Mục đích của Nga khi tố cáo Ukraine âm mưu tấn công Crimea

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin ngày 11/8 triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia và Hải quân nước này để tuyên bố tiến hành tập trận trên Biển Đen.

Điện Kremlin cho biết, trong cuộc gặp với các tướng lĩnh Nga ngày 11/8, ông Putin đã yêu cầu “xem xét lại mọi biện pháp an ninh nhằm đối phó với khả năng khủng bố dọc biên giới, ven bờ và trên không phận Crimea”.

Hai binh sĩ Ukraine theo dõi cường kích Su-24 của Nga tập trận tại khu vực biên giới với Ukraine. Ảnh Reuters

Nga-Ukraine lời qua tiếng lại gay gắt

Theo Reuters, động thái trên được tiến hành sau khi Nga tố cáo Ukraine cố tình tìm cách gây xung đột trên bán đảo Crimea và khiến Ukraine bày tỏ lo ngại Nga có thể kích động cuộc chiến tại miền Đông nước này.

Sử dụng những lời lẽ gay gắt nhất nhằm vào Ukraine kể từ thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea 2 năm trước, Tổng thống Nga Putin cam kết sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả động thái “đưa những kẻ phá hoại vào Crimea để tiến hành khủng bố” của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, Hải quân nước này, cụ thể là Hạm đội Biển Đen sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực này để thực hành việc trấn áp các cuộc tấn công từ dưới nước của “các lực lượng phá hoại”.

Đáp lại, Ukraine tuyên bố, những cáo buộc của Nga là sai trái và là cái cớ để Nga tìm cách leo thang những hành động thù địch của Nga. Những hành động leo thang như thế này được Ukraine lý giải là nhằm giúp Tổng thống Nga đòi hỏi những điều khoản tốt hơn theo tiến trình hòa bình ở Ukraine cũng như giúp ông Putin giành được ưu thế trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 9 tới.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, ông đã yêu cầu mọi đơn vị quân đội của Ukraine gần Crimea và miền Đông nước này phải được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

Ông Poroshenko cũng đang tìm cách đối thoại với người đồng cấp Nga Putin sớm nhất có thể, lãnh đạo Pháp và Đức, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.

Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Volodymyr Yelchenko cũng lên tiếng cáo buộc hơn 40.000 quân Nga đang hiện diện tại phía Bắc bán đảo Crimea và cho rằng, hành động tăng cường quân sự này của Nga “mang ý đồ xấu”.

Người phát ngôn lực lượng biên phòng Ukraine Oleh Slobodyan cũng chia sẽ điều này và cho biết: “Số lượng binh sĩ này ngày càng tăng lên nhanh chóng. Họ được trang bị những loại vũ khí hiện đại và được Không quân Nga yểm trợ”.

Trong khi đó, tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi cả Nga và Ukraine cần kiềm chế và không có những lời lẽ gay gắt nhằm về phía nhau.

Putin muốn chiếm ưu thế về đàm phán với phương Tây?

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine được cho là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cuộc đàm phán về tình hình miền Đông Ukraine dự kiến diễn ra bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc vào tháng tới. Tổng thống Nga Putin khẳng định, các cuộc đối thoại như vậy “sẽ chẳng đi đến đâu”.

Các chuyên gia phương Tây cho rằng, đây là chiến thuật của Điện Kremlin trước thềm các cuộc đàm phán về tình hình miền Đông Ukraine. Theo đó, ông Putin đang tìm cách thay đổi hoặc phá bỏ hoàn toàn thỏa thuận Minsk.

“Những gì diễn ra tại Donbass trong 2 năm 2014-2015 cho thấy chiến thuật của Điện Kremlin là nhằm tạo ưu thế cho Nga trước khi các cuộc đàm phán diễn ra. Câu hỏi chính hiện nay là Nga muốn rút khỏi thỏa thuận Minsk hay đòi hỏi thêm những sự nhượng bộ khác”, một chuyên gia chia sẻ.

“Giọng điệu của ông Putin hoàn toàn giống như những gì ông ấy tuyên bố hồi đầu năm 2014. Một lần nữa ông ấy lại không quan tâm đến những quyền lợi hợp pháp của Ukraine”, vẫn theo chuyên gia này.

Cùng chung quan điểm này, ông Volodymyr Fesenko, nhà phân tích chính trị tại Ukraine, khẳng định, Điện Kremlin đã có sẵn những phương án liên quan đến tình hình miền Đông Ukraine.

“Ông Putin đang tìm cách “hù dọa” phương Tây bằng cách vạch ra khả năng xảy ra xung đột toàn diện với Ukraine. Ông ấy đang tìm cách gia tăng áp lực lên Ukraine để buộc nước này phải chấp thuận kế hoạch của Nga nhằm giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine”, ông Fesenko nói.

