Hội nghị Bộ trưởng NATO nóng với vấn đề chi tiêu quốc phòng

VOV.VN - Chủ đề chia sẻ cân bằng các chi phí trong NATO dự kiến chiếm một phần quan trọng trong chương trình nghị sự.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu nhóm họp trong hai ngày 14-15/2 tại Brussels, Bỉ để thảo luận một loạt các vấn đề như cơ cấu chỉ huy của NATO, chia sẻ công bằng các khoản chi phí, hợp tác với Liên minh Châu Âu (EU) và vai trò của liên minh quân sự này trong việc hỗ trợ ổn định và tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động chuẩn bị cho chương trình Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra vào tháng 7/2018.

Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại hội nghị. Ảnh: NATO.

Tại một trong những hội nghị quốc phòng đầu tiên của khối trong năm 2018, chủ đề chia sẻ cân bằng các chi phí trong NATO dự kiến chiếm một phần quan trọng trong chương trình nghị sự. Năm 2016, các nước NATO đã thống nhất tiến tới chi 2% GDP cho ngân sách quốc phòng, đầu tư nhiều hơn nữa vào trang bị năng lực và các thiết bị chính, trải đều từ vấn đề nhân lực đến các nhiệm vụ cũng như các chiến dịch của NATO.

Phát biểu trước thềm Hội nghị, Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg bày tỏ hy vọng sẽ có thêm nhiều quốc gia thành viên đạt được mục tiêu dành 2% GDP cho quốc phòng đến năm 2024. 15 trong số 28 quốc gia thành viên NATO, không bao gồm Mỹ, hiện đã có một chiến lược đáp ứng các mục tiêu tăng cường chi tiêu quốc phòng để đối phó với các thách thức an ninh.

Kế hoạch là vậy nhưng triển vọng đáp ứng được các mục tiêu mà các nước NATO đặt ra cho chi tiêu quốc phòng được đánh giá vẫn còn rất xa vời. Theo số liệu của NATO, Anh, Hi Lạp, Romania và các nước Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania có thể đáp ứng hay tiến đến gần mục tiêu 2%. Trong khi Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước dự kiến có thể đạt được sớm mục tiêu.

Thủ tướng Pháp Edouard Phillipe khẳng định, Pháp sẽ tăng chi tiêu quốc phòng để đối mặt với các thách thức của thế giới. “Những nỗ lực quốc phòng của Pháp trong 5 năm tới sẽ lớn hơn những gì được thực hiện thời gian qua. Đây là một ưu tiên của Pháp bởi vì chúng tôi biết rằng thế giới đang phải đối mặt với các nguy hiểm. Để giải quyết nó, chúng ta phải luôn sẵn sàng”, ông nói.

Tuy nhiên, Tây Ban Nha công khai tuyên bố sẽ không đáp ứng được mục tiêu 2024, trong khi triển vọng tại Bỉ và Italy cũng khá mơ hồ. Các dự án hàng tỉ euro tại Đức cũng được cho là chưa đủ để quốc gia này đáp ứng mục tiêu 2% vào năm 2024. Ngoài vấn đề các nước không đạt được mức mục tiêu đề ra, Mỹ và các thành viên NATO vẫn  bất đồng về ngôn từ trong cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO năm 2014, đó là các đồng minh cam kết “ hướng tới” mục tiêu 2%, trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ  Donald Trump khẳng định 2% là mức “ tối thiểu”. Theo các quan chức Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ tiếp tục có những tuyên bố cứng rắn nhằm vào các nước đồng minh tại hội nghị này, gây sức ép buộc các nước tuân theo mục tiêu đề ra.

Bên cạnh vấn đề chi tiêu quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng NATO cũng sẽ thảo luận vị thế răn đe và thực trạng quốc phòng của NATO, vai trò của liên minh này trong các dự án ổn định và đối phó với chủ nghĩa khủng bố. NATO hiện là một phần trong liên minh quốc tế đối phó với Nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Iraq và Syria.

