Lý do binh lính Ukraine gọi bom lượn của Nga là vũ khí “địa ngục”

VOV.VN - Những cuộc tấn công bom lượn quy mô lớn của Nga đang trở thành cơn ác mộng với các binh lính Ukraine và họ thậm chí đã gọi đây là vũ khí “địa ngục”.

Vũ khí “địa ngục”

Tại một thành trì của Ukraine gần tiền tuyến cách thành phố Donetsk ở phía Đông 32km, quả bom có cánh được trông thấy đang lao về phía một tòa nhà cao tầng. Lượng chất nổ 1.500kg tấn công vào cơ sở hạ tầng ở thị trấn Krasnohorivka, tạo thành một quả cầu lửa trước khi nhấn chìm toàn bộ tòa nhà trong khói đen. Camera ghi hình từ cách đó vài trăm km đã rung lên khi mặt đất phía dưới nó rung chuyển do tác động của vụ nổ.

Khi khói tan đi, cả tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Đoạn video này là một trong những minh chứng gần đây về vũ khí sát thương mới của Nga, cho thấy khả năng phá hủy các vị trí phòng thủ của Ukraine trên và gần tiền tuyến.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bước tiến gần đây của Nga ở Donetsk. Ukraine đang đối mặt với tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng vũ khí và đạn dược giữa bối cảnh sự hỗ trợ của phương Tây bị trì hoãn. Bên cạnh đó, các đầu đạn FAB-1500 mới được điều chỉnh của Moscow cũng đang góp phần gây ra không ít tổn thất cho Kiev.

Ukraine cũng đang sử dụng bom lượn tương tự như FAB, được gọi Bom tấn công trực diện phối hợp (Joint Direct Attack Munition - JDAM) nhưng các vũ khí do Mỹ sản xuất này đang hạn chế về nguồn cung. John Foreman, cựu tùy viên quốc phòng Anh tại Moscow, mô tả bom lượn FAB kém hiệu quả hơn JDAM nhưng là loại vũ khí rẻ và sẵn có hơn nhiều so với bom JDAM của Ukraine.

Bom lượn mới của Nga là phiên bản điều chỉnh của bom FAB thời Liên Xô mà đầu tiên là FAB-250 được thiết kế vào năm 1946. Những mẫu này là những đầu đạn được các chiến đấu cơ thả từ trên không với tác động nổ đáng kể. Tuy nhiên, không giống như thế hệ tiền nhiệm, tất cả chúng đều đặc biệt mạnh mẽ khi được trang bị cánh, cho phép chúng bay về phía mục tiêu và có thể trở thành một vũ khí dẫn đường.

FAB-1500 là phiên bản mới nhất. Nó mang 675kg chất nổ, được phóng cách mục tiêu 40 - 70km và có bán kính phá hủy là 200 mét. Loại bom này được các nhà quan sát quân sự Nga gọi là "kẻ hủy diệt các tòa nhà".

"Về cơ bản, chúng là bom không dẫn đường thời Liên Xô với phần cánh thông minh được thêm vào để tấn công các mục tiêu cố định với độ chính xác nhất định", ông Foreman nói. Bom cũng có thể được điều chỉnh hướng đi bằng vệ tinh hoặc dẫn đường bằng laser, giúp cải thiện độ chính xác.

Một binh lính Ukraine thuộc Lữ đoàn Di động trên không số 46 có căn cứ tại Donetsk đã miêu tả hiệu quả của những quả bom này là "địa ngục".

Binh lính này nói với CNN: "Thiệt hại mà nó gây ra rất nghiêm trọng. Nó gây rất nhiều áp lực lên tinh thần của các binh lính".

Uy lực khủng khiếp của bom lượn

Có 3 lý do cho việc tại sao loại bom này lại nguy hiểm như vậy. Đầu tiên, tác động nổ của chúng rất đáng kể so với pháo và các loại đạn khác được sử dụng trên tiền tuyến do kích thước và trọng lượng của chúng.

Thứ hai, chúng có thể được bắn từ khoảng cách 40km, nghĩa là Ukraine buộc phải sử dụng các tên lửa đánh chặn tầm xa hơn, vốn đang gặp hạn chế về nguồn cung. Việc điều chỉnh những quả bom cũ trên của Nga cũng có chi phí thực hiện rẻ.

Cuối cùng, theo Justin Bronk, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI): “Nga chắc chắn có khả năng sản xuất các bộ kit cho các loại bom FAB cũ nhiều hơn số lượng tên lửa Ukraine phải tiếp tế cho hệ thống phòng không của mình. Vì vậy, bắn hạ chúng trực tiếp không phải là một chiến lược bền vững".

