Mỹ đang tìm cái cớ “rút quân” khỏi Syria trong danh dự?

VOV.VN - Theo nhiều quan chức Mỹ cũng như các quốc gia Arab đồng minh của Washington tại khu vực, việc Mỹ rút quân ngay tại Syria là chưa thể.

Sau tuyên bố sẽ rút quân ra khỏi Syria “một cách rất nhanh chóng”, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lại nhất trí với Hội đồng An ninh Quốc gia về việc duy trì quân đội Mỹ tại quốc gia Trung Đông này trong khoảng thời gian “ngắn hạn”.

Đây được xem là quyết định có phần nhượng bộ của vị lãnh đạo vốn đưa ra những quyết định “bất ngờ”, với phương châm nước Mỹ là trên hết.

Tổng thống Donald Trump muốn rút quân khỏi Syria vì "nước Mỹ là trên hết". Ảnh: AFP/Getty Images

Tuy nhiên, theo giới phân tích, đây lại là quyết định “dễ hiểu” của người đứng đầu nước Mỹ trước tình hình thực địa Syria hiện nay.

Trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tiếp tục duy trì binh sĩ nước này tại Syria. Tuy nhiên, ông  Trump vẫn giữ lập trường quan điểm trước đó của mình là không muốn đóng quân dài hạn tại quốc gia Trung Đông này.

Lý do mà người đứng đầu Nhà Trắng đưa ra là Mỹ muốn tiêu diệt hoàn toàn tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong khu vực và tạo điều kiện để Liên Hợp Quốc tham gia ổn định tình hình tại Syria trước khi Mỹ rút quân khỏi đây. Nhưng Tổng thống Trump không muốn duy trì quân đội tại khu vực này trong dài hạn.

“Mỹ đã lãng phí quá nhiều vào các cuộc chiến tại Trung Đông và tôi đã phản đối điều này ngay từ đầu. Chúng ta đã đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và chúng tôi sẽ sớm rút khỏi Syria, để dành việc chăm lo đất nước này cho người khác. Chúng ta sẽ giành lại được 100% những vùng lãnh thổ bị nhóm khủng bố chiếm giữ. Chúng ta sẽ trở về đất nước mà chúng ta thuộc về và muốn thuộc về nó”, Tổng thống Mỹ tuyên bố trong một phát biểu mới đây tại bang Ohio.

Tuy nhiên, theo nhiều quan chức Mỹ cũng như các quốc gia Arab đồng minh của Washington tại khu vực, việc Mỹ rút quân ngay tại Syria là chưa thể, bởi Mỹ còn nhiều lợi ích “lâu dài” tại quốc gia Trung Đông này.

Với Mỹ, đánh bại khủng bố vẫn là chưa đủ mà duy trì quân sự đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ giữ vững được ảnh hưởng của mình tại Trung Đông. Còn với đồng minh Arab của Mỹ, đặc biệt là Saudi Arabia, sự hiện diện của Mỹ sẽ nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Iran tại khu vực giống như lời Thái tử của Riyadh Mohammad Bin Salman vừa nhận định trong chuyến thăm Mỹ.

Trên thực tế, rõ ràng là Mỹ đang phải đối mặt “vô vàn” khó khăn tại Syria, khi các lực lượng đối lập mà Mỹ từng ủng hộ “liên tiếp” thảm bại trên các mặt trận.

Hai lệnh ngừng bắn, một trên toàn Syria 30 ngày, một tại Đông Ghouta cũng không thể cản nổi quân đội chính phủ Syria với sự hỗ trợ không kích của Nga tấn công các nhóm đối lập mà Mỹ ủng hộ tại khu vực này, trong đó có nhóm Jaish Islam.

Còn Các Đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd-vốn được Mỹ coi là nhóm chống IS  hiệu quả nhất tại Syria cũng bị Thổ Nhĩ Kỳ đẩy lui ra khỏi khu vực “chiến lược” Afrin. Trong tương lai, mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ còn có thể là cả Manbij-một cứ điểm của Mỹ và người Kurd tại Syria đồn trú.

Ngược với những gì mà Mỹ và lực lượng đối lập đang phải đối mặt, liên minh Chính phủ Syria với đồng minh Nga và Iran lại thu được nhiều kết quả “tích cực”.

Ngày 4/4, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Syria Mahmoud al-Shawwa cho biết, hiện tổ chức khủng bố IS chỉ còn kiểm soát 4% diện tích đất nước, tương đương với 7 nghìn kilômét vuông tại một số khu vực phía Đông nước này, phía đông sông Euphrates, một phần ngoại ô thủ đô Damascus và khu vực biên giới với Jordan và Palestine. Chính phủ Syria đã kiểm soát hầu hết lãnh thổ đất nước, bao gồm nhiều khu vực “chiến lược”.

Dẫu vậy, Thứ trưởng Quốc phòng Syria Mahmoud al-Shawwa cũng cho rằng, Mỹ có khả năng sẽ viện cớ chống IS để hiện diện quân sự lâu dài trên lãnh thổ quốc gia này. Ông al-Shawwa khẳng định, mọi quốc gia sử dụng quân sự tại Syria mà không được sự chính phủ nước này cho phép đều là vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Syria, hay nói thẳng ra là đang xâm lược quốc gia này.

Giới chuyên gia nhận định, cuộc chiến tại Trung Đông, bao gồm cả Syria đã khiến Mỹ tốn hàng nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, kết quả lại hiện tại lại đang diễn ra theo chiều hướng khác so với chính phủ Mỹ đang mong đợi.

Với tính cách của người đứng đầu chính phủ Mỹ và phương châm “nước Mỹ là trên hết”, việc Mỹ rút quân khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump chỉ là chuyện “một sớm, một chiều”. Và Mỹ đang cần một “cái cớ” để rút quân khỏi Syria trong “danh dự”, trước thế “ưu” tuyệt đối hiện tại của Chính phủ Syria và đồng minh của nước này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên Hợp Quốc quan ngại về sự an toàn của người sơ tán Syria
Liên Hợp Quốc quan ngại về sự an toàn của người sơ tán Syria

VOV.VN - Khoảng 133.000 người đã rời khỏi Đông Ghouta qua các hành lang nhân đạo để tới những khu vực dành cho người sơ tán ở ngoại ô thủ đô Damascus.

Liên Hợp Quốc quan ngại về sự an toàn của người sơ tán Syria

Liên Hợp Quốc quan ngại về sự an toàn của người sơ tán Syria

VOV.VN - Khoảng 133.000 người đã rời khỏi Đông Ghouta qua các hành lang nhân đạo để tới những khu vực dành cho người sơ tán ở ngoại ô thủ đô Damascus.

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“
Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

VOV.VN - Để chiến thắng tại Đông Ghouta, chính phủ Syria không chỉ đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn mà còn áp dụng chiêu bài "điệu hổ ly sơn".

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

VOV.VN - Để chiến thắng tại Đông Ghouta, chính phủ Syria không chỉ đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn mà còn áp dụng chiêu bài "điệu hổ ly sơn".

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cam kết một lệnh ngừng bắn lâu dài ở Syria
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cam kết một lệnh ngừng bắn lâu dài ở Syria

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran cũng khẳng định tầm quan trọng của việc chuẩn bị các điều kiện để những người Syria được hồi hương.

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cam kết một lệnh ngừng bắn lâu dài ở Syria

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cam kết một lệnh ngừng bắn lâu dài ở Syria

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran cũng khẳng định tầm quan trọng của việc chuẩn bị các điều kiện để những người Syria được hồi hương.

5 lý do khiến Iran “làm ngơ” trước xung đột tại Đông Ghouta (Syria)
5 lý do khiến Iran “làm ngơ” trước xung đột tại Đông Ghouta (Syria)

VOV.VN - Trong khi Nga tích cực yểm trợ cho quân đội Syria tại Đông Ghouta thì Iran lại đứng ngoài cuộc và nhường phần việc khó khăn cho các đối tác.

5 lý do khiến Iran “làm ngơ” trước xung đột tại Đông Ghouta (Syria)

5 lý do khiến Iran “làm ngơ” trước xung đột tại Đông Ghouta (Syria)

VOV.VN - Trong khi Nga tích cực yểm trợ cho quân đội Syria tại Đông Ghouta thì Iran lại đứng ngoài cuộc và nhường phần việc khó khăn cho các đối tác.