Lý do Mỹ cần đi tiên phong trong cung cấp vaccine Covid-19

VOV.VN - Dẫu bên trong nước Mỹ vẫn có sự khác biệt về tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 giữa các vùng, tình hình trên thế giới còn chênh lệch hơn nữa và sự tiên phong của Mỹ trong hỗ trợ các nước về vaccine này là rất đáng hoan nghênh, có lợi cho cả Mỹ và thế giới...

Sau khi phải chật vật chống đại dịch Covid-19 với số ca mắc và ca tử vong vì bệnh này cao hàng đầu thế giới, nước Mỹ bắt đầu có dấu hiệu kiểm soát được tình hình dịch, với nền kinh tế của họ bắt đầu phục hồi. Giới quan sát của Mỹ nhận định, đã đến lúc Mỹ cần đóng vai trò lớn hơn trong nỗ lực tiêm chủng ngừa Covid-19 trên toàn cầu, vừa vì lợi ích của chính Mỹ vừa vì lợi ích của nhân loại.

Hiện nay trên thế giới có hơn 40 nước chưa tiêm mũi Covid-19 nào. Còn tại Ấn Độ và Brazil, dịch Covid-19 đã trở thành đại thảm họa.

Ích lợi cho cả Mỹ và thế giới nếu Mỹ dang rộng tay hỗ trợ toàn cầu

Nước Mỹ cuối cùng đã tham gia các nỗ lực tăng mức độ tiếp cận vaccine Covid-19 trên toàn cầu bằng việc cam kết chi 4 tỷ USD cho sáng kiến COVAX của cộng đồng quốc tế. Mỹ cũng cho Mexico và Canada vay 4 triệu liều vaccine AstraZeneca. Việc Mỹ tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể giúp tổ chức này có thêm tài chính thời dịch bệnh.

Tuy nhiên, nước Mỹ vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để đóng vai trò to lớn hơn trong bảo đảm toàn thế giới được tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Ấn Độ hiện nay đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp hơn lúc nào hết. Chưa đầy 10% dân số Ấn Độ được tiêm dù chỉ là một mũi vaccine Covid-19. Ấn Độ đang cạn dần các kho vaccine đó, dù đây là một trong các trung tâm sản xuất vaccine lớn của thế giới.

Nếu Mỹ ra tay giúp Ấn Độ thì ngoài yếu tố nhân đạo, điều này cũng mang lại lợi ích cho chính Mỹ.

Một báo cáo gần đây của tập đoàn RAND ước tính rằng “chủ nghĩa dân tộc vaccine” (trong đó các nước cố gắng được tiếp cận trước tiên với nguồn cung vaccine và có thể tích trữ các nhân tố chính cho sản xuất vaccine với cái giá là tạo thế bất lợi cho các nước khác, thường là kém phát triển hơn) có thể khiến thế giới tổn thất tới 1.200 tỷ USD về GDP mỗi năm.

Người ta ước tính ích lợi từ việc bảo đảm các nước có mức thu nhập thấp được tiếp cận vaccine là vượt xa chi phí mà các nước giàu phải bỏ ra khi làm vậy. Không có gì ngạc nhiên trong một thế giới toàn cầu hóa được liên kết bằng thương mại và du lịch, sự phục hồi kinh tế của Mỹ có thể bị cản trở bởi các vấn đề về y tế và kinh tế ở các nước khác.

Bộ Ngoại giao Mỹ có danh sách 150 nước mà họ cấm đi lại do lo ngại mức độ lây nhiễm SARS-CoV-2 (virus gây bệnh Covid-19). Nhưng điều này lại ảnh hưởng đến ngành du lịch, chưa nói đến các doanh nghiệp phải tạm ngừng đi lại trong hơn một năm qua.

Ngoài ra Mỹ cũng có nguy cơ đánh mất quyền lực mềm trước Nga và Trung Quốc thời dịch bệnh. Nga và Trung Quốc đã xuất các vaccine do họ sản xuất sang các nước khác. Chẳng hạn, vaccine Sinovac của Trung Quốc đã được xuất khẩu sang trên 50 nước, bao gồm cả châu Mỹ Latin. Và cũng số lượng từng ấy nước đã chuyển sang dùng vaccine Sputnik V của Nga.

Giải pháp bền vững nhất để đánh bại Covid-19 trên toàn thế giới

Khi đại dịch bùng phát ở các nước chưa được tiêm vaccine, các biến thể mới của virus dễ xuất hiện và tìm đường lan nhanh sang các nước khác. Thí dụ, biến thể mang tên “biến chủng kép” (do có các yếu tố của biến thể California và Nam Phi/Brazil...) đang tung hoành ở Ấn Độ thì cũng đã được phát hiện ở Mỹ.

