như Liên minh châu Âu (EU) và quá trình này đưa ra những ích lợi cụ thể.

Cần thiết mở rộng đàm phán

Cuộc chiến Nga - Ukraine xảy ra một phần là do mối quan ngại lâu dài của Nga về sự mở rộng của NATO, EU và quá trình Đông tiến của các tổ chức này tới sát biên giới Nga. Những mối lo ngại như thế đã được bày tỏ nhiều lần bởi các quan chức Nga ngay sau Chiến tranh Lạnh và có từ trước khi Tổng thống Putin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine.

Trong khi đó, Mỹ và đồng minh đã liên tục bác bỏ các mối quan ngại đó. Thay vào đó, họ cố gắng tích hợp các quốc gia từng thuộc Liên Xô ở Đông Âu vào cái mà họ gọi là trật tự thế giới tự do.

Bị kẹt trong tình thế này, Ukraine tìm cách hiện đại hóa quân đội (đặc biệt là từ năm 2014) và tìm đường gia nhập NATO. Tất nhiên các hành động này lại càng làm Nga tức giận.

Do số lượng đáng kể các vấn đề phức tạp nằm ở lõi cuộc chiến Nga - Ukraine, các cuộc thương lượng tương lai phải rộng lớn về bản chất và bao gồm cả Mỹ lẫn EU.

Cho tới nay, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã chấp nhận cho phép các bên thứ 3 như Pháp, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò trung gian, truyền các thông điệp giữa Kiev và Moscow, và trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp nơi tổ chức đàm phán. Tuy nhiên, các nước này không giải quyết được những vướng mắc chính. Do vậy họ chỉ có một khả năng giới hạn trong khuyến khích ngừng bắn hoặc soạn thảo một thỏa thuận được các bên chấp nhận để ngưng chiến.

Hiện tại Nga và Ukraine đã “cam kết” tiếp tục chiến đấu ở Donbass, miền Đông Ukraine. Ở phương Tây, một số người cảm nhận rằng Ukraine, được Mỹ và phương Tây cung cấp vũ khí, có thể tự phòng vệ trước Nga và gây ra những tổn thất nặng nề cho các lực lượng Nga. Một số người đi xa hơn và lập luận rằng Washington có thể sử dụng xung đột này để làm suy yếu Nga thông qua chiến tranh tiêu hao.

Thế nhưng, các nhà hoạch định chính sách của phương Tây cần phải thận trọng để tránh dựa vào duy nhất giải pháp quân sự. Cung cấp vũ khí và thông tin tình báo mà thiếu một “tàn cuộc chính trị” chỉ có thể dẫn tới một cuộc chiến dài lâu, thậm chí thảm kịch đối đầu nguy hiểm trực tiếp giữa Nga và NATO.

Do đó, chuẩn bị cho giải pháp ngoại giao là điều thiết yếu nếu chúng ta tính đến nguy cơ cuộc chiến Nga - Ukraine vượt ra khỏi vòng kiểm soát.

Cung cấp vũ khí khí tài cho Ukraine sẽ làm tăng thiệt hại cho Nga (điều Mỹ mong muốn trong cuộc cạnh tranh nước lớn) nhưng Mỹ cũng phải cam kết tham gia đàm phán khi các bên xung đột tiến tới ngưỡng bế tắc hoặc khi cả hai cảm thấy các tổn hại về quân sự, kinh tế và con người của mình là quá cao.

Hiện chưa rõ liệu Nga và Ukraine đã đạt đến ngưỡng chịu đựng tổn thất cao hay chưa, nhưng rõ ràng cả hai đã phải gánh chịu nhiều tổn thất lớn và chưa bên nào tạo được đột phá quyết định trong gần 6 tháng chiến sự vừa qua.

Đặt nền móng cho hòa bình

Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden nên chuẩn bị một khung ngoại giao đa cấp độ để có thể bắc qua các khác biệt giữa Nga và Ukraine, từ đó giúp xung đột giữa đôi bên có cơ hội được giải quyết.

