Lập trường của phương Tây về các cuộc tấn công vào trong lãnh thổ Nga

VOV.VN - Mỹ là một đồng minh quan trọng của Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay nhưng Nhà Trắng tuyên bố nước này không ủng hộ các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. Trong khi đó, giới hạn chấp nhận của một số nước phương Tây khác dường như rộng hơn.

Các nhà chức trách Nga ngày 30/5 cho biết nhiều UAV đã tấn công Moscow, dẫn đến một số tòa nhà bị hư hại, song chưa rõ thương vong. Điện Kremlin cáo buộc Ukraine tiến hành vụ tấn công nhưng các quan chức Ukraine đã phủ nhận trách nhiệm.

Cuộc tấn công vào Moscow diễn ra sau khi cuối tuần trước, Nga tấn công dồn dập Ukraine bằng UAV, chủ yếu nhắm vào thủ đô Kiev.

Trong khi hầu hết các nước phương Tây đưa ra những bình luận thận trọng về các cuộc tấn công vào Moscow thì một số nước khẳng định Ukraine có quyền tự vệ, thậm chí cả khi điều đó đồng nghĩa với các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

Tuy nhiên, Mỹ nhắc lại rằng nước này không khuyến khích các cuộc tấn công như vậy sau vụ việc ở Moscow ngày 30/5.

"Chúng tôi đã tuyên bố điều này trước đó. Chúng tôi sẽ không ủng hộ các cuộc tấn công vào trong lãnh thổ Nga. Chúng tôi đã khẳng định rất rõ ràng về điều đó", Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nhận định với báo giới ngày 30/5.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho rằng, Ukraine "có quyền dùng vũ lực ngoài biên giới để làm suy yếu khả năng Nga dùng vũ lực trên chính lãnh thổ Ukraine".

Trong khi nhấn mạnh rằng ông không trực tiếp nhắc đến cuộc tấn công UAV vào Moscow thì Ngoại trưởng Cleverly cũng khẳng định, "các mục tiêu quân sự hợp pháp nằm ngoài biên giới của họ là một phần trong chiến lược tự vệ của Ukraine".

Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics trước đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Năm ngoái, ông cho rằng quân đội Ukraine nên được phép "sử dụng vũ khí để nhắm vào các bãi phóng tên lửa hoặc sân bay từ những vị trí mà chiến dịch quân sự được thực hiện".

Về phần mình, Pháp ủng hộ quyền tự vệ của Ukraine miễn là các phương tiện quân sự của Paris không được sử dụng để tấn công vào trong lãnh thổ Nga, một quan chức nước này nhận định với Bloomberg.

Ngày 31/5, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby đã nói về lập trường của chính quyền Tổng thống Biden đối với các cuộc tấn công vào trong lãnh thổ Nga.

"Chúng tôi không nói với họ (Ukraine) cách thức tiến hành các chiến dịch. Cuối cùng, Tổng thống Volodymyr Zelensky và các chỉ huy quân sự của ông ấy sẽ phải quyết định họ sẽ làm gì và sẽ sử dụng các thiết bị được cung cấp như thế nào bởi hiện nay họ là người sở hữu chúng", ông Kirby nói.

Quan chức Mỹ khẳng định: "Như đã nói, chúng tôi khẳng định rất rõ ràng với phía Ukraine cả kín đáo và công khai rằng, chúng tôi sẽ không ủng hộ các cuộc tấn công vào trong nước Nga. Chúng tôi không tạo điều kiện cho việc này và không khuyến khích các cuộc tấn công vào trong lãnh thổ Nga".

Tuy nhiên, Đại sứ Nga tại Mỹ cho biết ông không tin vào những tuyên bố như vậy và khẳng định, trên thực tế Mỹ đã khuyến khích Ukraine tấn công Nga.

"Những nỗ lực che giấu đằng sau cụm từ "thu thập thông tin" của họ là gì? Đây là sự khuyến khích đối với những kẻ khủng bố Ukraine", Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nhận định trên Telegram ngày 31/5.

Michael Kimmage - Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết ông tin vào những tuyên bố mà Nhà Trắng đưa ra khi khẳng định lập trường về cuộc tấn công UAV vào Nga.

"Tôi nghĩ Mỹ không thích điều này xảy ra. Đó không phải kiểu leo thang mà Mỹ muốn thấy", ông Kimmage nhận định với Newsweek.

Theo ông, những cuộc tấn công này "có lẽ được chấp nhận như là một phần của cuộc phản công bởi những gì nó đang diễn ra là làm hao hụt các lực lượng của Nga và buộc họ phải phân tán lực lượng nhằm đối phó với một số vấn đề trong nước".

"Bạn có thể thấy nó có giá trị như thế nào trong bối cảnh của một cuộc phản công. Nhưng nếu là hoạt động thường xuyên, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu Nhà Trắng hài lòng với điều này".

Ông Kimmage cho rằng Tổng thống Biden đã có lập trường rất rõ ràng ngay từ đầu, rằng Mỹ phản đối các cuộc tấn công leo thang như vậy.

Lý giải về việc một số quốc gia cho thấy họ ngày càng mở rộng giới hạn chấp nhận đối với những cuộc tấn công của Ukraine vào trong lãnh thổ Nga, ông Kimmage cho biết các nước này hành động tự do hơn bởi họ không có cùng mức độ hỗ trợ như sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine.

"Theo một cách nào đó, Mỹ là người chơi chính và mọi thứ có một chút khác biệt với Washington. Do đó, có thể hiểu vì sao Tổng thống Biden lại cảm thấy thận trọng như vậy", ông Kimmage nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga tuyên bố xóa sổ chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở Odessa
Nga tuyên bố xóa sổ chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở Odessa

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov hôm 31/5 cho biết lực lượng Không gian vũ trụ của quân đội Nga đã phá hủy chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở cảng Odessa.

Nga tuyên bố xóa sổ chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở Odessa

Nga tuyên bố xóa sổ chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở Odessa

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov hôm 31/5 cho biết lực lượng Không gian vũ trụ của quân đội Nga đã phá hủy chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở cảng Odessa.

Tổng thống Pháp: NATO cần đảm bảo an ninh cho Ukraine
Tổng thống Pháp: NATO cần đảm bảo an ninh cho Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua (31/5) nhấn mạnh NATO cần có những đảm bảo về an ninh cho Ukraine trong khi chờ đợi được gia nhập, đồng thời ủng hộ xây dựng một châu Âu mạnh mẽ hơn về quốc phòng và lâu dài cần chung sống hoà bình với nước Nga.

Tổng thống Pháp: NATO cần đảm bảo an ninh cho Ukraine

Tổng thống Pháp: NATO cần đảm bảo an ninh cho Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua (31/5) nhấn mạnh NATO cần có những đảm bảo về an ninh cho Ukraine trong khi chờ đợi được gia nhập, đồng thời ủng hộ xây dựng một châu Âu mạnh mẽ hơn về quốc phòng và lâu dài cần chung sống hoà bình với nước Nga.

NATO sẽ đề xuất quy chế nào cho Ukraine khi xung đột với Nga chưa kết thúc?
NATO sẽ đề xuất quy chế nào cho Ukraine khi xung đột với Nga chưa kết thúc?

VOV.VN - Các thành viên NATO đã đồng ý về nguyên tắc rằng Ukraine sẽ gia nhập liên minh quân sự này sau khi xung đột với Nga kết thúc. Vậy NATO có thể đề xuất quy chế như thế nào cho Kiev ở thời điểm hiện nay?

NATO sẽ đề xuất quy chế nào cho Ukraine khi xung đột với Nga chưa kết thúc?

NATO sẽ đề xuất quy chế nào cho Ukraine khi xung đột với Nga chưa kết thúc?

VOV.VN - Các thành viên NATO đã đồng ý về nguyên tắc rằng Ukraine sẽ gia nhập liên minh quân sự này sau khi xung đột với Nga kết thúc. Vậy NATO có thể đề xuất quy chế như thế nào cho Kiev ở thời điểm hiện nay?

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 31/5
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 31/5

VOV.VN - Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 31/5.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 31/5

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 31/5

VOV.VN - Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 31/5.

Quốc tế kêu gọi kiềm chế khi xung đột Nga - Ukraine trước nguy cơ lan rộng
Quốc tế kêu gọi kiềm chế khi xung đột Nga - Ukraine trước nguy cơ lan rộng

VOV.VN - Xung đột Nga - Ukraine có nguy cơ leo thang lên một cấp độ mới sau khi 2 bên liên tục thực hiện các cuộc tấn công thực địa. Lo ngại xung đột sẽ kéo dài, lan rộng, cộng đồng quốc tế đã có nhiều hoạt động ngoại giao con thoi, kêu gọi các bên kiềm chế, tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột.

Quốc tế kêu gọi kiềm chế khi xung đột Nga - Ukraine trước nguy cơ lan rộng

Quốc tế kêu gọi kiềm chế khi xung đột Nga - Ukraine trước nguy cơ lan rộng

VOV.VN - Xung đột Nga - Ukraine có nguy cơ leo thang lên một cấp độ mới sau khi 2 bên liên tục thực hiện các cuộc tấn công thực địa. Lo ngại xung đột sẽ kéo dài, lan rộng, cộng đồng quốc tế đã có nhiều hoạt động ngoại giao con thoi, kêu gọi các bên kiềm chế, tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột.