Lãnh đạo tình báo Mỹ xác định Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ kể từ Thế chiến 2

VOV.VN - Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ cảnh báo rằng Trung Quốc tạo ra mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ. Ông này công khai nói về việc Trung Quốc gây ảnh hưởng lên giới lập pháp Mỹ và chính quyền Mỹ tương lai...

Quan chức tình báo cao cấp nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã tung ra lời cảnh báo sắc lạnh về việc Trung Quốc đang chuẩn bị cho cái mà ông này gọi là “một thời kỳ đối đầu kết thúc mở với Mỹ”.

Vị quan chức tình báo này hối thúc lưỡng đảng Mỹ phải chú ý xử lý “mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ ngày nay” cũng như đối với “nền dân chủ toàn thế giới kể từ Thế chiến 2”.

Bên cạnh đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ  John Ratcliffe còn cáo buộc Trung Quốc nhắm tới hàng chục thành viên Quốc hội Mỹ và trợ lý trong cơ quan này trong một chiến dịch rầm rộ gây ảnh hưởng lên Mỹ vào năm 2020.

Bài bình luận này của ông Ratcliffe được đăng trên tờ Thời báo Phố Wall số ra mới đây.

Bài viết của Giám đốc Tình báo Quốc gia Ratcliffe là lời cảnh báo mới nhất được phát đi từ giới chức cấp cao Mỹ về ý đồ của Trung Quốc. Một số quan chức thậm chí cảnh báo về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự ở châu Á, số khác thì hướng tới khả năng Trung Quốc gây ảnh hưởng chưa từng có tiền lệ lên chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden.

Bối cảnh lời cảnh báo mới

Bài viết thể hiện quan điểm nói trên xuất hiện trong bối cảnh chính quyền Donald Trump đã thực thi một số biện pháp cụ thể chống lại Bắc Kinh, hạn chế thị thực dành cho các đảng viên của đảng cầm quyền hiện nay tại Trung Quốc, và áp các đòn trừng phạt mới lên các công ty Trung Quốc.

Trước đó, trong năm 2020, chính quyền Trump đã ra lệnh cho Trung Quốc đóng lãnh sự quán ở Houston do các cáo buộc cho rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Houston đang hăm dọa các công dân Mỹ và tiến hành hoạt động tình báo.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước đó đã coi đảng cầm quyền tại Trung Quốc là “mối đe dọa trung tâm đối với thời đại của chúng ta”.

Hôm 3/12/2020 (giờ Mỹ), Giám đốc Ratcliffe sử dụng giọng điệu còn thống thiết hơn các bình luận trước đây của chính ông. Đây có thể là dấu hiệu ông này cùng đội ngũ an ninh quốc gia cấp cao trong chính quyền Trump đang tìm cách hạ thấp hình ảnh của Trung Quốc trong những ngày cuối cùng họ làm việc tại Nhà Trắng.

Ông Ratcliffe viết: “Thế hệ này sẽ bị phán xét bởi cách phản ứng của họ đối với nỗ lực của Trung Quốc trong việc tái định hình thế giới theo kiểu riêng của họ và thay thế Mỹ với tư cách là siêu cường áp đảo. Thông tin tình báo ở đây là rõ ràng. Phản ứng của chúng ta cũng phải tốt như vậy”.

Ông bổ sung thêm: “Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với kết thúc mở với Washington. Mỹ nên chuẩn bị cho tình huống đó. Các nhà lãnh đạo của chúng ta cần vượt qua sự chia rẽ lưỡng đảng để hiểu được mối đe dọa đó, công khai nói về điều đó, và bắt tay hành động để xử lý vấn đề”.

Một quan chức cấp cao khác nói với CNN rằng bài bình luận này nằm trong một nỗ lực rộng lớn hơn của toàn chính quyền Mỹ đối với vấn đề Trung Quốc trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chính thức nhậm chức. Theo ông này, nỗ lực đó một phần là nhằm gây khó dễ cho chính quyền Biden trong tương lai (sẽ khó đảo ngược các chính sách hiện nay) và cũng có thể xuất phát từ niềm tin cho rằng các cảnh báo về Trung Quốc rồi sẽ được khẳng định là đúng trong tương lai.

Ông Biden vẫn cứng rắn với Trung Quốc nhưng theo cách khôn khéo hơn?

Các nguồn tin am tường chính sách đối ngoại của ông Biden cho biết, Tổng thống đắc cử Mỹ nhận thức rõ thách thức mà Bắc Kinh đặt ra cho Mỹ nhưng ông tin rằng cách tiếp cận của đương kim Tổng thống Mỹ Trump (đặc biệt là việc hành động mà không cần tham vấn các đồng minh) đã phá hoại mục tiêu cuối cùng là cạnh tranh với Trung Quốc.

Các quan chức hàng đầu của phe Dân chủ trong Quốc hội Mỹ cũng hối thúc các thành viên trong ê kíp của ông Biden (bao gồm cả người được ông này chọn để thay thế Giám đốc Tình báo Ratcliffe) hãy tiếp tục quan điểm cứng rắn với Trung Quốc nhưng phải lựa chọn cách tiếp cận khác với chính quyền Trump.

Cụ thể, lãnh đạo thiểu số-Thượng nghị sĩ Chuck Schumer phát biểu vào đầu tuần này (sau khi gặp với người được ông Biden lựa chọn cho vị trí Giám đốc Tình báo Quốc gia - Avril Haines) như sau: “Tôi hối thúc chính quyền Biden sắp nhậm chức hãy cứng rắn với Trung Quốc, nhưng theo một cách thức mang tính đa phương và thông minh hơn so với chính quyền Trump, để người lao động Mỹ không bị bỏ lại phía sau, và Mỹ đi tiên phong trong các ngành công nghiệp quan trọng như bán dẫn, máy tính lượng tử, và năng lượng sạch”.

Bản thân Tổng thống đắc cử Biden cũng tuyên bố rằng có những lĩnh vực mà hợp tác với Trung Quốc lại phục vụ lợi ích của Mỹ, như là vấn đề biến đổi khí hậu và hồ sơ Triều Tiên. Nhưng đồng thời các cố vấn của ông này nhấn mạnh rằng ông Biden sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để tạo dựng một mặt trận thống nhất trong các vấn đề như công nghệ, bao gồm cả câu chuyện Huawei và mạng 5G, đánh cắp sở hữu trí tuệ, và việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở các vùng biển của châu Á hay những động thái đặc biệt của họ ở vùng lãnh thổ Hong Kong.

Chính quyền Mỹ sắp mãn nhiệm gây sức ép với chính quyền Biden tương lai

Vẫn còn phải chờ xem ông Biden sẽ xử sự thế nào với Trung Quốc nhưng những cảnh báo gần đây từ các quan chức thuộc chính quyền Trump có thể làm tăng áp lực lên ông Biden phải ưu tiên xử lý vấn đề Trung Quốc...

Chẳng hạn, Giám đốc Tình báo Quốc gia Ratcliffe lập luận rằng thời khắc để thuyết phục các đồng minh tình nguyện cùng Mỹ gây dựng mặt trận thống nhất liên quan đến vấn đề 5G đã qua và tình hình hiện nay yêu cầu chính quyền Trump phải có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn nữa.

Ông Ratcliffe nói: “Các nỗ lực của Trung Quốc thống trị mạng viễn thông 5G sẽ chỉ làm tăng thêm cơ hội cho Bắc Kinh trong việc thu thập tình báo, phá hoại liên lạc, và đe dọa quyền riêng tư trên khắp thế giới. Cá nhân tôi đã nói với các nước đồng minh của Mỹ rằng công nghệ trên do Trung Quốc sở hữu sẽ giới hạn nghiêm trọng khả năng của Mỹ chia sẻ thông tin tình báo trọng yếu với họ”.

Ratcliffe tuyên bố rằng Trung Quốc ngày càng hùng hổ nhắm tới giới lập pháp Mỹ trong quá trình Trung Quốc tìm cách gây ảnh hưởng lên nền chính trị Mỹ từ bên trong và điều này có thể cản trở triển vọng của chính quyền Biden hợp tác ngoại giao với Bắc Kinh trong các lĩnh vực khác.

Cụ thể, ông Ratcliffe nói rằng chính quyền Trung Quốc “tham gia một chiến dịch gây ảnh hưởng quy mô lớn trong đó có việc tiếp cận vài chục thành viên Quốc hội Mỹ và trợ lý quốc hội” trong năm qua. Theo Ratcliffe, các nỗ lực này của Trung Quốc vượt xa hẳn các nỗ lực của các nước đối thủ khác, bao gồm cả Nga.

Mặc dù chi tiết chính xác về chiến dịch gây ảnh hưởng này vẫn còn được giữ bí mật ở mức độ cao, một quan chức an ninh quốc gia cấp cao nói với CNN rằng chính phủ Trung Quốc sử dụng một loạt chiến thuật, bao gồm cả biếu xén và gây sức ép đe dọa.

Ratcliffe viết trong bài bình luận đăng hôm 3/12 như sau: “Thông tin tình báo của chúng tôi cho thấy Bắc Kinh thường xuyên chỉ đạo hoạt động gây ảnh hưởng này ở Mỹ. Tôi đã thông báo cho các ủy ban tình báo Hạ viện và Thượng viện Mỹ rằng Trung Quốc đang nhắm tới các nghị sĩ Mỹ với tần suất gấp 6 lần so với Nga và tới 12 lần so với Iran”.

Trong khi đó, quan chức phản gián hàng đầu của Mỹ, Bill Evanina, phát biểu vào hôm 2/12 rằng chính phủ Trung Quốc đang “tái định hướng” các nỗ lực gây ảnh hưởng của mình sang các quan chức thuộc chính quyền tương lai của ông Biden và những người xung quanh họ.

Evanina – Giám đốc Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia của Mỹ, đã gọi các nỗ lực này của Trung Quốc là “gây ảnh hưởng về ngoại giao, trên quy mô lớn”.

Gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh

Hàng loạt các cơ quan thuộc quản lý của chính quyền Trump đã có nhiều bước đi để đẩy mạnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Mỹ đang áp đặt các hạn chế mới lên thị thực du lịch sang Mỹ đối với các đảng viên đảng cầm quyền tại Trung Quốc. Theo quy định mới, visa đi lại của các vị này và các thành viên trong gia đình họ sang Mỹ sẽ bị thay đổi từ 10 năm xuống một tháng và sẽ chỉ là sự nhập cảnh đơn lẻ.

Mỹ cũng đang theo dõi sát sao hoạt động quân sự tăng cường của Trung Quốc quanh vùng lãnh thổ Đài Loan – một điểm nóng nữa có thể tạo ra các vấn đề cho chính quyền Biden tương lai.

Một quan chức Mỹ cấp cao nhận định với CNN: Họ (tức Trung Quốc) sẽ đẩy các vấn đề với Đài Loan lên “điểm sôi”, tương tự như họ đã làm ở Hong Kong hay ở vùng biên giới với Ấn Độ.

Ông Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris hiện nay được nhận các báo cáo tình báo mật tương tự như Tổng thống Donald Trump, tức là họ đã được tiếp cận đầy đủ các thông tin mật về các hành động của Trung Quốc.

Nhưng trong khoảng thời gian trước khi nhậm chức, cả ông Biden và bà Harris đều chỉ có thể quan sát chứ chưa thể hành động chính thức được và họ sẽ kế thừa các kết quả từ bất cứ động thái nào mà chínhh quyền Trump thực hiện từ nay cho tới ngày ông Biden nhậm chức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ chịu sức ép lớn phải có UAV quân sự để ứng phó với Trung Quốc
Ấn Độ chịu sức ép lớn phải có UAV quân sự để ứng phó với Trung Quốc

VOV.VN - Thực tế Trung Quốc phát triển mạnh UAV quân sự và các cuộc đụng độ với Trung Quốc ở biên giới đã khiến Ấn Độ chịu áp lực lớn phải có được nhiều UAV vũ trang theo kịp thời đại...

Ấn Độ chịu sức ép lớn phải có UAV quân sự để ứng phó với Trung Quốc

Ấn Độ chịu sức ép lớn phải có UAV quân sự để ứng phó với Trung Quốc

VOV.VN - Thực tế Trung Quốc phát triển mạnh UAV quân sự và các cuộc đụng độ với Trung Quốc ở biên giới đã khiến Ấn Độ chịu áp lực lớn phải có được nhiều UAV vũ trang theo kịp thời đại...

Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn UAV vũ trang, Ấn Độ lo ngại
Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn UAV vũ trang, Ấn Độ lo ngại

VOV.VN - Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu UAV vũ trang hàng đầu thế giới. Không những vậy, họ còn tích cực xuất khẩu UAV sang các nước láng giềng của Ấn Độ khiến Ấn Độ quan ngại...

Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn UAV vũ trang, Ấn Độ lo ngại

Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn UAV vũ trang, Ấn Độ lo ngại

VOV.VN - Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu UAV vũ trang hàng đầu thế giới. Không những vậy, họ còn tích cực xuất khẩu UAV sang các nước láng giềng của Ấn Độ khiến Ấn Độ quan ngại...

Ông Trump có thể giáng thêm nhiều đòn vào Trung Quốc ở cuối nhiệm kỳ tổng thống của mình
Ông Trump có thể giáng thêm nhiều đòn vào Trung Quốc ở cuối nhiệm kỳ tổng thống của mình

VOV.VN - Joe Biden dự kiến sẽ “nhậm chức tổng thống Mỹ” vào ngày 20/1/2020. Nhưng từ giờ tới đó, Tổng thống Mỹ Trump vẫn có thể dễ dàng sử dụng nhiều quyền hành pháp để “tấn công” Trung Quốc.

Ông Trump có thể giáng thêm nhiều đòn vào Trung Quốc ở cuối nhiệm kỳ tổng thống của mình

Ông Trump có thể giáng thêm nhiều đòn vào Trung Quốc ở cuối nhiệm kỳ tổng thống của mình

VOV.VN - Joe Biden dự kiến sẽ “nhậm chức tổng thống Mỹ” vào ngày 20/1/2020. Nhưng từ giờ tới đó, Tổng thống Mỹ Trump vẫn có thể dễ dàng sử dụng nhiều quyền hành pháp để “tấn công” Trung Quốc.

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình nhắc Nga và châu Á chống can thiệp từ bên ngoài
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình nhắc Nga và châu Á chống can thiệp từ bên ngoài

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ám chỉ Mỹ khi ông kêu gọi Nga và các đối tác châu Á chống lại sự can thiệp của nước ngoài, chống lại chủ nghĩa đơn phương.

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình nhắc Nga và châu Á chống can thiệp từ bên ngoài

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình nhắc Nga và châu Á chống can thiệp từ bên ngoài

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ám chỉ Mỹ khi ông kêu gọi Nga và các đối tác châu Á chống lại sự can thiệp của nước ngoài, chống lại chủ nghĩa đơn phương.

 Ông Biden sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc?
Ông Biden sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc?

VOV.VN - Tổng thống Trump tái định hình chính sách Mỹ-Trung Quốc bằng mọi giá. Nhưng ứng viên Biden, được cho là đắc cử tổng thống Mỹ, sẽ giữ lại chính sách đó nhưng tăng hiệu quả triển khai.

 Ông Biden sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc?

Ông Biden sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc?

VOV.VN - Tổng thống Trump tái định hình chính sách Mỹ-Trung Quốc bằng mọi giá. Nhưng ứng viên Biden, được cho là đắc cử tổng thống Mỹ, sẽ giữ lại chính sách đó nhưng tăng hiệu quả triển khai.

Để cạnh tranh được với Trung Quốc, Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”?
Để cạnh tranh được với Trung Quốc, Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”?

VOV.VN - Chuyên gia Troy Stangarone nhận định, nếu Mỹ muốn cạnh tranh tầm nước lớn dài hạn với Trung Quốc thì Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump.

Để cạnh tranh được với Trung Quốc, Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”?

Để cạnh tranh được với Trung Quốc, Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”?

VOV.VN - Chuyên gia Troy Stangarone nhận định, nếu Mỹ muốn cạnh tranh tầm nước lớn dài hạn với Trung Quốc thì Mỹ cần từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump.

Trung Quốc muốn làm mờ nhạt thế thượng phong của Mỹ chứ không muốn thay thế Mỹ?
Trung Quốc muốn làm mờ nhạt thế thượng phong của Mỹ chứ không muốn thay thế Mỹ?

VOV.VN - Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra khốc liệt. Nhưng liệu điều đó có đến mức gọi là Chiến tranh Lạnh và gắn chặt với ông Tập Cận Bình?

Trung Quốc muốn làm mờ nhạt thế thượng phong của Mỹ chứ không muốn thay thế Mỹ?

Trung Quốc muốn làm mờ nhạt thế thượng phong của Mỹ chứ không muốn thay thế Mỹ?

VOV.VN - Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra khốc liệt. Nhưng liệu điều đó có đến mức gọi là Chiến tranh Lạnh và gắn chặt với ông Tập Cận Bình?