Trước tiên, cần mở rộng quá trình đàm phán để bao gồm các cuộc đàm phán song song giữa Nga và các bên thứ 3 như là Mỹ, EU và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Sự can dự của bên ngoài có thể giúp các bên xung đột giao tiếp với nhau tốt hơn và cung cấp cho họ phương tiện để kiểm chứng và giám sát các điều khoản của một thỏa thuận tương lai.

Mỹ và EU cũng có thể áp dụng các biện pháp khích lệ và nhắc nhở để cả Kiev và Moscow đạt được một thỏa thuận. Kiev cần sự ủng hộ về kinh tế, chính trị của phương Tây trong khi Moscow mong muốn giới hạn sự mở rộng của NATO và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Mỹ và EU có thể đáp ứng các yêu cầu, từ đó giúp trung gian cho một thỏa thuận khi thời cơ chín muồi.

Mỹ đóng vai trò lớn ở đây. Họ có thể giúp đạt một thỏa thuận chính trị không chỉ giữa các bên xung đột mà còn giữa Nga và NATO. Nếu không xử lý được mối quan hệ giữa Nga và NATO thì điều này sẽ dẫn tới bất ổn trong tương lai.

Ngoại giao hòa giải như vậy cũng có thể gia tăng uy tín của Mỹ trên trường quốc tế.

Nếu như “Mỹ đang quay lại” và “ngoại giao trở lại ở chính giữa chính sách đối ngoại của Mỹ” như Tổng thống Biden tuyên bố, thì chính quyền của ông Biden phải đóng vai trò trung tâm thay vì vai trò ngoại vi trong các cuộc đàm phán tương lai giữa Nga và Ukraine.

Mỹ và phương Tây cần làm nhiều việc khác ngoài việc chỉ tập trung cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngay cả khi chiến sự bùng phát lớn ở Donbass, Mỹ vẫn có khả năng xây dựng một khuôn khổ hướng tới chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Cơ hội hiện nay vẫn nằm trong tay họ./.        

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Trump tiếc nuối Ukraine đã không nhượng bộ Nga
Ông Trump tiếc nuối Ukraine đã không nhượng bộ Nga

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Trump mới đây bày tỏ rằng Ukraine lẽ ra nên đạt một thỏa thuận với Tổng thống Putin, chấp nhận từ bỏ lãnh thổ Crimea, đồng ý không gia nhập NATO, và do vậy tránh được một cuộc tấn công quân sự của Nga.

Ông Trump tiếc nuối Ukraine đã không nhượng bộ Nga

Ông Trump tiếc nuối Ukraine đã không nhượng bộ Nga

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Trump mới đây bày tỏ rằng Ukraine lẽ ra nên đạt một thỏa thuận với Tổng thống Putin, chấp nhận từ bỏ lãnh thổ Crimea, đồng ý không gia nhập NATO, và do vậy tránh được một cuộc tấn công quân sự của Nga.

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân
Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

VOV.VN - Hiện tại xung đột Nga - Ukraine chưa trở thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, việc hai bên mở rộng mục tiêu tác chiến đã làm tăng đột biến rủi ro đó. Nguy cơ đó có thật và không thể xem nhẹ bởi hậu quả nghiêm trọng của xung đột hạt nhân.

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

VOV.VN - Hiện tại xung đột Nga - Ukraine chưa trở thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, việc hai bên mở rộng mục tiêu tác chiến đã làm tăng đột biến rủi ro đó. Nguy cơ đó có thật và không thể xem nhẹ bởi hậu quả nghiêm trọng của xung đột hạt nhân.

Quân đội Ukraine "được ăn cả, ngã về không" khi cố giành lại Kherson?
Quân đội Ukraine "được ăn cả, ngã về không" khi cố giành lại Kherson?

