Mở cửa chính phủ: Nhượng bộ của ông Trump hay thắng lợi của bà Pelosi?

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, việc ký dự luật mở cửa chính phủ tạm thời được coi là thất bại của Tổng thống Mỹ Trump và là chiến thắng của bà Pelosi.

Sau thời gian dài chịu sức ép từ dư luận và chính giới trong nước, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/1 đã ký dự luật mở cửa lại chính phủ trong 3 tuần, tạm gác lại đề nghị của ông yêu cầu Quốc hội thông qua khoản ngân sách để xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico. Như vậy, sau 35 ngày đóng cửa - một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ, chính phủ đã hoạt động trở lại, dù chỉ là tạm thời. Tổng thống Trump lần đầu tiên có sự nhượng bộ trước phe Dân chủ đang kiểm soát Hạ viện nước Mỹ.

Tổng thống Trump tuyên bố chấp nhận tạm thời mở cửa chính phủ Mỹ. Ảnh: AFP.

Giới phân tích cho rằng, dự luật mở cửa tạm thời này cho thấy sự yếu thế của Tổng thống Trump trước phe Dân chủ, đồng thời là chiến thắng cho Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi – người đã duy trì sự đoàn kết của Đảng Dân chủ trong suốt thời gian đóng cửa chính phủ. Trước đó, các lãnh đạo Đảng Dân chủ nhiều lần tuyên bố vấn đề an ninh biên giới chỉ có thể được thảo luận sau khi ông Trump mở cửa chính phủ trở lại.

Thế yếu của Tổng thống Trump

Hãng tin CNN cho rằng, sức ép từ các nghị sỹ Cộng hòa tại Thượng viện, sự lo ngại của Tổng thống về tương lai chính trị của cá nhân ông và tác động tiêu cực ngày càng gia tăng của việc kéo dài tình trạng đóng cửa chính phủ đã kết hợp thành một “chất độc hại mà dạ dày ông Trump không thể tiêu hóa nổi".  

Thế bế tắc bắt đầu bị phá vỡ từ chiều ngày 24/1 (theo giờ Mỹ) khi 6 nghị sỹ Cộng hòa tại thượng viện rời bỏ hàng ngũ của Tổng thống Trump để đứng về phía phe Dân chủ trong cuộc bỏ phiếu về dự luật mở cửa lại chính phủ. Thông điệp từ nhóm này và từ lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ rất rõ ràng, đó là: “Chúng ta đã mất mát nhiều thứ và chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ”.

Thông điệp này cùng với một loạt các cuộc thăm dò tại Mỹ thời gian gần đây đã chứng tỏ 3 điều hoàn toàn nhất quán: Thứ nhất, phần lớn người Mỹ đều đổ lỗi cho ông Trump và đảng Cộng hòa gây ra tình trạng đóng cửa chính phủ; thứ hai, phần lớn những người được hỏi không cho rằng xây dựng tường biên giới là một giải pháp thực tế nhằm giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp; thứ ba, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump đang xuống mức thấp chưa từng thấy. Theo kết quả khảo sát do tờ Bưu điện Washington và hãng tin ABC công bố ngày 25/1, chỉ có 37% cử tri ủng hộ công việc mà Tổng thống Trump đang thực hiện, trong khi 58% phản đối. Trước những bất lợi như vậy, việc Tổng thống Trump đồng ý nhượng bộ là điều hoàn toàn dễ hiễu.

Phát biểu sau khi ký kết dự luật, ông Trump nói rằng: “Chúng ta thực sự không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng một bức tường kiên cố hoặc hàng rào thép. Nếu chúng tôi không nhận được một thỏa thuận công bằng từ Quốc hội, chính phủ sẽ đóng cửa lại vào ngày 15/2 hoặc tôi sẽ sử dụng các quyền hạn của mình để giải quyết tình trạng khẩn cấp này”.

Ông cũng khẳng định: “Đây không phải là sự nhượng bộ mà là việc quan tâm đến hàng triệu người đang bị tổn thương do tình trạng đóng cửa chính phủ gây ra”. Nhiều người cho rằng, dù ông Trump có giải thích như thế nào về quyết định ký dự luật mở cửa chính phủ tạm thời thì cũng không làm thay đổi một sự thật đó là ông đã nhận về con số 0 khi yêu cầu mức kinh phí 5,7 tỷ USD xây tường biên giới.

