Kịch bản giao tranh Nga - Ukraine bùng nổ ở Crimea và lan rộng ra châu Âu

VOV.VN - Nếu Mỹ và NATO quyết định phản ứng lại sự thất thủ của Bakhmut bằng cách ủng hộ tấn công vào Crimea, điều đó nhiều khả năng sẽ làm xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine lan sang toàn Đông Âu.

Các lực lượng Ukraine đang rút dần khỏi Bakhmut và trận chiến tại thành phố nhỏ này ở Donetsk đã gần kết thúc. Điều gì có thể xảy ra tiếp theo?

Ukraine đang rút quân và ở thế khó

Dường như có 2 giai đoạn quân Ukraine rút khỏi Bakhmut. Giai đoạn thứ nhất có lẽ bắt đầu cách đây 1 tháng, mặc dù khả năng này không chắc chắn. Lực lượng rút ra bao gồm cả chiến binh nước ngoài và các binh sĩ mang băng tay màu vàng.

Phía Nga cho hay, họ chưa thấy bất cứ chiến binh nước ngoài nào trong vòng khoảng 1 tháng qua. Binh sĩ mang băng tay vàng là các đơn vị quân sự hạng nặng của Ukraine, chuyên nghiệp và được huấn luyện tốt. Lực lượng này được triển khai dọc hai bên sườn bảo vệ thành phố Bakhmut, ngăn chặn cuộc bao vây của quân Nga.

Bên trong thành phố Bakhmut có các binh sĩ đeo băng tay màu xanh. Họ không được huấn luyện tốt và chủ yếu là lính nghĩa vụ mới được tuyển gần đây. Những người lính này sử dụng vũ khí nhỏ, bắn từ các tòa nhà và các vị trí ẩn nấp khác. Nhiều người quá trẻ hoặc quá nhiều tuổi.

Theo Yevgeny Prighozin - người đứng đầu tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, lực lượng băng xanh bắt đầu rời thành phố Bakhmut và đã hoàn tất việc rút khỏi hầu hết các khu vực phía Đông. Tin tức cho hay, những người này hoặc sử dụng đường nông thôn hoặc băng bộ qua các cánh đồng.

Trận chiến Bakhmut nhiều khả năng kết thúc trong vài ngày nữa, mặc dù phía Ukraine đã mở một cuộc phản công về phía Tây và Nam của thị trấn Ivanivske. Cuộc phản công đó có thể nhằm đẩy lui cuộc bao vây rộng hơn đối với các lực lượng Ukraine.

Các lực lượng đeo băng tay vàng cố gắng giải tỏa cho Ivanivske đang triển khai một số lượng xe chiến đấu bộ binh.

Hiện nay, Ukraine đang thiếu quân và đạn dược nên không rõ liệu họ có đủ sức chịu được một đòn tấn công mạnh từ phía Nga.

Sức lực quân đội Nga nằm ngoài dự tính của phương Tây

Mặc dù Mỹ nghĩ rằng Nga đã thất bại trong nỗ lực đạt các mục tiêu ban đầu ở Donbass và trong việc cố tạo ra sự thay đổi chế độ ở Kiev, bức tranh tổng thể dường như không hoàn toàn vậy. Người Nga đã không chỉ cải thiện chiến thuật của mình mà còn tỏ rõ quyết tâm chấp nhận tổn thất để loại bỏ quân đội Ukraine.

Ngoài ra, đến nay đã rõ rằng Mỹ và châu Âu sẽ mất thêm vài năm nữa mới khôi phục lại được kho đạn và vũ khí, trong khi phía Nga đã chuyển ngành công nghiệp quốc phòng sang chế độ thời chiến, hoạt động cả ngày lẫn đêm để cung cấp đủ vũ khí cho mặt trận.