“Tất nhiên, ông Putin sẽ không tìm cách gây chiến với Ukraine mà chỉ tiến hành các chiến dịch quân sự nhỏ nhằm tiêu diệt những phần tử quá khích đang có mặt tại khu vực biên giới giáp Crimea”, ông Fesenko nói thêm.

Giải quyết vấn đề trong nước và tác động đến bầu cử Mỹ

Ngoài ra, theo các chuyên gia, Tổng thống Putin cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 9 tới và đảng Nước Nga Thống nhất sẽ phải cố giành càng nhiều phiếu bầu càng tốt để khỏa lấp việc kinh tế Nga sang suy yếu do giá dầu thế giới “tụt dốc không phanh” cũng như đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

“Dù các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Nước Nga Thống nhất vẫn đang chiếm ưu thế rõ rệt (giành tới 60% sự ủng hộ của cử tri”, ông Putin vẫn muốn đảm bảo rằng không có điều gì bất ngờ xảy ra. Ông ấy muốn gây ấn tượng với người dân Nga ra rằng ông là người mạnh mẽ và họ thật may mắn khi là công dân Nga chứ không phải là công dân Ukraine chẳng hạn”, ông Timothy Ash, một chiến lược gia tại Momura Bank chia sẻ.

Ngoài ra, Tổng thống Nga cũng muốn tình hình bất ổn tại Ukraine có thể tác động đến chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ, nơi ông Donald Trump đang công kích chính quyền Tổng thống Barack Obama là “bất lực” và kêu gọi cải thiện quan hệ với Nga./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga chặn đứng loạt vụ tấn công Crimea do Ukraine lên kế hoạch
Nga chặn đứng loạt vụ tấn công Crimea do Ukraine lên kế hoạch

VOV.VN - Cơ quan an ninh Nga ngày 10/8 cho biết đã ngăn chặn một loạt các vụ tấn công khủng bố ở Crimea do tình báo quân sự Ukraine lên kế hoạch.

Nga chặn đứng loạt vụ tấn công Crimea do Ukraine lên kế hoạch

Nga chặn đứng loạt vụ tấn công Crimea do Ukraine lên kế hoạch

VOV.VN - Cơ quan an ninh Nga ngày 10/8 cho biết đã ngăn chặn một loạt các vụ tấn công khủng bố ở Crimea do tình báo quân sự Ukraine lên kế hoạch.

Mỹ, NATO kêu gọi Ukraine và Nga kiềm chế căng thẳng
Mỹ, NATO kêu gọi Ukraine và Nga kiềm chế căng thẳng

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua kêu gọi Nga, Ukraine tránh có bất kỳ hành động nào có thể làm xấu đi tình hình vốn đang căng thẳng ở bán đảo Crimea.

Mỹ, NATO kêu gọi Ukraine và Nga kiềm chế căng thẳng

Mỹ, NATO kêu gọi Ukraine và Nga kiềm chế căng thẳng

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua kêu gọi Nga, Ukraine tránh có bất kỳ hành động nào có thể làm xấu đi tình hình vốn đang căng thẳng ở bán đảo Crimea.

Ukraine từ chối ứng cử viên Đại sứ Nga tại Ukraine
Ukraine từ chối ứng cử viên Đại sứ Nga tại Ukraine

VOV.VN - Bất chấp lời từ chối của Ukraine, người phát ngôn điện Kremlin cho biết, Nga sẽ tiếp tục đề cử ông Babich làm Đại sứ ở Ukraine.

Ukraine từ chối ứng cử viên Đại sứ Nga tại Ukraine

Ukraine từ chối ứng cử viên Đại sứ Nga tại Ukraine

VOV.VN - Bất chấp lời từ chối của Ukraine, người phát ngôn điện Kremlin cho biết, Nga sẽ tiếp tục đề cử ông Babich làm Đại sứ ở Ukraine.

Nga sẵn sàng tổ chức “Đối thoại Normandi” về Ukraine tại G-20
Nga sẵn sàng tổ chức “Đối thoại Normandi” về Ukraine tại G-20

VOV.VN - Theo Ngoại trưởng Nga, một cuộc gặp của nhóm Bộ Tứ Normandi là kịp thời và thích hợp để giải quyết các mối lo ngại gần đây ở Ukraine.

Nga sẵn sàng tổ chức “Đối thoại Normandi” về Ukraine tại G-20

Nga sẵn sàng tổ chức “Đối thoại Normandi” về Ukraine tại G-20

VOV.VN - Theo Ngoại trưởng Nga, một cuộc gặp của nhóm Bộ Tứ Normandi là kịp thời và thích hợp để giải quyết các mối lo ngại gần đây ở Ukraine.