Một năm từ khi bắt đầu không kích IS ở Syria: Nga có đang bị sa lầy?

VOV.VN - Khi Tổng thống Nga Putin quyết định tiến hành không kích IS ở Syria vào cuối tháng 9/2015, Tổng thống Mỹ Obama đã tiên đoán Nga sẽ bị sa lầy.

Ông Obama đã sai lầm

Tuy nhiên, theo CSM, trái với dự đoán của ông Obama, vị thế của Nga tại Syria không những không suy yếu mà nước này còn tái lập được quyền lực cũ của mình tại khu vực Trung Đông.

Chiến đấu cơ Nga tấn công các mục tiêu IS ở Syria. Ảnh: Không quân Nga

Các cuộc không kích của Nga đã giúp củng cố vị thế đang bị lung lay hơn bao giờ hết của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và giúp ông Assad chiếm lại rất nhiều khu vực trên khắp đất nước từ tay phe đối lập vốn được cho là “không thể lấy lại được”.

Không những thế, Nga còn thể hiện được tầm ảnh hưởng của mình với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Saudi Arabia và Israel- 2 đồng minh chiến lược của Mỹ trong khu vực.

“Mọi người đều nhận thấy đã có những thay đổi quan trọng tại Trung Đông và Nga một lần nữa lại trở thành một nhân tố quan trọng mà các nước buộc phải tính đến”, ông Nicolas Gvosdev- một chuyên gia về Nga tại Học viện Hải quân Mỹ nhận định: “Tổng thống Nga đã tính đến việc đưa Nga trở lại vị trí hàng đầu trong những tính toán trong khu vực và ông ấy đã làm được điều này”.

Trước đó, hồi đầu tháng 8, Iran đã chấp thuận cho Nga sử dụng căn cứ Không quân Nojeh để thực hiện các chiến dịch không kích nhằm vào các vị trí của IS và phe đối lập tại Syria.

Dù việc sử dụng các căn cứ này bị đột ngột chấm dứt sau tuyên bố của giới chức Nga ngày 22/8, điều này vẫn đánh dấu lần đầu tiên Iran cho phép lực lượng quân sự của nước ngoài được đặt chân lên nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Đó cũng là sự nhượng bộ lớn hơn rất nhiều so với những gì mà các Shah (quốc vương) của Iran dành cho Mỹ trước khi Cách mạng Hồi giáo diễn ra từ tháng 1/1978-2/1979.

Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng đã công du đến Moscow để gặp gỡ người đồng cấp Nga Putin nhằm hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước vốn xấu đi trông thấy sau vụ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cường kích Su-24 của Nga đang làm nhiệm vụ tại khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 11/2015.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố: “Nếu không có những đóng góp của Nga sẽ khó có thể đạt được một giải pháp lâu dài cho vấn đề Syria”.

Lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại ở Trung Đông

Sự trở lại đầy mạnh mẽ của Nga tại Trung Đông diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang thực hiện chính sách xoay trục và dự định chuyển hầu hết các nguồn lực của mình tại khu vực sang châu Á.

Chính sách xoay trục này đã mở đường cho các nước khác- trong đó đáng chú ý nhất là Nga- lấp đầy khoảng trống quyền lực mà Mỹ đã nắm giữ trong hàng thập kỷ qua tại Trung Đông.

Với việc được sử dụng căn cứ Không quân của Iran “Nga giờ đã có thể điều các máy bay chiến lược của mình hoạt động trên khắp khu vực Vịnh Ba Tư”, ông Gvosdev nhận định: “Đó không còn là khu vực hoạt động của riêng Mỹ nữa”.

Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, những gì mà Nga đạt được tại Syria không hoàn toàn đơn giản. Trên thực tế, cái giá mà Nga phải trả còn đắt hơn nhiều.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga không thể rút quân hoàn toàn khỏi Syria?”, ông Paul Stronski chuyên gia nghiên cứu tại Chương trình Nga và Á-Âu tại Quỹ Carnegie về Hòa bình Thế giới có trụ sở tại Washington đặt câu hỏi.

“Nếu họ không thể rút lui mà vẫn phải hiện diện tại Syria để bảo vệ những gì mà họ đã đạt được thì đến một lúc nào đó Nga cũng sẽ bị sa lầy”, ông Stronski nói thêm và khẳng định, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

“Việc Nga can dự vào Syria cũng đã khiến Nga trở thành mục tiêu của những kẻ khủng bố”, ông Stronski nói và viện dẫn vụ chiếc máy bay thương mại của Nga bị nổ tung khi đang bay trên bán đảo Sinai của Ai Cập năm 2015 khiến toàn bộ 224 người trên máy bay thiệt mạng.

Mỹ học được gì từ Nga?

Theo chuyên gia Gvosdev, Nga đã thành công trong việc thể hiện được vai trò cực kỳ quan trọng của mình tại khu vực bởi nước này biết đặt ra những mục tiêu hết sức vừa tầm, điều mà Mỹ không làm được.