Nội bộ Mỹ và ý đồ ủng hộ Ukraine tấn công Crimea

Có 2 tín hiệu chính về khả năng Mỹ và NATO đã thay đổi chiến lược. Tín hiệu đầu tiên là việc gửi các lô đạn tầm xa loại đặc biệt tới Kiev. Dấu hiệu thứ 2 là việc Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland công khai chuyển sang ủng hộ nỗ lực tái chiếm Crimea trong một cuộc tấn công mới do Ukraine thực hiện.

Bà Nuland nói: "Chúng tôi sẽ ủng hộ Ukraine chừng nào còn cần thiết. Chúng tôi đang hậu thuẫn cho họ, bao gồm hoạt động chuẩn bị cho một chiến dịch cứng rắn sắp tới để lấy lại lãnh thổ của họ. Crimea ít nhất phải được phi quân sự hóa".

Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc không hoàn toàn ủng hộ quan điểm của bà Nuland, chủ yếu vì họ quan ngại Nga có thể quyết định tấn công các tuyến tiếp tế của phương Tây để trả đũa, dẫn tới một cuộc xung đột quân sự rộng hơn ở Đông Âu, bắt đầu ở Ba Lan và Romania - hai nước từng có nhiều duyên nợ với Nga trong lịch sử.

Trong nội bộ Mỹ, quan điểm của bà Nuland có vẻ chiếm ưu thế. Tổng thống Mỹ Biden đã công bố một chương trình cung cấp vũ khí tầm xa mới cho Ukraine và đang gửi các thiết bị làm cầu di động có khả năng hỗ trợ quân đội Ukraine tấn công Nga ở Crimea.

Ngưỡng tuyên chiến trực tiếp với Nga

Một chiến dịch tấn công như thế này sẽ mở màn bằng bom lượn tầm xa - bom tấn công trực diện phối hợp (JADAM), pháo phản lực cơ động cao HIMARS và các cuộc pháo kích. Sau đó là màn tấn công trên bộ nhằm vào Crimea.

Nhưng phương án tấn công này đòi hỏi Ukraine phải có thêm máy bay chiến đấu có khả năng bay lên độ cao lớn khoảng 9,1km trước khi phóng JDAM - các loại bom thông thường được gắn bộ dẫn đường chính xác. 

Ukraine cần thiết phải sử dụng MiG-29 trong tình huống như vậy, nhưng họ còn rất ít chiến đấu cơ. Do vậy, người ta dự báo các viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ bao gồm các máy bay phương Tây có thể do chính các phi công NATO điều khiển. Và điều đó cũng chạm tới ngưỡng trực tiếp tuyên chiến với Nga. 

Mở một cuộc tiến công như thế, ví dụ ngay vào tháng 5 tới, sẽ đòi hỏi Ukraine phải sử dụng máy bay phương Tây và không có sự lựa chọn nào khác.

Trong Quốc hội Mỹ có sự ủng hộ lưỡng đảng dành cho phương án cung cấp máy bay tiêm kích đa nhiệm F-16 cho Ukraine, mặc dù ý của họ ở đây là tự người Ukraine sẽ phải lái máy bay - điều ít khả năng xảy ra được trong vòng 3 tháng tới.

Lô viện trợ vũ khí mới của Mỹ cho Ukraine được xem là chỉ nhằm mục đích tiến công, ở đây là vào Crimea./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đặc nhiệm Nga dùng súng điện tử săn bắt UAV trinh sát của Ukraine
Đặc nhiệm Nga dùng súng điện tử săn bắt UAV trinh sát của Ukraine

VOV.VN - Hôm 3/3, Nga công bố clip ghi cảnh lính đặc nhiệm dùng súng điện tử để vô hiệu hóa UAV trinh sát của Ukraine (chuyên chỉ thị mục tiêu cho pháo binh), buộc nó phải hạ cánh. Sau đó, lính Nga sẽ thu giữ các thiết bị bay không người lái này, tháo rời để lấy linh kiện hoặc đem tiêu hủy.

Đặc nhiệm Nga dùng súng điện tử săn bắt UAV trinh sát của Ukraine

Đặc nhiệm Nga dùng súng điện tử săn bắt UAV trinh sát của Ukraine

VOV.VN - Hôm 3/3, Nga công bố clip ghi cảnh lính đặc nhiệm dùng súng điện tử để vô hiệu hóa UAV trinh sát của Ukraine (chuyên chỉ thị mục tiêu cho pháo binh), buộc nó phải hạ cánh. Sau đó, lính Nga sẽ thu giữ các thiết bị bay không người lái này, tháo rời để lấy linh kiện hoặc đem tiêu hủy.

Nga và Ukraine dùng hình nộm để đánh lừa đối phương như thế nào?
Nga và Ukraine dùng hình nộm để đánh lừa đối phương như thế nào?

VOV.VN - Trong xung đột Ukraine giai đoạn hiện nay, phía Ukraine cố gắng dụ Nga tấn công vào các mục tiêu giả, như mô hình bệ phóng pháo HIMARS hiện đại..., còn phía Nga cũng nỗ lực lừa quân Ukraine đánh vào những hình nộm tương tự.

Nga và Ukraine dùng hình nộm để đánh lừa đối phương như thế nào?

Nga và Ukraine dùng hình nộm để đánh lừa đối phương như thế nào?

VOV.VN - Trong xung đột Ukraine giai đoạn hiện nay, phía Ukraine cố gắng dụ Nga tấn công vào các mục tiêu giả, như mô hình bệ phóng pháo HIMARS hiện đại..., còn phía Nga cũng nỗ lực lừa quân Ukraine đánh vào những hình nộm tương tự.

Tổng thống Belarus phản bác thông tin sáp nhập vào Nga năm 2030
Tổng thống Belarus phản bác thông tin sáp nhập vào Nga năm 2030

VOV.VN - Hãng thông tấn Belta của Belarus cho hay vừa có sự rò rỉ thông tin sai về cái gọi là chiến lược của Nga đối với Belarus và ý định Nga sáp nhập Belarus vào năm 2030. Tổng thống Belarus Lukashenko đã lên tiếng về cáo buộc này.

Tổng thống Belarus phản bác thông tin sáp nhập vào Nga năm 2030

Tổng thống Belarus phản bác thông tin sáp nhập vào Nga năm 2030

VOV.VN - Hãng thông tấn Belta của Belarus cho hay vừa có sự rò rỉ thông tin sai về cái gọi là chiến lược của Nga đối với Belarus và ý định Nga sáp nhập Belarus vào năm 2030. Tổng thống Belarus Lukashenko đã lên tiếng về cáo buộc này.

Tổng thống Putin tố phương Tây mưu toan chia nhỏ và làm tan rã dân tộc Nga
Tổng thống Putin tố phương Tây mưu toan chia nhỏ và làm tan rã dân tộc Nga

VOV.VN - Đài Sputnik cho hay, Tổng thống Putin vừa cảnh báo rằng nếu "kế hoạch của phương Tây làm tan rã nước Nga" được thực hiện, người dân Nga nhiều khả năng sẽ không còn tồn tại như một dân tộc.

Tổng thống Putin tố phương Tây mưu toan chia nhỏ và làm tan rã dân tộc Nga

Tổng thống Putin tố phương Tây mưu toan chia nhỏ và làm tan rã dân tộc Nga

VOV.VN - Đài Sputnik cho hay, Tổng thống Putin vừa cảnh báo rằng nếu "kế hoạch của phương Tây làm tan rã nước Nga" được thực hiện, người dân Nga nhiều khả năng sẽ không còn tồn tại như một dân tộc.

Sputnik: Ukraine cho nổ đập gần Bakhmut để chặn cuộc tấn công của Nga
Sputnik: Ukraine cho nổ đập gần Bakhmut để chặn cuộc tấn công của Nga

VOV.VN - Một vị cố vấn của nước "Cộng hòa nhân dân Donetsk" tự xưng vừa thông báo vào tối 25/2 rằng các binh sĩ Ukraine đã cho nổ tung một con đập gần Backmut nhằm làm chậm đà tiến của quân Nga và buộc dân thường phải sơ tán khỏi thành phố này.

Sputnik: Ukraine cho nổ đập gần Bakhmut để chặn cuộc tấn công của Nga

Sputnik: Ukraine cho nổ đập gần Bakhmut để chặn cuộc tấn công của Nga

VOV.VN - Một vị cố vấn của nước "Cộng hòa nhân dân Donetsk" tự xưng vừa thông báo vào tối 25/2 rằng các binh sĩ Ukraine đã cho nổ tung một con đập gần Backmut nhằm làm chậm đà tiến của quân Nga và buộc dân thường phải sơ tán khỏi thành phố này.

Điều khiến Nga khó dừng bước ở Ukraine, còn phương Tây lo sợ Thế chiến III
Điều khiến Nga khó dừng bước ở Ukraine, còn phương Tây lo sợ Thế chiến III

VOV.VN - Có lẽ nhiều sử gia đều coi xung đột Nga - Ukraine đã bước vào giai đoạn không có điểm quay đầu. Có những diễn biến khiến Nga khó dừng bước trong xung đột này, còn phương Tây thì nơm nớp về nguy cơ Thế chiến III.

Điều khiến Nga khó dừng bước ở Ukraine, còn phương Tây lo sợ Thế chiến III

Điều khiến Nga khó dừng bước ở Ukraine, còn phương Tây lo sợ Thế chiến III

VOV.VN - Có lẽ nhiều sử gia đều coi xung đột Nga - Ukraine đã bước vào giai đoạn không có điểm quay đầu. Có những diễn biến khiến Nga khó dừng bước trong xung đột này, còn phương Tây thì nơm nớp về nguy cơ Thế chiến III.

Chiến sự Nga - Ukraine có thể vẽ lại bản đồ chính trị thế giới trong năm 2023
Chiến sự Nga - Ukraine có thể vẽ lại bản đồ chính trị thế giới trong năm 2023

VOV.VN - Đấu tranh vũ trang vừa là dấu hiệu vừa là công cụ gây ra những biến đổi trong chính trị. Chiến sự Nga - Ukraine đang được nhìn nhận qua lăng kính đó. Năm 2023 có thể chứng kiến những thay đổi lớn lao nữa, khiến bản đồ chính trị thế giới được vẽ lại.

Chiến sự Nga - Ukraine có thể vẽ lại bản đồ chính trị thế giới trong năm 2023

Chiến sự Nga - Ukraine có thể vẽ lại bản đồ chính trị thế giới trong năm 2023

VOV.VN - Đấu tranh vũ trang vừa là dấu hiệu vừa là công cụ gây ra những biến đổi trong chính trị. Chiến sự Nga - Ukraine đang được nhìn nhận qua lăng kính đó. Năm 2023 có thể chứng kiến những thay đổi lớn lao nữa, khiến bản đồ chính trị thế giới được vẽ lại.

Cựu nhà ngoại giao Ukraine: Phương Tây định mở cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga từ lâu
Cựu nhà ngoại giao Ukraine: Phương Tây định mở cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga từ lâu

VOV.VN - Olga Sukharevskaya - cựu nhà ngoại giao Ukraine, vừa có bài viết về điều mà bà gọi là quá trình phương Tây xây dựng kế hoạch sử dụng Ukraine để phát động cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga. Theo bà Olga, đây là một chiến lược được lên kế hoạch một cách tỉ mỉ và dài lâu.

Cựu nhà ngoại giao Ukraine: Phương Tây định mở cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga từ lâu

Cựu nhà ngoại giao Ukraine: Phương Tây định mở cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga từ lâu

VOV.VN - Olga Sukharevskaya - cựu nhà ngoại giao Ukraine, vừa có bài viết về điều mà bà gọi là quá trình phương Tây xây dựng kế hoạch sử dụng Ukraine để phát động cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga. Theo bà Olga, đây là một chiến lược được lên kế hoạch một cách tỉ mỉ và dài lâu.