Khủng hoảng nhập cư đe dọa Schengen: “Quýt làm cam chịu”?

VOV.VN - Theo đánh giá của giới phân tích, Hiệp ước Schengen có nguy cơ sụp đổ, một phần do chiến lược “Đại Trung Đông” mới của Mỹ.

Phát biểu tại Nghị viện châu Âu ngày 19/1, Chủ tịch EC ông Donald Tusk cảnh báo châu Âu còn “chưa đầy hai tháng” để kiểm soát cuộc khủng hoảng người di cư, nếu không khối Schengen sẽ sụp đổ. 

Chủ tịch EC Donald Tusk phải chua chát thừa nhận khối Schengen đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. (Ảnh: PAP)

Trước đó, hồi tháng 9/2015, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng cảnh báo nếu không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay Schengen sẽ phải đối mặt với “nguy hiểm”. Ông còn cho rằng nếu các đường biên giới bên ngoài của EU không được kiểm soát, các nước thành viên sẽ “tìm mọi cách để tái thiết lập biên giới quốc gia” và đây sẽ là “sự chấm dứt của không gian Schengen”.

Từ “bức tường Berlin” mới…

Ngay những tuần đầu của năm mới 2016, hàng loạt trạm kiểm soát thẻ căn cước ở biên giới của các nước thành viên Hiệp ước Schengen đã bắt đầu đi vào hoạt động nhằm ngăn chặn dòng người di cư từ Trung Đông vào châu Âu.

Áo là quốc gia đầu tiên, ngay từ năm ngoái đã siết chặt kiểm soát biên giới và kiểm tra từng người nhập cảnh, tăng cường kiểm tra người di cư và trục xuất những người không có quyền tị nạn.

Mới đây, Thủ tướng Áo ông Werner Faymann đã tuyên bố tạm ngừng thực thi Hiệp ước Schengen về điều khoản miễn thị thực giữa 22 quốc gia thành viên EU và 4 quốc gia ngoài Liên minh.

Thụy Điển cũng bắt đầu siết chặt kiểm soát nhập cảnh ở biên giới với Đan Mạch, tiếp đó Đan Mạch cũng đưa ra các biện pháp ứng phó bằng cách tổ chức các điểm kiểm soát thị thực ở biên giới với Đức.

Phần Lan cũng yêu cầu các bến phà phải kiểm tra thị thực hoặc giấy phép cư trú của hành khách trước khi cho lên phà. Theo quy định mới, tất cả hành khách đi tàu đều phải rời khỏi tàu tại ga Castrarp ở Copenhaghen và trình thẻ căn cước để kiểm tra trước khi lên lại tàu.

Một người dân Đan Mạch đã thốt lên: “Cứ như là chúng ta đang dựng ‘Bức tường Berlin’ ở đây vậy, chúng ta đang đi lùi về mặt thời gian”. Trước tình hình đó, Đức đã lên tiếng cảnh báo rằng khu vực đi lại tự do Schengen “đang bị đe dọa”.

Đến mâu thuẫn nội bộ gia tăng…

Cuộc khủng hoảng di cư trở nên phức tạp hơn là do nội bộ EU không thống nhất trong chính sách nhập cư. Các nước châu Âu đã cho thấy quan điểm khác biệt về cách thức đối phó với hơn 1 triệu người di cư vượt biển Địa Trung Hải vào châu Âu trong năm 2015.

Hơn 1 triệu người di cư đã đổ về châu Âu trong năm 2015. (Ảnh: AP)

Đức là quốc gia đầu tàu trong việc mở rộng cửa đón tiếp người di cư vì mục đích nhân đạo và nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế, nhưng Italia, Hy Lạp, Serbia, Hungary, Croatia… lại không muốn tiếp nhận gánh nặng này do lo ngại an ninh và những khó khăn về kinh tế.

Hy Lạp đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ tạo thuận lợi cho tình trạng người di cư từ lãnh thổ của mình sang châu Âu. “Điều quan trọng là Thổ Nhĩ Kỳ cần phải tham gia vào nỗ lực hạn chế người di cư một cách đúng đắn”.

Theo thỏa thuận đạt được vào cuối năm ngoái giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU, thì Ankara có nghĩa vụ giúp ngăn chặn người tị nạn ở bên ngoài biên giới EU, đổi lại sẽ được hưởng khoản hỗ trợ trị giá 3 tỷ euro, tuy nhiên cho đến nay thỏa thuận này đã không được thực hiện đầy đủ.