Chiến thắng của bà Pelosi

Tổng thống Donald Trump cùng các trợ lý cấp cao của ông cho rằng sớm muộn gì thì bà Pelosi cũng sẽ phải chịu thua, rằng bà sẽ không thể đe dọa phá vỡ truyền thống của nước Mỹ chỉ bởi bất đồng với yêu cầu về ngân quỹ xây tường biên giới của ông Trump. Họ cũng cho rằng bà Pelosi sẽ dễ bỏ cuộc khi phải đối mặt với thách thức mà Tổng thống đặt ra.

Nhưng tất cả những nhận định này đều sai lầm bởi Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã thực hiện một chiến lược chính trị khôn ngoan khiến Tổng thống Trump phải “xuống nước”. Bà Pelosi từ lâu đã kết luận rằng, cách duy nhất để “hạ bệ” ông Trump là chơi một trò chơi theo cách phi truyền thống nhất có thể. Mọi toan tính chính trị truyền thống cần phải gạt ra ngoài lề. Bà đã dự trù được phương tiện duy nhất mà Tổng thống Trump sử dụng trong cuộc chơi chính là quyền lực của ông vì vậy bà nhận thấy cần phải đưa ra cách đối phó vượt xa những giới hạn thông thường mà các chính trị gia sẽ làm.

Thay vì tranh luận với từng phát biểu quá khích của Tổng thống, bà vẫn bình tĩnh để mặc ông tuyên bố quyền quyết định tuyệt đối của mình với việc đóng cửa chính phủ. Và khi tác động tiêu cực của việc đóng cửa chính phủ trở nên quá rõ ràng, chính Tổng thống Trump sẽ phải đau đầu tìm cách khắc phục hậu quả.

Bên cạnh đó, bà Pelosi cũng không ngần ngại phát huy quyền lực của mình một cách tối đa. Tuyên bố của bà Pelosi về việc Hạ viện Mỹ sẽ không thông qua nghị quyết cho phép ông tới đọc bản thông điệp liên bang, cũng như đề nghị ông dời ngày đọc thông điệp này, đã gửi đi thông điệp rất rõ ràng là Tổng thống đừng nên hy vọng phe Dân chủ thay đổi lập trường về việc chính phủ phải mở cửa trước khi thông qua bất cứ khoản ngân sách nào xây tường biên giới. Bà cũng tỏ rõ quan điểm sẽ không bao giờ nhượng bộ chỉ bởi lý do nước Mỹ đang bị mắc kẹt trong tình trạng đóng cửa chính phủ lâu nhất trong lịch sử hay để xoa dịu cơn giận dữ của các cử tri. Bà luôn bảo vệ chiến lược “không đàm phán” với tuyên bố chắc như “đinh đóng cột”: “Hãy hiểu rằng chỉ có một kế hoạch. Nó đang hoạt động rất hiệu quả cho chúng ta”.

Giới phân tích cũng cho rằng, một thế mạnh khác của bà Pelosi mà Tổng thống Trump đến nay vẫn thiếu là giữ vững sự đồng lòng của các thành viên trong đảng của mình. Là người có lập trường hay thay đổi và khó dự đoán, Tổng thống Trump đã không thể khiến các thành viên trong đảng Cộng hòa đoàn kết sau khi đưa ra yêu cầu kinh phí xây tường biên giới. Nhiều thành viên đảng này đã bí mật hoặc công khai hối thúc Tổng thống mở cửa lại chính phủ. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell thậm chí đã phải nói với Tổng thống rằng ông đang thua trong "cuộc chiến" đóng cửa chính phủ.

Chủ tịch Hạ viên Pelosy, trái lại đảm bảo rằng không có thành viên nào tham gia một thỏa thuận lưỡng đảng đi ngược lại cách tiếp cận của bà. Trong khi đó, các đồng minh của bà luôn nỗ lực hết sức có thể để dẹp tan những lời chỉ trích đối với chiến lược mà bà đưa ra. Và cuối cùng, bà Pelosi đã thành công khi có tiếng nói và quan điểm nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Phát biểu với báo chí, bà Pelosi nói: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng tôi. Thật tiếc là Tổng thống đã đánh giá thấp điều này”.