“Mỹ can dự vào tình hình Syria với mục tiêu chấm dứt cuộc chiến tại đây và đã vạch sẵn những kế hoạch lớn lao nhằm tái thiết đất nước này. Trong khi đó, mục tiêu của Nga khá đơn giản là không để chính quyền của ông Assad sụp đổ và duy trì vị thế của chính quyền này ở Syria.

Bài học ở đây là, nếu bạn biết giới hạn mục tiêu của mình và đạt được những mục tiêu đó, bạn là người chiến thắng. Trong khi đó, nếu bạn đặt ra những mục tiêu quá tham vọng cùng với những viễn cảnh lớn lao sau đó, bạn sẽ khó có thể thực hiện được và bị coi là thất bại”, ông Gvosdev nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lưu ý, mục tiêu giới hạn mà Nga đặt ra tại Syria lại chính là bàn đạp để Nga mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tại Trung Đông.

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran chính là những nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy việc vận chuyển năng lượng sang châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ thay vì Ukraine và sang Ấn Độ và các nước Nam Á khác thông qua Ấn Độ.

Ngoài ra, các cuộc không kích của Nga xuất phát từ căn cứ Không quân của Iran là dịp để Nga phô trương các máy bay ném bom và trang thiết bị quân sự tại thị trường Trung Đông vốn đang “khát” những loại vũ khí như vậy.

Tuy nhiên, theo ông Stronski, một toan tính khác mà ông Putin nhắm tới khi can dự vào tình hình Syria chính là giải quyết êm những vấn đề trong nước: “Ông Putin còn rất nhiều việc cần phải làm tại Nga”.

Với việc Nga sẽ tiến hành các cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng tới, Tổng thống Putin sẽ phải rất thận trọng trong việc tạo dựng một hình ảnh tươi đẹp trong mắt cử tri Nga.

“Thông điệp mà ông ấy muốn nhắm tới là nước Nga dưới thời Tổng thống Putin luôn là một đồng minh đáng tin cậy. Việc giải quyết vấn đề của ông Assad và thiết lập lại các mối quan hệ với các nước Trung Đông là biện pháp trấn an dân chúng Nga rằng Nga vẫn rất vững mạnh và có thể hỗ trợ hiệu quả cho các đồng minh”, ông Stronski kết luận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Syria trước nguy cơ bùng phát cuộc chiến đa chiều
Syria trước nguy cơ bùng phát cuộc chiến đa chiều

VOV.VN - Các máy bay của quân đội Syria ngày 20/8 tiếp tục oanh kích các mục tiêu là lực lượng người Kurd được Mỹ bảo trợ tại Đông Bắc Syria.

Syria trước nguy cơ bùng phát cuộc chiến đa chiều

Syria trước nguy cơ bùng phát cuộc chiến đa chiều

VOV.VN - Các máy bay của quân đội Syria ngày 20/8 tiếp tục oanh kích các mục tiêu là lực lượng người Kurd được Mỹ bảo trợ tại Đông Bắc Syria.

LHQ cảnh báo về chiến thuật “đầu hàng hoặc chết đói” ở Aleppo, Syria
LHQ cảnh báo về chiến thuật “đầu hàng hoặc chết đói” ở Aleppo, Syria

VOV.VN - Các bên ở Syria đang sử dụng chiến thuật vây hãm, “buộc đầu hàng hoặc chết đói” nhằm đẩy nhanh việc chiếm thành phố Aleppo. 

LHQ cảnh báo về chiến thuật “đầu hàng hoặc chết đói” ở Aleppo, Syria

LHQ cảnh báo về chiến thuật “đầu hàng hoặc chết đói” ở Aleppo, Syria

VOV.VN - Các bên ở Syria đang sử dụng chiến thuật vây hãm, “buộc đầu hàng hoặc chết đói” nhằm đẩy nhanh việc chiếm thành phố Aleppo. 

Nga sẽ sử dụng căn cứ không quân ở Iran tùy vào tình hình Syria
Nga sẽ sử dụng căn cứ không quân ở Iran tùy vào tình hình Syria

VOV.VN - Việc quân đội Nga có tiếp tục sử dụng căn cứ không quân của Iran gần thành phố Hamadan sẽ tùy thuộc vào tình hình trên thực địa ở Syria.

Nga sẽ sử dụng căn cứ không quân ở Iran tùy vào tình hình Syria

Nga sẽ sử dụng căn cứ không quân ở Iran tùy vào tình hình Syria

VOV.VN - Việc quân đội Nga có tiếp tục sử dụng căn cứ không quân của Iran gần thành phố Hamadan sẽ tùy thuộc vào tình hình trên thực địa ở Syria.

Xung đột mới đang đẩy Syria lún sâu vào nội chiến
Xung đột mới đang đẩy Syria lún sâu vào nội chiến

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng Syria xuất hiện thêm diễn biến xung đột mới giữa quân Chính phủ và lực lượng người Kurd được Mỹ bảo trợ ở phía Đông Bắc Syria.

Xung đột mới đang đẩy Syria lún sâu vào nội chiến

Xung đột mới đang đẩy Syria lún sâu vào nội chiến

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng Syria xuất hiện thêm diễn biến xung đột mới giữa quân Chính phủ và lực lượng người Kurd được Mỹ bảo trợ ở phía Đông Bắc Syria.