Đan Mạch cũng biện minh cho quyết định kiểm soát biên giới của nước mình khi tuyên bố đây “chỉ đơn thuần là phải phản ứng trước quyết định của phía Thụy Điển”.

Đan Mạch cảnh báo, quyết định kiểm soát biên giới của Thụy Điển có thể gây ra hiệu ứng domino đối với Đan Mạch, nước đã nhận 21.000 đơn xin tị nạn trong năm 2015 so với 163.000 của Thụy Điển. Theo ông, rõ ràng là EU không thể bảo vệ đường biên giới bên ngoài, do vậy các nước sẽ buộc phải đưa ra lệnh kiểm soát biên giới của họ.

Na Uy, nước không thuộc EU nhưng tham gia Hiệp ước Schengen cũng tuyên bố sẽ bắt đầu trả lại những người tị nạn không có thị thực đến từ các nước thành viên Hiệp ước Schengen, nhất là Thụy Điển.

Theo giới quan sát, sau các cuộc tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) ngày 13/11/2015, việc EU thắt chặt chính sách nhập cư là điều hoàn toàn nằm trong dự đoán. Các biện pháp này đã bắt đầu được thực hiện từ cuối năm ngoái và đẩy mạnh triển khai tại nhiều nước trong những ngày đầu của năm nay.

Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp ước Schengen, các nước được phép tái lập việc kiểm soát biên giới với thời gian tối đa là 6 tháng trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp.

Và cái gốc của vấn đề…

Việc những người dân di cư từ các “điểm nóng” Trung Đông – Bắc Phi đổ về châu Âu ngày càng gia tăng, được lý giải bằng các lý do: thứ nhất, nơi đây có nhiều quốc gia giàu có, an toàn và dễ tiếp cận; thứ hai, việc phân bổ “hạn ngạch” đã tiếp thêm động lực cho những người di cư đổ về đây, khiến các quốc gia thành viên nảy sinh mâu thuẫn và buộc tội lẫn nhau.

Châu Âu không đủ khả năng để đón nhận con số người nhập cư cao như vậy. (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân “gốc” phải kể đến là từ Chiến lược “Đại Trung Đông” của Mỹ cùng với sự hưởng ứng và chung tay thực hiện của các thành viên NATO.

Chính sách “Đại Trung Đông” mới của Mỹ đưa ra sau vụ khủng bố 11/9/2001 với chủ trương: “Trả lại thời nguyên thuỷ của Trung Đông dưới hình thức bộ lạc sẽ dễ quản lý hơn vì không có đòi hỏi dân tộc. Đàm phán với các bộ lạc cũng dễ dàng hơn, chỉ cần thông mua chuộc các thủ lĩnh bằng tiền là các vấn đề có thể được giải quyết”.

Giới hoạch định chính sách của Mỹ cho rằng, nếu chia nhỏ Trung Đông, Israel sẽ giữ vai trò cai quản như một “nước Mỹ thu nhỏ” và năm 2006, tấm bản đồ “Đại Trung Đông” mới do Ranpho Pito vẽ đã được công bố lần đầu tiên tại thành phố Rome, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ là nước đầu tiên được Mỹ thông báo.

Trong khi đẩy mạnh việc triển khai chiến lược, Mỹ và NATO đã tác động tích cực làm cho cơn lốc “Mùa xuân Arab” tràn qua Trung Đông – Bắc Phi khiến cho tình hình ngày càng phức tạp hơn.

Giờ đây, theo giới phân tích, “hiệu ứng trái chiều” của phiên bản “Cách mạng màu” với tên gọi “Mùa xuân Arab” đã biến thể thành cơn lốc “người nhập cư trái phép” tràn vào châu Âu, khiến EU khó bề chống đỡ.

Như vậy, theo giới phân tích, sự lúng túng trong giải pháp đối phó với “cơn lốc” người nhập cư của EU là nguyên nhân trực tiếp tạo nguy cơ sụp đổ của Hiệp ước Schengen, nhưng nguyên nhân gốc rễ vẫn phải kể đến chiến lược “Đại Trung Đông” mới của Mỹ. Vì thế, dư luận cho rằng: “quýt làm, cam chịu” là có cơ sở./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức đưa hàng trăm người tị nạn trở lại Áo mỗi ngày
Đức đưa hàng trăm người tị nạn trở lại Áo mỗi ngày

Cảnh sát cho biết, riêng trong ngày 10/1 đã có 260 người tị nạn bị chuyển trở lại Áo. 