Chiến thắng lần này sẽ giúp bà Pelosi củng cố quyền lực trong bối cảnh bà và các nghị sỹ Dân chủ tại Hạ Viện đang nỗ lực thực hiện những mục tiêu khác. Điều này cũng tạo ra “trận so găng quyết liệt hơn” giữa hai phe phái đối đầu trong nền chính trị nước Mỹ khi các bên vẫn mâu thuẫn về nhiều vấn đề từ cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ đến nhập cư và y tế. Nhiều nhà phân tích cho rằng, nếu Tổng thống Trump không thể thu hẹp bất đồng giữa hai Đảng Dân chủ - Cộng hòa thì mọi quyết sách sau này của ông sẽ vấp phải nhiều rào cản. Bức tường biên giới chỉ là một ví dụ cụ thể nhất. Các chính sách liên quan đến địa chính trị quốc tế cũng sẽ bị soi xét, trong đó có cả việc Mỹ rút quân khỏi Trung Đông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ lập kỷ lục mới về thời gian đóng cửa Chính phủ
Mỹ lập kỷ lục mới về thời gian đóng cửa Chính phủ

VOV.VN - Việc chính phủ Mỹ đóng cửa trong khoảng thời gian lâu nhất lịch sử đã và đang tác động tiêu cực đến đời sống của người dân Mỹ.

Mỹ lập kỷ lục mới về thời gian đóng cửa Chính phủ

Mỹ lập kỷ lục mới về thời gian đóng cửa Chính phủ

VOV.VN - Việc chính phủ Mỹ đóng cửa trong khoảng thời gian lâu nhất lịch sử đã và đang tác động tiêu cực đến đời sống của người dân Mỹ.

Cuộc sống người dân Mỹ đảo lộn vì đợt đóng cửa chính phủ kỷ lục
Cuộc sống người dân Mỹ đảo lộn vì đợt đóng cửa chính phủ kỷ lục

VOV.VN - Đợt đóng cửa dài nhất trong lịch sử nước Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và 800.000 nhân viên chính phủ không được trả lương.

Cuộc sống người dân Mỹ đảo lộn vì đợt đóng cửa chính phủ kỷ lục

Cuộc sống người dân Mỹ đảo lộn vì đợt đóng cửa chính phủ kỷ lục

VOV.VN - Đợt đóng cửa dài nhất trong lịch sử nước Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và 800.000 nhân viên chính phủ không được trả lương.

Ông Trump thăm biên giới Mỹ-Mexico trong tâm bão đóng cửa chính phủ
Ông Trump thăm biên giới Mỹ-Mexico trong tâm bão đóng cửa chính phủ

VOV.VN - Tổng thống Trump có chuyến thị sát khu vực biên giới phía Nam giáp với Mexico ngày 10/1 trong bối cảnh chính phủ Mỹ đã bước sang ngày đóng cửa thứ 20.

Ông Trump thăm biên giới Mỹ-Mexico trong tâm bão đóng cửa chính phủ

Ông Trump thăm biên giới Mỹ-Mexico trong tâm bão đóng cửa chính phủ

VOV.VN - Tổng thống Trump có chuyến thị sát khu vực biên giới phía Nam giáp với Mexico ngày 10/1 trong bối cảnh chính phủ Mỹ đã bước sang ngày đóng cửa thứ 20.

Tường biên giới, đóng cửa Chính phủ và tính toán của Tổng thống Trump
Tường biên giới, đóng cửa Chính phủ và tính toán của Tổng thống Trump

VOV.VN - Ông Trump cho rằng an ninh biên giới là cuộc khủng hoảng thực sự và Chính phủ bị đóng cửa là cuộc khủng hoảng giả mạo do đảng Dân chủ tạo ra.

Tường biên giới, đóng cửa Chính phủ và tính toán của Tổng thống Trump

Tường biên giới, đóng cửa Chính phủ và tính toán của Tổng thống Trump

VOV.VN - Ông Trump cho rằng an ninh biên giới là cuộc khủng hoảng thực sự và Chính phủ bị đóng cửa là cuộc khủng hoảng giả mạo do đảng Dân chủ tạo ra.

Thượng viện Mỹ tìm cách chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ kéo dài
Thượng viện Mỹ tìm cách chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ kéo dài

VOV.VN - Trước vụ đóng cửa chính phủ lâu kỷ lục, Thượng viện Mỹ sẽ tìm cách khai thông thế bế tắc này trong một cuộc bỏ phiếu.

Thượng viện Mỹ tìm cách chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ kéo dài

Thượng viện Mỹ tìm cách chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ kéo dài

VOV.VN - Trước vụ đóng cửa chính phủ lâu kỷ lục, Thượng viện Mỹ sẽ tìm cách khai thông thế bế tắc này trong một cuộc bỏ phiếu.