Kiện lên WTO, Trung Quốc “đổ thêm dầu vào lửa” trong thương chiến với Mỹ?

VOV.VN -Việc gửi đơn kiện lên WTO được Trung Quốc công bố chỉ 1 ngày sau khi Mỹ chính thức nâng thuế lên 15% đối với 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ nước này.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/9 cho biết nước này đã nộp đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề thuế nhập khẩu của Mỹ. Dù không công bố chi tiết về vụ kiện pháp lý nhưng Trung Quốc cho biết thuế quan của Mỹ đã ảnh hưởng đến 300 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Động thái mới nhất này được công bố chỉ 1 ngày sau khi Mỹ chính thức nâng thuế lên 15% đối với 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời mức thuế mới của Trung Quốc đối với dầu thô của Mỹ cũng chính thức có hiệu lực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản cuối tháng 6/2019. Ảnh: AFP

Theo quy định của WTO, Mỹ có 60 ngày để cố gắng giải quyết tranh chấp mới nhất. Sau đó, Trung Quốc có thể yêu cầu WTO xét xử, tuy nhiên quá trình có thể sẽ mất vài năm. Nếu Mỹ bị kết luận vi phạm các quy tắc, Trung Quốc có thể giành được sự chấp thuận của WTO để thực hiện các biện pháp trừng phạt thương mại.

Đây là lần thứ 3 Trung Quốc nộp đơn kiện lên WTO để tổ chức này xem xét các giới hạn mức thuế mà mỗi nước có thể áp dụng. Điều khiến Trung Quốc bị chỉ trích là dù kiện Mỹ, nhưng chính Bắc Kinh cũng đáp trả Washington bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ mà không cần sự chấp thuận của WTO.

Việc Trung Quốc gửi đơn kiện Mỹ lên WTO được cho là “đổ thêm dầu vào lửa” cho những căng thẳng hiện nay, trong khi cả 2 bên vẫn chưa thống nhất lịch trình đàm phán thương mại tiếp theo trong tháng 9 này tại Washington.

Mặc dù Tổng thống Trump khẳng định Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tích cực trao đổi về vòng đàm phán sắp tới, nhưng tới nay 2 bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung liên quan tới các điều khoản cơ bản về việc tái đàm phán.

“Chúng tôi đang thảo luận với Trung Quốc, cuộc gặp sẽ vẫn diễn ra trong tháng 9. Điều này sẽ không thay đổi. Họ không thay đổi, chúng tôi cũng không. Chúng ta cùng xem điều gì sẽ xảy ra”, Tổng thống Trump ngày 2/9 cho biết. 

Trong khi đó, Bloomberg cho biết, trong các cuộc thảo luận diễn ra tuần trước, 2 bên vẫn chưa thống nhất được một số vấn đề, trong đó có yêu cầu của Mỹ cho vòng đàm phán tiếp theo và đề nghị của Trung Quốc về việc Mỹ hoãn tăng thuế đối với hàng hóa của nước này.

Giới phân tích cho rằng, vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc là thiếu niềm tin chiến lược. Nếu điểm mấu chốt này không được giải quyết, thì 2 bên sẽ khó có thể đi đến một thỏa thuận thương mại.

Thiếu niềm tin, thỏa thuận thương mại cũng không ích gì?

Ngay cả nếu Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại, thì việc thiếu “niềm tin chiến lược” giữa 2 nước có thể dẫn đến một nền kinh tế toàn cầu bị “vỡ vụn”, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing ngày 2/9 cảnh báo.

Theo ông Chan Chun Sing, trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các nước trên thế giới sẽ cố gắng tìm cách giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế bằng cách bảo vệ các chuỗi cung cấp của mình trước, thay vì đặt lợi ích đa phương lên trên hết.  

“Đây là xu hướng nguy hiểm nhất đối với nền kinh tế toàn cầu”, ông Chan nói.

Theo ông, với việc thiếu niềm tin chiến lược như hiện nay, thương chiến Mỹ-Trung sẽ khó có thể được giải quyết sớm, đặc biệt là khi những bất đồng không chỉ dừng lại ở thương mại mà còn lan sang lĩnh vực công nghệ và tiền tệ.

Hồi tháng 5, Mỹ đã cấm hầu hết các công ty của nước này làm ăn với công ty công nghệ Huawei của Trung Quốc và tiếp tục gây sức ép với các nước đồng minh để họ không sử dụng các thiết bị của công ty này cho các mạng lưới 5G.

Tiếp đó, trong tháng 8, Mỹ đã chính thức đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ, một quyết định cho phép Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc.

Trong khi đó, các đòn thuế quan mới nhất có hiệu lực từ 1/9 cũng đang khiến Mỹ và Trung Quốc “loay hoay” với việc nối lại đàm phán thương mại ở Washington.

“Tôi nghĩ rằng việc thiếu niềm tin chiến lược là yếu tố quan trọng hơn cả. Nếu không có yếu tố mấu chốt này, sẽ rất khó cho cả Mỹ và Trung Quốc giải quyết những bất động. Cho dù họ có đạt được một thỏa thuận thương mại, thì sự ngờ vực lẫn nhau cũng khiến phần còn lại của thế giới bị ảnh hưởng và sẽ rất khó để nói rằng, chúng ta có một nền kinh tế toàn cầu hội nhập”, ông Chan nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?
Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

VOV.VN - Để suy đoán thương chiến Mỹ Trung có thể đi tới đâu, thì phải xem những ưu tiên của ông Trump nhằm tái đắc cử trong cuộc bầu cử 2020 là gì.

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

Ông Trump đặt cược "tất tay” vào thương chiến Mỹ-Trung để tái đắc cử?

VOV.VN - Để suy đoán thương chiến Mỹ Trung có thể đi tới đâu, thì phải xem những ưu tiên của ông Trump nhằm tái đắc cử trong cuộc bầu cử 2020 là gì.

Mỹ-Trung áp thuế bổ sung mới - Thương chiến leo thang
Mỹ-Trung áp thuế bổ sung mới - Thương chiến leo thang

VOV.VN - Đợt thuế bổ sung của Mỹ-Trung Quốc áp với hàng hóa của nhau đã có hiệu lực ngày 1/9. Thế giới đang hồi hộp chờ đợi diễn biến mới của cuộc thương chiến.

Mỹ-Trung áp thuế bổ sung mới - Thương chiến leo thang

Mỹ-Trung áp thuế bổ sung mới - Thương chiến leo thang

VOV.VN - Đợt thuế bổ sung của Mỹ-Trung Quốc áp với hàng hóa của nhau đã có hiệu lực ngày 1/9. Thế giới đang hồi hộp chờ đợi diễn biến mới của cuộc thương chiến.

Thương chiến Mỹ-Trung: Trump nắm thế chủ động, Trung Quốc đối phó dài hơi
Thương chiến Mỹ-Trung: Trump nắm thế chủ động, Trung Quốc đối phó dài hơi

VOV.VN - Sau nhiều cuộc đàm phán không đạt kết quả và việc Trung Quốc từ chối nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ, chiến lược của ông Trump đã có sự thay đổi lớn.

Thương chiến Mỹ-Trung: Trump nắm thế chủ động, Trung Quốc đối phó dài hơi

Thương chiến Mỹ-Trung: Trump nắm thế chủ động, Trung Quốc đối phó dài hơi

VOV.VN - Sau nhiều cuộc đàm phán không đạt kết quả và việc Trung Quốc từ chối nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ, chiến lược của ông Trump đã có sự thay đổi lớn.