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thăm nhà máy sản xuất vũ khí được cho là nơi sản xuất những quả bom lượn FAB vào tháng 1/2024, Giám đốc nhà máy khẳng định, năng suất của cơ sở này tăng 40% và họ đã chuyển sang làm việc 24/7. Điều này cho thấy việc sản xuất FAB đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Nga.

Những suy đoán đầu tiên về FAB-1500 bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 9/2023 khi một blogger quân sự tên là Fighterbomber, được cho là phi công trong Lực lượng Không quân Nga, tuyên bố rằng quá trình thử nghiệm bom đã gần hoàn tất.

2 tháng sau, vào tháng 11/2023, Người đứng đầu Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cảnh báo có "những dấu hiệu cho việc chuẩn bị phát triển hàng loạt bom lượn FAB nặng 1.500kg".

Những video sau đó bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn cho thấy việc sử dụng FAB, đặc biệt theo hướng Avdiivka ở phía Đông Ukraine.

Thị trấn này đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga vào giữa tháng 2/2024, sau khi Ukraine rút quân. Các phòng tuyến của Ukraine đã chứng kiến hàng chục cuộc tấn công bom FAB mỗi ngày trong suốt nhiều tuần. Đây là lần đầu tiên Kiev buộc phải rút khỏi vị trí quanh một thành phố hoặc một thị trấn trong gần 1 năm.

Maksym Zhorin, Phó Chỉ huy Lữ đoàn Tấn công số 3 của Ukraine, nằm trong số những người cuối cùng rời Avdiivka trước khi nó thất thủ, đã miêu tả về việc Nga thả 60 - 80 quả bom lượn mỗi ngày: "Những quả bom này đã phá hủy hoàn toàn bất kỳ vị trí nào. Tất cả tòa nhà và công trình đều biến thành miệng hố chỉ sau một quả bom".

Các lực lượng của Nga dường như đã xác nhận điều này khi một blogger quân sự khác là Military Informant nói rằng các lực lượng của Moscow đã "tăng cường đáng kể tỷ lệ bom thả từ trên không". Kênh này tuyên bố: “Theo nghĩa đen, nó không cho phép các lực lượng vũ trang Ukraine sống sót và dẫn đến những tổn thất đáng kể về nhân lực cũng như lãnh thổ”.

Khi quân đội Ukraine rút khỏi thành phố và buộc phải di chuyển từ ít nhất ba vị trí phòng thủ gần đó, Người phát ngôn lực lượng không quân Ukraine Yury Ignat cho biết Nga đang sử dụng những quả bom này để tấn công những người lính đang bỏ chạy. Ông nói: “Bom lượn có điều khiển cũng bay xa hơn phía sau lực lượng phòng thủ của chúng tôi để tấn công các sở chỉ huy, tuyến hậu cần, đạn dược...".

Nỗ lực đối phó của Ukraine

Ukraine đang cố gắng đối phó với mối đe dọa này tốt nhất có thể. Lực lượng không quân của Kiev tuyên bố đã phá hủy ít nhất 12 chiến đấu cơ của Nga có khả năng mang bom lượn trong tháng 2/2024. Đối mặt với những khó khăn trong việc đối phó với những quả bom khi chúng được phóng, Ukraine hy vọng có thể làm gián đoạn các chiến đấu cơ vận chuyển chúng ngay từ đầu. Tuy nhiên, rất khó để xác minh những báo cáo này.

Các quan chức quân sự Ukraine khẳng định rằng việc chuyển giao các tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất sẽ giảm bớt vấn đề bằng cách khiến các chiến đấu cơ Nga được giao nhiệm vụ ném bom gặp nhiều rủi ro hơn.

Tuy nhiên, nhà phân tích Bronk thì cho rằng: "F-16 không thể cung cấp bất kỳ sự cải thiện đáng kể nào trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công bằng bom lượn của Nga".

 “Các máy bay chiến đấu trang bị bom lượn đang thực hiện điều đó ở khoảng cách hàng chục km phía sau tiền tuyến của Nga. Điều đó tức là các phi công lái F-16 sẽ cần phải tiến quá gần các mối đe dọa tên lửa đất đối không được phóng từ mặt đất của Nga để tấn công chúng. Thậm chí, họ sẽ cần phải có mặt ở đúng nơi, đúng thời điểm để tiếp cận và bắn vào một chiến đấu cơ của Nga ngay khi nó bắt đầu bay lên cao”, chuyên gia này nhận định.

Trong khi đó, cựu tùy viên quốc phòng Anh tại Moscow Foreman cho rằng, Ukraine có thể phải điều động các hệ thống phòng không mặt đất để cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công này hoặc nhờ các đồng minh hỗ trợ.

Thực tế là nếu không có các gói hỗ trợ quân sự bổ sung của phương Tây, Ukraine chỉ có thể làm được đến vậy. Như Kiev đã nhiều lần tuyên bố, nước này cần các đồng minh phương Tây vào cuộc.

Đằng sau các thỏa thuận an ninh Ukraine ký với phương Tây

VOV.VN - Các thỏa thuận an ninh riêng lẻ mà Ukraine ký với các nước phương Tây một phần được thúc đẩy bởi lo ngại ngày càng tăng về chủ nghĩa biệt lập của Mỹ, đặc biệt là trong trường hợp cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới và quay trở lại nắm quyền.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga yêu cầu dẫn độ Giám đốc cơ quan an ninh Ukraine, Kiev nói gì?
Nga yêu cầu dẫn độ Giám đốc cơ quan an ninh Ukraine, Kiev nói gì?

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Nga ngày 31/3 cho biết, nước này đang yêu cầu Ukraine dẫn độ tất cả những người có liên quan đến “các hành động khủng bố” ở Nga, bao gồm Giám đốc cơ quan an ninh (SBU) Vasyl Maliuk.

Nga yêu cầu dẫn độ Giám đốc cơ quan an ninh Ukraine, Kiev nói gì?

Nga yêu cầu dẫn độ Giám đốc cơ quan an ninh Ukraine, Kiev nói gì?

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Nga ngày 31/3 cho biết, nước này đang yêu cầu Ukraine dẫn độ tất cả những người có liên quan đến “các hành động khủng bố” ở Nga, bao gồm Giám đốc cơ quan an ninh (SBU) Vasyl Maliuk.

Ukraine cảnh báo Nga đang tích trữ tên lửa Kalibr cho các cuộc tấn công mới
Ukraine cảnh báo Nga đang tích trữ tên lửa Kalibr cho các cuộc tấn công mới

VOV.VN - Nga đang xây dựng kho tên lửa hành trình Kalibr và có lẽ sẽ sớm tấn công Ukraine, Người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho hay trên truyền hình Ukraine ngày 31/3.

Ukraine cảnh báo Nga đang tích trữ tên lửa Kalibr cho các cuộc tấn công mới

Ukraine cảnh báo Nga đang tích trữ tên lửa Kalibr cho các cuộc tấn công mới

VOV.VN - Nga đang xây dựng kho tên lửa hành trình Kalibr và có lẽ sẽ sớm tấn công Ukraine, Người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho hay trên truyền hình Ukraine ngày 31/3.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 1/4
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 1/4

VOV.VN - Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày  1/4.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 1/4

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 1/4

VOV.VN - Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày  1/4.

Pháp sẽ cung cấp cho Ukraine hàng trăm xe bọc thép và tên lửa
Pháp sẽ cung cấp cho Ukraine hàng trăm xe bọc thép và tên lửa

VOV.VN - Bộ trưởng quân đội Pháp ông Sébastien Lecornu hôm qua (30/3) cho biết Pháp sẽ giao hàng trăm xe bọc thép cũ nhưng vẫn còn hoạt động và các tên lửa Aster cho Ukraine như một phần trong gói viện trợ mới dành cho nước này.

Pháp sẽ cung cấp cho Ukraine hàng trăm xe bọc thép và tên lửa

Pháp sẽ cung cấp cho Ukraine hàng trăm xe bọc thép và tên lửa

VOV.VN - Bộ trưởng quân đội Pháp ông Sébastien Lecornu hôm qua (30/3) cho biết Pháp sẽ giao hàng trăm xe bọc thép cũ nhưng vẫn còn hoạt động và các tên lửa Aster cho Ukraine như một phần trong gói viện trợ mới dành cho nước này.

Toàn cảnh quốc tế chiều 31/3: Ukraine tăng độ sát thương cho FPV để đối phó Nga
Toàn cảnh quốc tế chiều 31/3: Ukraine tăng độ sát thương cho FPV để đối phó Nga

VOV.VN - Ukraine cho biết họ đã phát triển loại đạn xuyên giáp, được gọi là EFP, tương thích với đội máy bay không người lái FPV của mình.

Toàn cảnh quốc tế chiều 31/3: Ukraine tăng độ sát thương cho FPV để đối phó Nga

Toàn cảnh quốc tế chiều 31/3: Ukraine tăng độ sát thương cho FPV để đối phó Nga

VOV.VN - Ukraine cho biết họ đã phát triển loại đạn xuyên giáp, được gọi là EFP, tương thích với đội máy bay không người lái FPV của mình.