Israel tăng mạnh ca bệnh nặng trong số những người chưa tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Theo số liệu của Bộ Y tế Israel, tỷ lệ người chưa tiêm phòng trong số những ca bệnh nặng tiếp tục tăng mạnh. Tính đến ngày 13/9, trong số 664 bệnh nhận nặng, có 437 người hoàn toàn chưa được tiêm phòng và 168 người đã tiêm đủ hai liều.

Cùng với sự hoành hành của biến thể Delta, Covid-19 đang ngày càng trở thành một đại dịch đối với những người chưa tiêm chủng ở Israel. Những người chưa tiêm chỉ chiếm 17% dân số đủ điều kiện tiêm chủng ở Irael nhưng họ hiện chiếm tới 65% tổng số ca bệnh nghiêm trọng ở nước này.

Theo số liệu của Bộ Y tế Israel, tỷ lệ người chưa tiêm phòng trong số những ca bệnh nặng tiếp tục tăng mạnh do ngày càng có nhiều người hơn được tiêm chủng vaccine chống lại virus SARS-CoV-2. Tính đến ngày 13/9, trong số 664 bệnh nhân nặng, có 437 người hoàn toàn chưa được tiêm phòng và 168 người đã tiêm đủ hai liều. Chỉ có 59 trường hợp đã tiêm mũi tăng cường nhưng bệnh vẫn chuyển nặng.

Khi tính theo đầu người, sự tương phản rõ nét giữa những người đã tiêm vaccine và chưa tiêm thậm chí còn rõ ràng hơn. Cụ thể, cứ 1 trường hợp bệnh nhân nặng trên 60 tuổi đã được tiêm đầy đủ, ứng với 33 ca bệnh nặng ở những người chưa tiêm phòng trong cùng một nhóm tuổi.

Con số nêu trên cho thấy sự gia tăng đáng kể so với số liệu thống kê được công bố vào ngày 25/9. Khi đó, Bộ Y tế Israel cho biết, mặc dù số người chưa tiêm chủng chỉ chiếm khoảng 20% dân số đủ điều kiện trong số 7,3 triệu người Israel trên 12 tuổi, nhưng họ chiếm một nửa trong tổng số các ca bệnh Covid-19 nặng.

Báo cáo từ Trung tâm Thông tin và Kiến thức trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 được công bố hôm 14/9 đã xác định xu hướng này là “sự gia tăng các ca bệnh nặng ở nhóm người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng, cùng với sự suy giảm tỷ lệ mắc bệnh nói chung”.

Báo cáo cũng ghi nhận “sự tiếp tục gia tăng số trường hợp được xác nhận và những người bị bệnh nặng không được tiêm chủng – đặc biệt ở nhóm những người dưới 60 tuổi chưa chủng ngừa. Cho đến nay, hầu hết các bệnh nhân các bệnh nhân ở trong tình trạng nghiêm trọng đều chưa tiêm vaccine, mặc dù họ chỉ chiếm số ít trong phần dân số đủ điều kiện tiêm vaccine ở Israel”.

Bất chấp những nỗ lực không mệt mỏi của cơ quan y tế công cộng, cho đến cuối tháng 8 vừa qua, vẫn còn khoảng 1.080.000 người Israel đủ điều kiện chưa tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, trong những tuần sau đó, hàng trăm nghìn người đã xếp hàng để được tiêm liều vaccine đầu tiên và tỷ lệ dân số Israel đủ điều kiện nhưng chưa tiêm chủng đã giảm xuống, hiện chỉ còn ở mức 17%.

Theo số liệu thống kê do Bộ Y tế Israel công bố, tính đến ngày 13/9, đã có 6.048.066 người được tiêm ít nhất một liều vaccine, tăng so với 5.934.627 người vào ngày 25/8.

Đẩy mạnh tiêm vaccine

Giáo sư Eran Segal tại Viện nghiên cứu Weizmann, thành viên Ban cố vấn phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ Israel cho biết: “Có khoảng 600.000 người đã tiêm liều vaccine đầu tiên trong ba tháng qua. Đây rõ ràng là một sự tiến bộ.

Chúng ta có khoảng 850.000 người trên 12 tuổi chưa được tiêm chủng và chúng ta nên hướng tới việc có càng nhiều người trong số đó được tiêm chủng càng tốt. Thực tế chúng ta đã có thể tiêm vaccine cho 600.000 người trong ba tháng qua và điều đó cho thấy có cách để tiếp cận được những người này”.

“Phần lớn trong số họ không phải là những người bài vaccine mà chỉ là họ đang trì hoãn tiêm chủng”, ông Segal nhấn mạnh.

Theo Bộ Y tế Israel, có mối tương quan chặt chẽ giữa các đối tượng chưa tiêm vaccine với tình trạng kinh tế, thành phần xã hội... Hồi cuối tháng 8, Bộ này cho biết, trong số hơn 1 triệu người đủ điều kiện nhưng chưa tiêm vaccine vào thời điểm đó, có 16% thuộc cộng đồng cực đoan Chính thống giáo và 31% là người Israel gốc Arab.

Sự khác biệt giữa người được tiêm phòng và chưa tiêm phòng còn lớn hơn nếu tính theo đầu người: Cứ 1 người Israel trên 60 tuổi tử vong sau khi đã được tiêm mũi nhắc lại thì có khoảng 15 người chưa tiêm ở cùng một nhóm tuổi tử vong.

Mặc dù hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa nhiễm virus ngày càng giảm nhưng vaccine vẫn cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể trong việc chống lại tình trạng bệnh chuyển nặng và các mũi tiêm nhắc lại dường như cũng chỉ giúp làm tăng khả năng bảo vệ. Tháng trước, một nghiên cứu của Tổ chức Bảo trì Y tế (HMO) Maccabi - đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho khoảng 1/4 dân số 9,3 triệu dân của Israel cho thấy, tiêm nhắc lại có hiệu quả 86% trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc Covid-19 ở những người từ 60 tuổi trở lên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dẫn đầu về tiêm chủng, vì sao Israel vẫn quay cuồng vì bùng phát tiếp Covid-19?
Dẫn đầu về tiêm chủng, vì sao Israel vẫn quay cuồng vì bùng phát tiếp Covid-19?

VOV.VN - Israel là một hình mẫu trong cuộc chiến chống Covid-19 nhờ việc triển khai nhanh chóng chiến dịch tiêm chủng, nhưng hiện tại quốc gia này liên tục phải đối mặt với những đợt bùng phát dịch mới.

Dẫn đầu về tiêm chủng, vì sao Israel vẫn quay cuồng vì bùng phát tiếp Covid-19?

Dẫn đầu về tiêm chủng, vì sao Israel vẫn quay cuồng vì bùng phát tiếp Covid-19?

VOV.VN - Israel là một hình mẫu trong cuộc chiến chống Covid-19 nhờ việc triển khai nhanh chóng chiến dịch tiêm chủng, nhưng hiện tại quốc gia này liên tục phải đối mặt với những đợt bùng phát dịch mới.

Bài học mở cửa ở Israel và “chương mới” của đại dịch Covid-19
Bài học mở cửa ở Israel và “chương mới” của đại dịch Covid-19

VOV.VN - Israel, đất nước từng dẫn đầu về chiến dịch tiêm vaccine, hiện đang tập trung triển khai mũi vaccine tăng cường để bảo vệ những người dễ tổn thương sau khi ghi nhận số ca mắc tăng kỷ lục.

Bài học mở cửa ở Israel và “chương mới” của đại dịch Covid-19

Bài học mở cửa ở Israel và “chương mới” của đại dịch Covid-19

VOV.VN - Israel, đất nước từng dẫn đầu về chiến dịch tiêm vaccine, hiện đang tập trung triển khai mũi vaccine tăng cường để bảo vệ những người dễ tổn thương sau khi ghi nhận số ca mắc tăng kỷ lục.

Châu Á có thể học được gì từ chiến lược sống chung với Covid-19 của Israel?
Châu Á có thể học được gì từ chiến lược sống chung với Covid-19 của Israel?

VOV.VN - Số ca mắc bệnh tăng trở lại ở Israel dù hơn 60% dân số đã tiêm chủng đầy đủ làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến không hồi kết với đại dịch, nhưng các chuyên gia châu Á vẫn xem Israel là hình mẫu cần học hỏi về giải pháp sống chung với Covid-19.

Châu Á có thể học được gì từ chiến lược sống chung với Covid-19 của Israel?

Châu Á có thể học được gì từ chiến lược sống chung với Covid-19 của Israel?

VOV.VN - Số ca mắc bệnh tăng trở lại ở Israel dù hơn 60% dân số đã tiêm chủng đầy đủ làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến không hồi kết với đại dịch, nhưng các chuyên gia châu Á vẫn xem Israel là hình mẫu cần học hỏi về giải pháp sống chung với Covid-19.

Đang ở cao điểm làn sóng Covid-19 thứ 4, Israel tính đến làn sóng dịch thứ 5
Đang ở cao điểm làn sóng Covid-19 thứ 4, Israel tính đến làn sóng dịch thứ 5

VOV.VN - Dù đang ở trong đợt cao điểm dịch bệnh lần thứ 4 nhưng Israel đã chuẩn bị phương án chung sống với Covid-19 và sẵn sàng các biện pháp ứng phó với các làn sóng dịch tiếp theo.

Đang ở cao điểm làn sóng Covid-19 thứ 4, Israel tính đến làn sóng dịch thứ 5

Đang ở cao điểm làn sóng Covid-19 thứ 4, Israel tính đến làn sóng dịch thứ 5

VOV.VN - Dù đang ở trong đợt cao điểm dịch bệnh lần thứ 4 nhưng Israel đã chuẩn bị phương án chung sống với Covid-19 và sẵn sàng các biện pháp ứng phó với các làn sóng dịch tiếp theo.