Phát biểu trước thềm Hội nghị, Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg cho biết, NATO sẵn sàng ủng hộ một liên minh lớn hơn trong việc huấn luyện phái bộ tại Iraq. “Chúng ta sẽ phải dành được hòa bình. Do đó chúng ta có thể tiếp tục xây dựng và đào tạo lực lượng an ninh Iraq. Đó là những gì liên quân quốc tế chống IS sẽ thực hiện và những gì NATO cũng sẽ thực hiện tại quốc gia này"- ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh.

Ông Stoltenberg cũng cho biết, số lực lượng NATO tại Afghanistan sẽ tăng trong năm nay từ 13.000 lên 16.000 người. Đây là một dấu hiệu rõ ràng thể hiện các cam kết của liên minh với an ninh của Afghanistan. Trong hội nghị 2 ngày này, các bộ trưởng quốc phòng NATO cũng sẽ phải tìm ra cách tiếp cận rộng rãi hơn đối với khu vực phía Nam của khối, cũng như thích ứng tốt hơn trước các thách thức về an ninh đến từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Pháp Macron chỉ trích NATO can thiệp vào Libya năm 2011
Tổng thống Pháp Macron chỉ trích NATO can thiệp vào Libya năm 2011

VOV.VN - Theo ông Macron, việc NATO phát động cuộc can thiệp quân sự vào năm 2011 khiến cho Libya rơi vào một cuộc khủng hoảng không lối thoát...

Tổng thống Pháp Macron chỉ trích NATO can thiệp vào Libya năm 2011

Tổng thống Pháp Macron chỉ trích NATO can thiệp vào Libya năm 2011

VOV.VN - Theo ông Macron, việc NATO phát động cuộc can thiệp quân sự vào năm 2011 khiến cho Libya rơi vào một cuộc khủng hoảng không lối thoát...

NATO lo ngại về các mục tiêu quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria
NATO lo ngại về các mục tiêu quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

VOV.VN - Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria đã khiến các đồng minh trong Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lo ngại.

NATO lo ngại về các mục tiêu quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

NATO lo ngại về các mục tiêu quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

VOV.VN - Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria đã khiến các đồng minh trong Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lo ngại.

Tại sao Mỹ và NATO quyết “phá” Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga?
Tại sao Mỹ và NATO quyết “phá” Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga?

VOV.VN - Dù cả Mỹ và NATO từng tuyên bố chấp thuận để Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 Triumf của Nga nhưng đến phút chót họ lại bất ngờ thay đổi quyết định.

Tại sao Mỹ và NATO quyết “phá” Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga?

Tại sao Mỹ và NATO quyết “phá” Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga?

VOV.VN - Dù cả Mỹ và NATO từng tuyên bố chấp thuận để Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 Triumf của Nga nhưng đến phút chót họ lại bất ngờ thay đổi quyết định.

Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga
Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga

VOV.VN - Trước Thổ Nhĩ Kỳ, mới chỉ có Hy Lạp là thành viên duy nhất của NATO đẩy mạnh hợp tác quân sự với Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga

Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga

VOV.VN - Trước Thổ Nhĩ Kỳ, mới chỉ có Hy Lạp là thành viên duy nhất của NATO đẩy mạnh hợp tác quân sự với Nga.

Tổng thống Pháp Macron công kích NATO can thiệp vào Lybia năm 2011
Tổng thống Pháp Macron công kích NATO can thiệp vào Lybia năm 2011

VOV.VN - Tổng thống Pháp Macron quy trách nhiệm về tình hình hiện nay tại Lybia cho chính sách can thiệp quân sự của NATO vào năm 2011.

Tổng thống Pháp Macron công kích NATO can thiệp vào Lybia năm 2011

Tổng thống Pháp Macron công kích NATO can thiệp vào Lybia năm 2011

VOV.VN - Tổng thống Pháp Macron quy trách nhiệm về tình hình hiện nay tại Lybia cho chính sách can thiệp quân sự của NATO vào năm 2011.