Đức đưa hàng trăm người tị nạn trở lại Áo mỗi ngày

Đức đưa hàng trăm người tị nạn trở lại Áo mỗi ngày

Cảnh sát cho biết, riêng trong ngày 10/1 đã có 260 người tị nạn bị chuyển trở lại Áo. 

Sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức thay đổi quan điểm về người tị nạn?
Sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức thay đổi quan điểm về người tị nạn?

VOV.VN - Từ một quốc gia chủ trương “mở rộng vòng tay” đối với người tị nạn vào châu Âu, Đức đã bắt đầu thay đổi quan điểm trước làn sóng ngày càng tăng ở Đức.

Sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức thay đổi quan điểm về người tị nạn?

Sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức thay đổi quan điểm về người tị nạn?

VOV.VN - Từ một quốc gia chủ trương “mở rộng vòng tay” đối với người tị nạn vào châu Âu, Đức đã bắt đầu thay đổi quan điểm trước làn sóng ngày càng tăng ở Đức.

Châu Âu tổn thương vì khủng hoảng người tị nạn
Châu Âu tổn thương vì khủng hoảng người tị nạn

VOV.VN -Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 11/1 cho biết, châu Âu đã bị “tổn thương” trong cuộc khủng hoảng người tị nạn vì chưa kiểm soát, dự báo được tình hình.

Châu Âu tổn thương vì khủng hoảng người tị nạn

Châu Âu tổn thương vì khủng hoảng người tị nạn

VOV.VN -Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 11/1 cho biết, châu Âu đã bị “tổn thương” trong cuộc khủng hoảng người tị nạn vì chưa kiểm soát, dự báo được tình hình.

Thất bại trong giải quyết người tị nạn làm tổn thương Châu Âu
Thất bại trong giải quyết người tị nạn làm tổn thương Châu Âu

VOV.VN - Việc các nước từ chối hoặc miễn cưỡng chia sẻ trách nhiệm về người tị nạn đang làm méo mó hình ảnh và danh tiếng của châu Âu 

Thất bại trong giải quyết người tị nạn làm tổn thương Châu Âu

Thất bại trong giải quyết người tị nạn làm tổn thương Châu Âu

VOV.VN - Việc các nước từ chối hoặc miễn cưỡng chia sẻ trách nhiệm về người tị nạn đang làm méo mó hình ảnh và danh tiếng của châu Âu 

Đức cần tăng cường quân sự tại Syria nếu muốn giải quyết vấn đề tị nạn
Đức cần tăng cường quân sự tại Syria nếu muốn giải quyết vấn đề tị nạn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kì ngày 17/1 cho rằng, Đức cần phải tăng cường can dự quân sự vào Syria, nếu muốn ngăn chặn dòng người tị nạn tới châu Âu.

Đức cần tăng cường quân sự tại Syria nếu muốn giải quyết vấn đề tị nạn

Đức cần tăng cường quân sự tại Syria nếu muốn giải quyết vấn đề tị nạn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kì ngày 17/1 cho rằng, Đức cần phải tăng cường can dự quân sự vào Syria, nếu muốn ngăn chặn dòng người tị nạn tới châu Âu.

Dân tị nạn nộp 6 tỷ USD cho tập đoàn tội phạm năm 2015
Dân tị nạn nộp 6 tỷ USD cho tập đoàn tội phạm năm 2015

Theo Europol, thu nhập khủng từ môn kinh doanh đưa dân tị nạn đến châu Âu có thể cạnh tranh cả với buôn bán ma túy.

Dân tị nạn nộp 6 tỷ USD cho tập đoàn tội phạm năm 2015

Dân tị nạn nộp 6 tỷ USD cho tập đoàn tội phạm năm 2015

Theo Europol, thu nhập khủng từ môn kinh doanh đưa dân tị nạn đến châu Âu có thể cạnh tranh cả với buôn bán ma túy.

Gần một nửa người Đức muốn hạn chế tiếp nhận người tị nạn
Gần một nửa người Đức muốn hạn chế tiếp nhận người tị nạn

VOV.VN - Gần 50% công dân Đức ủng hộ việc hạn chế số lượng người tị nạn được tiếp nhận vào nước này mỗi năm.

Gần một nửa người Đức muốn hạn chế tiếp nhận người tị nạn

Gần một nửa người Đức muốn hạn chế tiếp nhận người tị nạn

VOV.VN - Gần 50% công dân Đức ủng hộ việc hạn chế số lượng người tị nạn được tiếp nhận vào nước này mỗi năm.