Tiêm vaccine cho một lượng lớn dân số toàn cầu là cách để loài người đánh thắng mọi biến chủng. Đạt được miễn dịch cộng đồng trên toàn cầu là cách bền vững nhất để đạt được miễn dịch ở mọi nước riêng lẻ.

Trước các diễn biến mới này, Mỹ có thể làm gì? Các hạn chế của Mỹ đối với xuất khẩu các yếu tố thiết yếu cho việc chế vaccine đang cản trở quá trình sản xuất vaccine. Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) đang kêu gọi nới lỏng các hạn chế đó. Mỹ đã quyết định gửi các nguyên liệu thô quan trọng cho việc chế vaccine sang Ấn Độ. Nhưng đó chỉ là nhượng bộ mang tính chiến thuật. Mỹ có lẽ cần phải tính đến giải pháp dài hơi, đó là dỡ bỏ hẳn các lệnh hạn chế xuất khẩu, có như vậy mới giải phóng được năng lực sản xuất vaccine ở nhiều nơi trên thế giới.

Ngoài ra Mỹ cũng không nên để mặc cho Ấn Độ một mình gánh trách nhiệm sản xuất vaccine cho toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. SII đã hứa hẹn cung cấp 1,1 tỷ liều vaccine cho sáng kiến COVAX, bao gồm 100 triệu liều vào tháng 5 này, nhưng mới chỉ xuất được 20 triệu liều. Đối mặt với khủng hoảng Covid-19 và nhu cầu tiêm chủng cho chính dân số hơn 1,3 tỷ người của họ, Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu mặt hàng này, từ đó gây tác động dây chuyền lên các nước khác, đặc biệt là ở châu Phi, hiện đang đợi chờ vaccine thông qua COVAX.

Quá trình đẩy mạnh sản xuất vaccine ở Mỹ hiện nay cần tính đến nhu cầu toàn cầu, bằng cách sản xuất các vaccine thích hợp hơn với các nước có thu nhập thấp.

Cuối cùng, các nước phát triển đã đặt hàng sản xuất nhiều liều vaccine cho mọi công dân của mình, và do vậy ảnh hưởng đến chuyện cung cấp vaccine cho các nơi khác. Mỹ sẽ sớm đạt đỉnh điểm mà tại đó lượng cung vaccine vượt quá nhu cầu trong nước. Khi ấy Mỹ có thể phân bổ lượng vaccine dư thừa cho sáng kiến COVAX, không chỉ vaccine AstraZeneca mà còn các loại vaccine khác do chính Mỹ phát triển, như là Johnson & Johnson với lợi thế chỉ cần một mũi tiêm

Nếu Mỹ chịu “cho đi” như các phương án nêu trên thì họ sẽ nhận lại được rất nhiều: Hàng loạt mạng người được cứu sống, kinh tế thế giới phục hồi, và lợi thế về mặt ngoại giao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ chật vật vì thiếu vaccine giữa làn sóng Covid-19 thứ 2
Ấn Độ chật vật vì thiếu vaccine giữa làn sóng Covid-19 thứ 2

VOV.VN - Trong bối cảnh Ấn Độ vẫn ghi nhận hàng trăm nghìn ca mắc Covid-19 mỗi ngày, tình trạng thiếu vaccine được dự báo sẽ còn kéo dài nhiều tháng.

Ấn Độ chật vật vì thiếu vaccine giữa làn sóng Covid-19 thứ 2

Ấn Độ chật vật vì thiếu vaccine giữa làn sóng Covid-19 thứ 2

VOV.VN - Trong bối cảnh Ấn Độ vẫn ghi nhận hàng trăm nghìn ca mắc Covid-19 mỗi ngày, tình trạng thiếu vaccine được dự báo sẽ còn kéo dài nhiều tháng.

Mỹ ủng hộ Pfizer xuất khẩu vaccine Covid-19 sang các nước khác
Mỹ ủng hộ Pfizer xuất khẩu vaccine Covid-19 sang các nước khác

VOV.VN - Nhà Trắng cho biết sẽ ủng hộ các hoạt động của công ty dược phẩm Pfizer có trụ sở tại Mỹ nhằm xuất khẩu vaccine Covid-19 sang các nước khác.

Mỹ ủng hộ Pfizer xuất khẩu vaccine Covid-19 sang các nước khác

Mỹ ủng hộ Pfizer xuất khẩu vaccine Covid-19 sang các nước khác

VOV.VN - Nhà Trắng cho biết sẽ ủng hộ các hoạt động của công ty dược phẩm Pfizer có trụ sở tại Mỹ nhằm xuất khẩu vaccine Covid-19 sang các nước khác.

Đau lòng cảnh con gái cố hà hơi thổi ngạt cho người mẹ mắc Covid-19 vừa qua đời
Đau lòng cảnh con gái cố hà hơi thổi ngạt cho người mẹ mắc Covid-19 vừa qua đời

VOV.VN - Clip sau ghi lại cảnh tượng xúc động và đau lòng về một người con gái cố cứu mẹ mình trong vô vọng. Cô trực tiếp hà hơi thổi ngạt cho mẹ - một bệnh nhân Covid-19 vừa qua đời tại một bệnh viện ở Ấn Độ.

Đau lòng cảnh con gái cố hà hơi thổi ngạt cho người mẹ mắc Covid-19 vừa qua đời

Đau lòng cảnh con gái cố hà hơi thổi ngạt cho người mẹ mắc Covid-19 vừa qua đời

VOV.VN - Clip sau ghi lại cảnh tượng xúc động và đau lòng về một người con gái cố cứu mẹ mình trong vô vọng. Cô trực tiếp hà hơi thổi ngạt cho mẹ - một bệnh nhân Covid-19 vừa qua đời tại một bệnh viện ở Ấn Độ.

Đảng cầm quyền Ấn Độ nhận trách nhiệm về thảm kịch Covid-19 ở nước này
Đảng cầm quyền Ấn Độ nhận trách nhiệm về thảm kịch Covid-19 ở nước này

VOV.VN - Narendra Taneja - phát ngôn viên của đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền tại Ấn Độ cho biết, trách nhiệm đối với làn sóng Covid-19 thứ 2 đang càn quét Ấn Độ “trước tiên thuộc về chính phủ” nước này.

Đảng cầm quyền Ấn Độ nhận trách nhiệm về thảm kịch Covid-19 ở nước này

Đảng cầm quyền Ấn Độ nhận trách nhiệm về thảm kịch Covid-19 ở nước này

VOV.VN - Narendra Taneja - phát ngôn viên của đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền tại Ấn Độ cho biết, trách nhiệm đối với làn sóng Covid-19 thứ 2 đang càn quét Ấn Độ “trước tiên thuộc về chính phủ” nước này.

Ngoài Ấn Độ, còn có 9 nước nữa có số ca tử vong do Covid-19 cao “khủng khiếp”
Ngoài Ấn Độ, còn có 9 nước nữa có số ca tử vong do Covid-19 cao “khủng khiếp”

VOV.VN - Thế giới đang bàng hoàng về số ca tử vong do Covid-19 ở Ấn Độ. Nhưng thực ra còn nhiều quốc gia nữa có số ca tử vong do Covid-19 cao gần bằng hoặc thậm chí cao hơn cả Ấn Độ rất nhiều.

Ngoài Ấn Độ, còn có 9 nước nữa có số ca tử vong do Covid-19 cao “khủng khiếp”

Ngoài Ấn Độ, còn có 9 nước nữa có số ca tử vong do Covid-19 cao “khủng khiếp”

VOV.VN - Thế giới đang bàng hoàng về số ca tử vong do Covid-19 ở Ấn Độ. Nhưng thực ra còn nhiều quốc gia nữa có số ca tử vong do Covid-19 cao gần bằng hoặc thậm chí cao hơn cả Ấn Độ rất nhiều.

Nguyên nhân sâu xa khiến Ấn Độ “vỡ trận” trong cuộc chiến chống Covid-19
Nguyên nhân sâu xa khiến Ấn Độ “vỡ trận” trong cuộc chiến chống Covid-19

VOV.VN - Tâm lý chủ quan và quá trình tư nhân hóa y tế được xem là các nguyên nhân chủ chốt khiến Ấn Độ đang phải đối mặt với thảm họa Covid-19 lớn nhất thế giới.

Nguyên nhân sâu xa khiến Ấn Độ “vỡ trận” trong cuộc chiến chống Covid-19

Nguyên nhân sâu xa khiến Ấn Độ “vỡ trận” trong cuộc chiến chống Covid-19

VOV.VN - Tâm lý chủ quan và quá trình tư nhân hóa y tế được xem là các nguyên nhân chủ chốt khiến Ấn Độ đang phải đối mặt với thảm họa Covid-19 lớn nhất thế giới.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?
Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.