VOV.VN - Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể bước sang giai đoạn mới trong thời gian ngắn nữa, khi phía Ukraine đang dốc sức cho một cuộc phản công "được ăn cả, ngã về không" nhằm vào thành phố Kherson do Nga kiểm soát từ giai đoạn đầu cuộc chiến.

Quân đội Ukraine "được ăn cả, ngã về không" khi cố giành lại Kherson?

Quân đội Ukraine "được ăn cả, ngã về không" khi cố giành lại Kherson?

VOV.VN - Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể bước sang giai đoạn mới trong thời gian ngắn nữa, khi phía Ukraine đang dốc sức cho một cuộc phản công "được ăn cả, ngã về không" nhằm vào thành phố Kherson do Nga kiểm soát từ giai đoạn đầu cuộc chiến.

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân
Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine đã tạo rất nhiều vấn đề lớn về an ninh quốc tế. Trong các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuất hiện nhiều tiếng nói đòi tự phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng để đối phó với các thách thức mới.

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine đã tạo rất nhiều vấn đề lớn về an ninh quốc tế. Trong các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuất hiện nhiều tiếng nói đòi tự phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng để đối phó với các thách thức mới.

Phương Tây đã thất bại trong việc cô lập Nga như thế nào?
Phương Tây đã thất bại trong việc cô lập Nga như thế nào?

VOV.VN - Nước Nga không ngừng bị cô lập khỏi phương Tây cũng như các thể chế do phương Tây dẫn dắt. Thế nhưng cuộc gặp của Tổng thống Nga Putin ở Tehran (Iran) đã tạo ra khác biệt lớn khiến phương Tây bất an.

Phương Tây đã thất bại trong việc cô lập Nga như thế nào?

Phương Tây đã thất bại trong việc cô lập Nga như thế nào?

VOV.VN - Nước Nga không ngừng bị cô lập khỏi phương Tây cũng như các thể chế do phương Tây dẫn dắt. Thế nhưng cuộc gặp của Tổng thống Nga Putin ở Tehran (Iran) đã tạo ra khác biệt lớn khiến phương Tây bất an.

Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?
Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn giằng co ở nhiều nơi, khi Nga càng cải tiến lối đánh thì phương Tây lại càng viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine. Mới đây, Nga đã ám chỉ sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Crimea bị Ukraine tấn công.

Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?

Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn giằng co ở nhiều nơi, khi Nga càng cải tiến lối đánh thì phương Tây lại càng viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine. Mới đây, Nga đã ám chỉ sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Crimea bị Ukraine tấn công.

Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm
Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã mời các nhà sản xuất vũ khí hãy đem thiết bị của mình tới chiến trường Ukraine để thử nghiệm trong cuộc đối đầu quân sự với Nga. Tuyên bố này có thể khiến chiến sự ở đây thêm khốc liệt và kéo dài.   

Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm

Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã mời các nhà sản xuất vũ khí hãy đem thiết bị của mình tới chiến trường Ukraine để thử nghiệm trong cuộc đối đầu quân sự với Nga. Tuyên bố này có thể khiến chiến sự ở đây thêm khốc liệt và kéo dài.   

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger: Ukraine nên nhượng lãnh thổ cho Nga để đạt được hòa bình
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger: Ukraine nên nhượng lãnh thổ cho Nga để đạt được hòa bình

VOV.VN - Cựu Cố vấn an ninh quốc gia và cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger mới đây cho biết, Ukraine nên chấp nhận từ bỏ một bộ phận lãnh thổ của mình để đạt được một thỏa thuận hòa bình với Nga, chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 3 tháng giữa hai nước.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger: Ukraine nên nhượng lãnh thổ cho Nga để đạt được hòa bình

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger: Ukraine nên nhượng lãnh thổ cho Nga để đạt được hòa bình

VOV.VN - Cựu Cố vấn an ninh quốc gia và cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger mới đây cho biết, Ukraine nên chấp nhận từ bỏ một bộ phận lãnh thổ của mình để đạt được một thỏa thuận hòa bình với Nga, chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 3 tháng giữa hai nước.