Mỹ: 400 triệu USD chuyển cho Iran liên quan đến việc giải cứu con tin

VOV.VN - Chính phủ Mỹ ngày 18/8 thừa nhận số tiền trị giá 400 triệu USD chuyển cho Iran vài tháng trước có liên quan đến việc giải cứu các con tin người Mỹ.

Theo AP, đây là lần đầu tiên Chính phủ Mỹ tuyên bố rõ ràng về số tiền nói trên trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đang hứng chịu những lời chỉ trích nặng nề rằng số tiền này là số tiền chuộc số con tin nói trên.

Khoản tiền 400 triệu USD mà Mỹ chuyển cho Iran được cho là tiền chuộc mạng các tù nhân nước này?. Ảnh minh họa: AP

Chính phủ Mỹ “tiền hậu bất nhất”

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby đã nhắc lại quan điểm của Chính phủ Mỹ về việc sẽ đối thoại với Iran để lấy lại số tiền nói trên được cho là nằm trong thỏa thuận về việc buôn bán vũ khí giữa Mỹ và Iran kể từ những năm 70 của thế kỷ trước.

Thỏa thuận trên đã không được tiến hành sau khi lực lượng cách mạng Iran lật đổ Chính phủ của Shah Pahlavi và bắt giữ một số người Mỹ tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran làm con tin. Kể từ đó, Mỹ và Iran thường xuyên “lời qua tiếng lại” về thỏa thuận nói trên cũng như nhiều thương vụ làm ăn sau đó.

Theo ông Kirby, việc đàm phán nói trên là hoàn toàn không liên quan gì đến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran nhằm yêu cầu Iran phóng thích 3 trong số 4 công dân Mỹ bị giam giữ. Tuy nhiên, cũng theo ông Kirby, Mỹ đã không chuyển ngay số tiền này cho Iran mà chờ cho đến khi 3 công dân Mỹ nói trên được đưa ra khỏi Iran.

“Chúng tôi lo ngại rằng Iran có thể sẽ “nuốt lời” trong vụ thả các tù nhân”, ông Kirby nói và viện dẫn những lần chậm trễ của Iran cũng như việc hai bên thiếu tin tưởng lẫn nhau dẫn đến mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị tổn hại nghiêm trọng.

Chính vì thế, theo ông Kirby: “Mỹ đã thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tối đa khả năng các tù nhân Mỹ được thả. Đó chính là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.

Thông tin trên được ông Kirby đưa ra chỉ một ngày sau khi tạp chí Wall Street Journal công bố thông tin cho biết, giới chức Mỹ đã không cho phép Iran chuyển số tiền nói trên từ một sân bay ở Geneva (Thụy Sĩ) về nước cho đến khi các máy bay của Không quân Thụy Sĩ chở 3 tù nhân Mỹ được phóng thích từ Iran hạ cánh xuống Thụy Sĩ. Tù nhân thứ 4 đã trở về sau một chuyến bay thương mại.

Tháng trước, sau khi có những thông tin ban đầu hé lộ về việc Mỹ chuyển số tiền mặt trị giá 400 triệu USD này cho Iran, Chính phủ Mỹ đã công khai bác bỏ mối liên hệ giữa việc trả tiền cho Iran và việc phóng thích tù nhân.

Tuy nhiên, sau đó, chính Tổng thống Obama đã lại lên tiếng khẳng định rằng, những nhà đàm phán của ông đã giúp Mỹ đạt được một thỏa thuận có lợi sau những nỗ lực ngoại giao diễn ra vào cuối tuần qua dù ông và nhiều quan chức Mỹ khác vẫn bác bỏ những mối liên hệ nói trên.

“Chúng tôi đã thực sự có những cuộc trao đổi và đàm phán ngoại giao với Iran lần đầu tiên trong vòng vài thập kỷ qua”, ông Obama tuyên bố ngày 8/5 và nhấn mạnh: “Chúng tôi có đủ năng lực để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Đó không phải là một thỏa thuận phạm pháp”.

Theo đó, thỏa thuận trên sẽ cho phép Iran nhận lại số tiền 400 triệu USD bị Mỹ phong tỏa sau khi thỏa thuận buôn bán vũ khí trong những năm 70 của thế kỷ trước bị đình trệ cộng thêm 1,3 tỷ USD tiền lãi.

Tổng thống Mỹ cho rằng, thỏa thuận này tốt hơn nhiều so với việc hai bên đưa vụ việc này ra Tòa Trọng tài Quốc tế và Tòa nhiều khả năng sẽ ra phán quyết đình lại các thỏa thuận giữa hai nước. Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ tuyên bố, họ thà để Tòa ra phán quyết về vụ việc này rồi mới tiến hành đối thoại với Iran.

Đảng Cộng hòa chỉ trích dữ dội

Việc Mỹ chuyển tiền cho Iran và việc các tù nhân người Mỹ được thả đều diễn ra vào ngày 17/1 đã khiến các nghị sĩ đảng Cộng hòa không khỏi hoài nghi về mối liên hệ giữa hai vụ việc với nhau.

Ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump đã lên tiếng cáo buộc Chính phủ Mỹ đã chấp nhận việc đổi trác này bất chấp việc Mỹ từ lâu luôn phản đối việc chi trả tiền chuộc mạng các con tin người Mỹ.

