Liên minh kinh tế Á - Âu làm bệ phóng cho tham vọng của Nga

VOV.VN - Liên minh này sẽ là điểm xuất phát và tiền đồn trong chiến lược xác lập tầm ảnh hưởng Nga trên trường quốc tế.

Sau khi Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga thông qua Hiệp định Liên minh kinh tế Á - Âu, ngày 1/10 vừa qua, Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) cũng đã nhất trí phê chuẩn Hiệp định về liên minh kinh tế Á-ÂU (EAES). Cùng với Nga, hai quốc gia còn lại trong liên minh là Kazakhstan và Belarus cũng sẽ lần lượt phê chuẩn hiệp định về Liên minh kinh tế Á-Âu vào ngày 2-10 và 7-10 tới đây.

Giới phân tích cho rằng, đây là một sự kiện lịch sử không chỉ đánh dấu sự kết nối chặt chẽ hơn về kinh tế giữa Nga với các nước đối tác thuộc Liên Xô (trước đây), mà còn có khả năng làm thay đổi cấu trúc địa chính trị và địa kinh tế của toàn bộ châu lục.

Tổng thống 3 nước Nga, Belarus, Kazakhsatan trong Liên minh Kinh tế Á-Âu (ảnh: Latinpost)
Vậy tham vọng của Nga khi thành lập liên minh kinh tế này là gì và sự đan xen quyền lợi của các quốc gia lớn trong khu vực châu Á tác động như thế nào đến chiến lược Âu-Á của Nga?

Lợi ích của Hiệp định mới với các nước thuộc liên minh

Với những nội dung cơ bản như đảm bảo tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn và nhân lực cũng như phối hợp chính sách đối với những ngành kinh tế lớn thì thỏa thuận này dự kiến sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại được thiết lập từ khi Nga, Belarus và Kazakhstan có bước đi đầu tiên là thành lập một Liên minh Hải quan vào năm 2010.

Với các lợi thế sẵn có như sở hữu trữ lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, trong đó chiếm gần 20% trữ lượng khí đốt và gần 15% trữ lượng dầu mỏ của thế giới cùng với vị thế nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới hiện nay của Nga thì Hiệp ước về Liên minh Hải quan (EEU) đã góp phần đưa Nga, Kazakhstan và Belarus lên một tầm cao hội nhập hoàn toàn mới.

Mặt khác, liên minh mới này sẽ là “một cầu nối giữa Phương Đông và Phương Tây”, như nhận định của Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev. Kết quả bước đầu của Liên minh Hải quan là khá rõ khi nó giúp tổng giá trị của ba nền kinh tế năm 2013 đã vượt con số 2.200 tỷ USD trong khi tổng sản lượng công nghiệp lên tới 1.500 tỷ USD.

Với những kết quả đó, các quốc gia khác trong khu vực cũng đã và đang tính tới việc tham gia Liên minh này. Cụ thể, hai quốc gia Trung Á là Armenia và Kyrgyzstan dự kiến sẽ tham gia EEU vào cuối năm nay; rồi Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang là một ứng cử viên tiềm năng.

Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do với EEU. Trong khi đó Trung Quốc cũng dự định tăng cường hợp tác với EEU trong việc trao đổi thông tin hải quan đối với hàng hóa và dịch vụ, Ấn Độ và Israel cũng đề xuất thiết lập chế độ thương mại ưu đãi với EEU… Như vậy, một khu vực tự do thương mại giữa châu Âu và châu Á là rất triển vọng. Với một cấu trúc mở cho bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia, Liên minh Kinh tế Á - Âu đang hình thành một thế lực kinh tế mới trên trường quốc tế, hoàn toàn không phải là "hữu danh vô thực”.

Dư luận Nga ủng hộ

Có lẽ không cần phải liệt kê thì cũng có thể thấy rõ là dư luận Nga ủng hộ hình thức Liên minh Kinh tế Á – Âu bởi nó sẽ là bước đi quan trọng trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đã diễn ra nhiều năm nay. Nga không thể “một mình một ngựa”, nhất là khi Mỹ và phương Tây đang áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế khá nặng nề nhằm vào Nga. Một thị trường tự do, một liên minh kinh tế mở và hướng về phía Đông, xoay trục về châu Á và thúc đẩy liên kết trong khuôn khổ của các quốc gia hậu Xô viết và khu vực châu Á - Thái Bình Dương… hẳn là hướng đi cần thiết đối với Nga không chỉ vào thời điểm ngặt nghèo này.

Tham vọng của Nga

Cuộc chạy đua của Thế giới hướng về châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra rất sôi động và tiềm năng phương đông cũng đang hấp dẫn Nga. Điều này là hoàn toàn tự nhiên, bởi Nga là quốc gia Á-Âu độc đáo, có phần lớn lãnh thổ nằm ở châu Á.

Với đặc điểm địa lý kết cấu nước Nga vào một số thị trường lớn của khu vực Thái Bình Dương đầy hứa hẹn đang mở ra những triển vọng lớn và sự chuyển dịch xuất nhập khẩu của Nga tới đó cũng là tiến trình tự nhiên hợp quy luật.

Mặt khác, hiện tại mối quan hệ kinh tế giữa phương Tây và Nga đang chịu tác động của các tham vọng chính trị thì liên minh này càng củng cố chiến lược chuyển hướng của Nga sang thị trường đầy tiềm năng và triển vọng châu Á – Thái Bình Dương để phát huy những thế mạnh của mình. Đây chính là bước đi mở đường cho các nước trong liên minh Á - Âu cùng tiến bước vào thị trường đầy tiềm năng này.

Trong bài phát biểu cuối cùng tại Hạ viện Nga (Duma) trên cương vị Thủ tướng, ông Vladimir Putin cũng đã từng nêu ưu tiên cho nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba là thúc đẩy hợp tác trong toàn bộ không gian Á - Âu, tăng cường vai trò toàn cầu của nước Nga thông qua thúc đẩy hội nhập giữa các quốc gia Liên Xô cũ. Những diễn biến này cho chúng ta thấy quyết tâm của Moscow trong chiến lược tạo bước đột phá mang tính lịch sử đồng thời làm thay đổi cơ cấu địa chính trị, địa kinh tế của toàn bộ thế giới. Và Liên minh Âu - Á sẽ là điểm xuất phát và là tiền đồn trong chiến lược xác lập vai trò và tầm ảnh hưởng của Liên minh nói chung, Nga nói riêng trên trường quốc tế.

Tác động của quyền lợi các quốc gia lớn trong khu vực

Trên thực tế tốc độ gắn kết giữa các quốc gia trong không gian hậu Xô viết nằm ngoài dự liệu của EU. Vì cách đây 3 năm, khi xuất hiện "cái bắt tay đầu tiên" giữa Nga - Belarus - Kazakhstan, đã có nhiều ý kiến nghi ngờ về tính khả thi của liên minh này.

Hoa Kỳ đã chống đối việc thành lập Liên minh Á – Âu, vì coi đó là một dự định hòng tái thiết lập một liên minh kiểu Xô viết.

Thế nhưng Liên minh Kinh tế Á – Âu vẫn ra đời và như người đứng đầu Ủy ban về các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia Puskov thì: “Việc ký kết thỏa thuận sẽ không chỉ là sự xác nhận thành công của quá trình hội nhập giữa Nga, Kazakhstan và Belarus, đó còn là sự bác bỏ những tính toán của các trung tâm quyền lực bên ngoài nhằm bắt những nước này phải lệ thuộc về kinh tế và chính trị”.

Nhưng, dù gặp không ít khó khăn và sự cản trở thì Liên minh Kinh tế Á – Âu vẫn ra đời và đang có vị thế, ảnh hưởng cũng như hấp dẫn rất nhiều các quốc gia, rất nhiều các định chế tài chính lớn.

Sự đồng thuận hay phản đối của các quốc gia đều xuất phát từ quyền và lợi ích của các quốc gia đó. Thế nhưng, dùng biện pháp chính trị hóa các mối quan hệ kinh tế sẽ là một lực cản vô hình rất lớn đối với sự phát triển kinh tế không chỉ của một vài quốc gia mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và ổn định của kinh tế thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc
Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

VOV.VN - Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Trớ trêu thay, chỉ có Trung Quốc là sẵn lòng đưa vốn và người vào đây.

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

VOV.VN - Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Trớ trêu thay, chỉ có Trung Quốc là sẵn lòng đưa vốn và người vào đây.

Hạ viện Nga thông qua hiệp định về liên minh kinh tế Á-Âu
Hạ viện Nga thông qua hiệp định về liên minh kinh tế Á-Âu

VOV.VN -Hiệp định này dự kiến sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Nga, Belarus và Kazakhstan.

Hạ viện Nga thông qua hiệp định về liên minh kinh tế Á-Âu

Hạ viện Nga thông qua hiệp định về liên minh kinh tế Á-Âu

VOV.VN -Hiệp định này dự kiến sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Nga, Belarus và Kazakhstan.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”
Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Liên minh Kinh tế Âu-Á sẽ khởi đầu vào năm 2015
Liên minh Kinh tế Âu-Á sẽ khởi đầu vào năm 2015

VOV.VN - Liên minh do Nga sáng lập này được cho là sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với Liên minh châu Âu gồm 28 quốc gia thành viên.

Liên minh Kinh tế Âu-Á sẽ khởi đầu vào năm 2015

Liên minh Kinh tế Âu-Á sẽ khởi đầu vào năm 2015

VOV.VN - Liên minh do Nga sáng lập này được cho là sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với Liên minh châu Âu gồm 28 quốc gia thành viên.