Mỹ - Nhật thắt chặt quan hệ đồng minh để cùng đối phó Triều Tiên

VOV.VN - Nhật Bản được cho là đã tạo ảnh hưởng đáng kể đến chính sách châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là đường lối cứng rắn với Triều Tiên.

Ông Donald Trump hôm qua tới Nhật Bản, chính thức bắt đầu chuyến thăm châu Á dài ngày nhất trong ¼ thế kỷ của một vị Tổng thống Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Và lời cảnh báo đầu tiên mà ông Donald Trump đưa ra khi đặt chân tới châu Á cũng là dành cho Triều Tiên khi tuyên bố, không một nước nào nên liều lĩnh xem thường nước Mỹ, bởi Mỹ sẽ không bao giờ nhân nhượng khi cần thiết để bảo vệ người dân của mình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xây dựng được mối quan hệ cá nhân tốt đẹp lẫn quan điểm chung về nhiều vấn đề, trong đó có chính sách cứng rắn hơn với Triều Tiên. (Ảnh:AP)

Phát biểu trước các binh sĩ Mỹ và Nhật Bản ngay khi tới căn cứ quân sự Yokota, phía Tây Nhật Bản, Tổng thống Donald Trump một lần nữa khẳng định, Nhật Bản là một đối tác đáng quý và là một đồng minh quan trọng của Mỹ. Không ai hay bất kỳ chế độ hay nhà nước nào nên đánh giá thấp quyết tâm của Mỹ.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ hay lung lay quyết tâm bảo vệ nhân dân của chúng tôi, cũng như bảo vệ tự do và lá cờ nước Mỹ. Không có chế độ hay quốc gia nào trên thế giới nên đánh giá thấp quyết tâm của Mỹ” – Tổng thống Donald Trump nói.

Ngay lập tức, Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên (KCNA) cảnh báo, nhà lãnh đạo Mỹ nên kiềm chế mọi phát biểu vô trách nhiệm.

Điều khiến các nhà lãnh đạo của 2 đồng minh lớn của Mỹ tại khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc lo ngại đó chính là vị lãnh đạo mới của nước Mỹ, cũng như các cố vấn của ông dường như chưa thích nghi được với những thách thức địa chiến lược tại khu vực này của thế giới.

Rất nhiều ý kiến tại cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều tỏ ra hoài nghi về khả năng của ông Donald Trump xây dựng được một chiến lược thống nhất khi một trong những biện pháp ông đưa ra sau khi lên nắm quyền là rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

TPP trước đó được xem như con chốt cuối cùng hoàn thành nỗ lực tái cân bằng chính sách của chính quyền người tiền nhiệm Barack Obama, hướng tới một khu vực tăng trưởng của thế giới trong những thập niêm tới. Quyết định của ông Donald Trump rút Mỹ ra khỏi văn kiện này dường như đã tước đi của nước này một công cụ và khiến các đồng minh Nhật Bản, cũng như Hàn Quốc hoang mang, trong khi vẫn chưa hết bối rối về những tuyên bố gây tranh cãi của người đứng đầu nước Mỹ trong chiến dịch tranh cử, cũng như liên quan tới cam kết của Mỹ liên quan vấn đề an ninh.

Một chiến lược thống nhất của Mỹ tại châu Á đang được kỳ vọng hơn bao giờ hết nhất là trong bối cảnh Triều Tiên đang ngày càng thể hiện được năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình. Mối đe dọa này có thể nói là đang thử thách tình đoàn kết của các nước đồng minh.

Theo các nhà phân tích, chuyến thăm Nhật Bản dường như là chặng dừng chân dễ dàng nhất trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Donald Trump. Mối quan hệ cá nhân thân thiết của Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Shinzo Abe, cùng với thái độ cứng rắn với Triều Tiên mà Chính phủ Nhật Bản cho thấy thời gian qua được kỳ vọng sẽ một lần nữa được khẳng định.