Phát biểu đêm 18/8 tại Charlotte, North Carolina, ông Trump chỉ trích Tổng thống Barack Obama đã lừa dối: “Ông ấy phủ nhận rằng số tiền nói trên là để chuộc mạng các con tin nhưng sự thật đúng là như vậy. Ông ấy nói rằng, chúng tôi sẽ không trả tiền chuộc mạng nhưng ông ấy đã làm như vậy. Ông ấy đã lừa dối công khai và trắng trợn về việc phóng thích các con tin”.

Nhiều quan chức đảng Cộng hòa tại hai viện Quốc hội Mỹ cũng đã yêu cầu Chính phủ Mỹ phải cung cấp thêm những thông tin chi tiết về “cuộc trao đổi” này.

“Nếu nó kêu như con vịt thì nó là con vịt. Nếu số tiền chi trả đó có liên quan đến việc phóng thích các con tin thì số tiền đó là tiền chuộc mạng. Tổng thống Mỹ đang nợ người dân một lời giải thích rõ ràng”, Thượng nghị sĩ Ben Sasse nói.

Trong khi đó, Thượng Nghị sĩ Mark Kirk, Chủ tịch Tiểu ban An ninh Quốc gia thuộc Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Mỹ tuyên bố, ông muốn Quốc hội Mỹ thực hiện các phiên điều trần đối với các thành viên Chính phủ Mỹ để làm rõ một số câu hỏi liên quan.

Hạ Nghị sĩ Sean Duffy, Chủ tịch Tiểu ban Điều tra và Giám sát thuộc Ủy ban Tài chính Hạ viện Mỹ đã yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp cùng Cục dự trữ Liên bang phải cung cấp toàn bộ những giấy tờ liên quan đến số tiền 400 triệu USD nói trên cũng như tên tuổi của các quan chức Mỹ đồng ý và phản đối việc chi trả số tiền trên.

Trong khi đó, ngay sau khi có thông tin về số tiền nói trên, nhiều quan chức Iran lên tiếng khẳng định có mối liên hệ giữa số tiền nói trên với việc các tù nhân Mỹ được phóng thích.

Không chỉ có các quan chức Iran, chính một trong số các tù nhân nói trên, mục sư Saeed Abedini cũng cho rằng việc chuyển tiền và việc phóng thích các tù nhân là có liên quan với nhau.

Mục sư Abedini cho biết, các tù nhân đã phải đời hàng giờ liền tại một sân bay rồi mới được phéo rời khỏi Iran. Một quan chức tình báo cấp cao Iran đã nói với họ rằng, việc họ có được bay hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc Mỹ có chịu chuyển tiền hay không.

Trong khi đó, giới chức Mỹ tại thời điểm đó lại lên tiếng cho rằng, việc chậm trễ chuyển các tù nhân Mỹ ra khỏi Iran là do họ gặp khó khăn trong việc tìm ra vợ và con của phóng viên tờ Washington Post Jason Rezaian- một tù nhân khác- và đảm bảo rằng họ cũng được đưa ra khỏi Iran cùng với Rezaian./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạ viện Mỹ ngăn chặn chính phủ mua thêm nước nặng từ Iran
Hạ viện Mỹ ngăn chặn chính phủ mua thêm nước nặng từ Iran

VOV.VN - Với 251 phiếu thuận, 168 phiếu chống, Hạ viện Mỹ hôm 25/5 bỏ phiếu ngăn cản chính quyền của Tổng thống Barack Obama mua thêm nước nặng từ Iran.

Hạ viện Mỹ ngăn chặn chính phủ mua thêm nước nặng từ Iran

Hạ viện Mỹ ngăn chặn chính phủ mua thêm nước nặng từ Iran

VOV.VN - Với 251 phiếu thuận, 168 phiếu chống, Hạ viện Mỹ hôm 25/5 bỏ phiếu ngăn cản chính quyền của Tổng thống Barack Obama mua thêm nước nặng từ Iran.

Iran tố Mỹ phá hoại thỏa thuận hạt nhân
Iran tố Mỹ phá hoại thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani ngày 20/7 tố cáo Mỹ phá hoại thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được giữa Iran và các cường quốc cách đây 1 năm.

Iran tố Mỹ phá hoại thỏa thuận hạt nhân

Iran tố Mỹ phá hoại thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani ngày 20/7 tố cáo Mỹ phá hoại thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được giữa Iran và các cường quốc cách đây 1 năm.

Nga và Iran đang toan tính gì qua cuộc chiến ở Syria?
Nga và Iran đang toan tính gì qua cuộc chiến ở Syria?

VOV.VN - Theo giới quan sát, việc tăng cường hợp tác quân sự với Iran sẽ giúp Nga có thêm ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông đầy bất ổn.

Nga và Iran đang toan tính gì qua cuộc chiến ở Syria?

Nga và Iran đang toan tính gì qua cuộc chiến ở Syria?

VOV.VN - Theo giới quan sát, việc tăng cường hợp tác quân sự với Iran sẽ giúp Nga có thêm ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông đầy bất ổn.

Mỹ tuyên bố tiếp tục hoạt động tại Vịnh Persian bất chấp Iran
Mỹ tuyên bố tiếp tục hoạt động tại Vịnh Persian bất chấp Iran

VOV.VN - Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động trong Vịnh Persian dù Iran dọa sẽ đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz.

Mỹ tuyên bố tiếp tục hoạt động tại Vịnh Persian bất chấp Iran

Mỹ tuyên bố tiếp tục hoạt động tại Vịnh Persian bất chấp Iran

VOV.VN - Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động trong Vịnh Persian dù Iran dọa sẽ đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz.