Indonesia, Philippines tăng cường lực lượng ở Biển Đông đối phó với Trung Quốc

VOV.VN - Trước tình hình Biển Đông đang nóng trở lại do hành vi gây hấn của Trung Quốc, Indonesia và Philippines đã tăng cường lực lượng để ứng phó xung đột có thể xảy ra và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Indonesia tăng cường tuần tra Bắc Natuna

Trưởng phòng Quan hệ công chúng Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia, ông Wisnu Pramandita ngày hôm nay (15/10) cho biết, tình hình Biển Đông đang nóng trở lại sau xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, do đó Indonesia đã cử thêm tàu tuần tra, canh gác để tăng cường hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế nước này.

Theo ông Wisnu, Cơ quan an ninh hàng hải Indonesia đã cử thêm 2 tàu chiến, một máy bay giám sát hàng hải cùng các hạm đội Hải quân và tàu kiểm ngư đến vùng biển Bắc Natuna để lường trước những hậu quả có thể xảy ra khi xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một nóng lên trên Biển đông.

Ông Wisnu cũng nhắc lại, tháng 9 vừa qua, tàu hải cảnh Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế Indonesia ở khu vực phía Bắc đảo Natuna và chỉ rời đi sau khi nhận được cảnh báo từ vô tuyến điện.

Trước đó, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã bày tỏ quan điểm, Indonesia không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông. Các tàu nước ngoài  có thể đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, nhưng không được ở đó để đưa ra yêu sách lãnh thổ, đặc biệt là yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc. Nữ Ngoại trưởng Indonesia cũng nhận định, đây sẽ không phải là lần cuối cùng Trung Quốc có các hành vi xâm phạm vùng biển nước này, do đó, Indonesia kiên quyết phản đối các hành động trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông và bác bỏ yêu sách phi lý của nước này về “đường chín đoạn”.

Về các cuộc xung đột Mỹ- Trung trên Biển Đông, Indonesia đã truyền tải thông điệp, bất kỳ cuộc xung đột mở nào xảy ra trên Biển Đông cũng không đem lại lợi ích cho các bên. Ngoại trưởng Indonesia đã nhấn mạnh với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc điện đàm ngày 3/8 rằng quan điểm của Indonesia là giữ cho vùng biển này ổn định và hòa bình. Các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Philippines cử 240 dân quân bảo vệ bãi cạn Scarboroug và ngư dân

Trong khi đó, ngày hôm qua (14/10), Tư lệnh Hải quân Philippines, ông Giovannai Carlo Bacordo cho biết, có 2 nhóm quân dân, mỗi nhóm 120 người sẽ được điều đến biển Tây Philippines để bảo vệ các thực thể mà Philippines đang trang chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, đó là bãi cạn Scarborough. Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough sau cuộc va chạm tàu giữa hai bên năm 2012.

Theo ông Giovannai Carlo Bacordo, việc cử dân quân đến Biển Đông còn là phản ứng của Philippines đối với các hành vi quấy rối ngư dân nước này của lực lượng dân quân hàng hải Trung Quốc trong năm 2019. Các vụ quấy rối bắt đầu xảy ra vào ngày 9/6/2019, khi một tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào tàu ngư dân Philippines, sau đó bỏ rơi 22 thuyền viên nước này trôi trong nước, làm dấy lên tranh cãi về liên minh do Tổng thống Rodrigo Duterte xây dựng với siêu cường quốc châu Á. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Duterte chỉ sử dụng các phản đối ngoại giao đối với các hành vi quấy rối này.

Hiện chưa rõ ngày xuất quân của 240 dân quân Philippines, tuy nhiên ông Bacordo cho biết, họ sẽ phải trải qua đợt huấn luyện của Hải quân Philippines và được trang bị vũ khí để tuần tra ở Biển Đông. Bên cạnh việc bảo vệ ngư dân và các thực thể, các dân quân còn có nhiệm vụ hoạt động tình báo, thu thập thông tin.

Tổng tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Philippines (AFP), Tướng Gilbert Gapay cho biết, Philippines cũng đang chuẩn bị triển hai các hạm đội cho 6 khu vực chỉ huy của AFP, đặc biệt ưu tiên giám sát biển Tây Philippines, khu vực được coi là “điểm bùng phát xung đột tiềm năng” trong khu vực.

Tháng 9 vừa qua, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 75, lần đầu tiên Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bày tỏ sự phản đối đối với những nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết Biển Đông năm 2016 và phản đối các hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc cùng các hoạt động quân sự hóa của nước này ở Biển Đông, đã gây ra nhiều lo ngại cho các nước trong và ngoài khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy hiểm rình rập nếu Philippines triển khai dân quân ở Biển Đông
Nguy hiểm rình rập nếu Philippines triển khai dân quân ở Biển Đông

VOV.VN - Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros bày tỏ lo lắng vì các ngư dân dân sự có thể sẽ bị Trung Quốc nhắm đến nếu họ được phép mang vũ khí.

Nguy hiểm rình rập nếu Philippines triển khai dân quân ở Biển Đông

Nguy hiểm rình rập nếu Philippines triển khai dân quân ở Biển Đông

VOV.VN - Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros bày tỏ lo lắng vì các ngư dân dân sự có thể sẽ bị Trung Quốc nhắm đến nếu họ được phép mang vũ khí.

Tướng Philippines: Tình hình Biển Đông vẫn đang “rất căng thẳng”
Tướng Philippines: Tình hình Biển Đông vẫn đang “rất căng thẳng”

VOV.VN - Trong một cuộc họp báo trực tuyến ngày hôm qua (13/10), Tổng tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Philippines, Tướng Gilbert Gapay nhận định, tình hình Biển Đông hiện nay vẫn đang rất “căng thẳng”.

Tướng Philippines: Tình hình Biển Đông vẫn đang “rất căng thẳng”

Tướng Philippines: Tình hình Biển Đông vẫn đang “rất căng thẳng”

VOV.VN - Trong một cuộc họp báo trực tuyến ngày hôm qua (13/10), Tổng tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Philippines, Tướng Gilbert Gapay nhận định, tình hình Biển Đông hiện nay vẫn đang rất “căng thẳng”.

Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc rút tàu ra khỏi vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Đông
Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc rút tàu ra khỏi vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Đông

VOV.VN -Nhật Bản yêu cầu hai tàu Trung Quốc rút khỏi vùng lãnh hải của nước này, gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc rút tàu ra khỏi vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Đông

Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc rút tàu ra khỏi vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Đông

VOV.VN -Nhật Bản yêu cầu hai tàu Trung Quốc rút khỏi vùng lãnh hải của nước này, gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.