Đối với Tổng thống Donald Trump, ông Shinzo Abe là một trong số ít, nếu không nói là duy nhất trong số các nhà lãnh đạo nước ngoài chia sẻ quan điểm với ông, trong khi Thủ tướng Nhật Bản lại xem mối quan hệ đặc biệt với Tổng thống Mỹ là bằng chứng cho sức mạnh liên minh Mỹ- Nhật, góp phần đảm bảo an ninh cho chính Nhật Bản:

“Tôi hoan nghênh chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ tới Nhật Bản”, ông Abe nói. “Tôi muốn chứng kiến mối quan hệ thân thiết cá nhân của chúng tôi sẽ góp phần đưa liên minh Mỹ- Nhật trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi cũng muốn tận dụng thời gian để thảo luận sâu về các vấn đề quốc tế, trong đó có tình hình Triều Tiên”.

Cần phải nhắc lại rằng, ông Abe là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên chúc mừng ông Donald Trump sau khi đắc cử Tổng thống, đã ngay lập tức phần nào giúp xoa dịu nguy cơ một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ và nhận được sự đảm bảo của Mỹ rằng, quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc (mà theo tiếng Nhật là Senkaku và tiếng Trung Quốc là Điếu Ngư) là một phần của chương trình quốc phòng Nhật Bản. Theo các quan chức Nhật Bản, chỉ trong hơn 10 tháng qua, đã có 21 cuộc tiếp xúc giữa hai nhà lãnh đạo, với 5 cuộc họp và 16 cuộc điện đàm.

Về một điểm nào đó, ông Shinzo Abe có thể ảnh hưởng đến chính sách châu Á của ông Donald Trump và đặc biệt là đường lối cứng rắn mà nước này cho thấy đối với Triều Tiên.

Chuyến thăm ngắn chỉ kéo dài 1 ngày sau đó tới Hàn Quốc được dự báo sẽ phức tạp hơn.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, dù ủng hộ tăng cường biện pháp trừng phạt với Triều Tiên, song lại lo ngại những lời lẽ hiếu chiến của người đứng đầu nước Mỹ và kêu gọi nối lại đối thoại với Triều Tiên. Bài phát biểu đầu tiên của ông Donald Trump trước Quốc hội Hàn Quốc được xem là nhằm trấn an đồng minh Hàn Quốc khi tái khẳng định quyết tâm của Mỹ đối với Triều Tiên.

Còn Tại Trung Quốc, ông Donald Trump dự định sẽ hối thúc Chủ tịch Tập Cận Bình gia tăng nỗ lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Hướng tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên chắc chắn là một mục tiêu chung của Mỹ và Trung Quốc, nhưng Trung Quốc dù ủng hộ việc tăng cường các biện pháp trừng phạt với Triều Tiên song lại cũng không chấp nhận việc dồn nước này vào chân tường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội đàm Nhật-Mỹ sẽ thay đổi chính sách hạt nhân của Triều Tiên?
Hội đàm Nhật-Mỹ sẽ thay đổi chính sách hạt nhân của Triều Tiên?

VOV.VN - Đúng 6h chiều 6/11, dự kiến cuộc Hội đàm thượng đỉnh Nhật-Mỹ sẽ diễn ra tại Tokyo, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hội đàm Nhật-Mỹ sẽ thay đổi chính sách hạt nhân của Triều Tiên?

Hội đàm Nhật-Mỹ sẽ thay đổi chính sách hạt nhân của Triều Tiên?

VOV.VN - Đúng 6h chiều 6/11, dự kiến cuộc Hội đàm thượng đỉnh Nhật-Mỹ sẽ diễn ra tại Tokyo, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Ngoại giao golf” giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Shinzo Abe
“Ngoại giao golf” giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Shinzo Abe

VOV.VN - Lãnh đạo Mỹ - Nhật lần đầu chia sẻ sở thích golf khi ông Abe tặng ông Trump chiếc gậy đánh golf để chúc mừng thắng lợi trong bầu cử Mỹ.

“Ngoại giao golf” giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Shinzo Abe

“Ngoại giao golf” giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Shinzo Abe

VOV.VN - Lãnh đạo Mỹ - Nhật lần đầu chia sẻ sở thích golf khi ông Abe tặng ông Trump chiếc gậy đánh golf để chúc mừng thắng lợi trong bầu cử Mỹ.

Ông Trump thăm căn cứ ở Nhật Bản với phong thái Tổng tư lệnh Mỹ
Ông Trump thăm căn cứ ở Nhật Bản với phong thái Tổng tư lệnh Mỹ

VOV.VN-Như một thông điệp gửi tới Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi sức mạnh quân sự của Mỹ khi đến thăm căn cứ không quân Yokota ở ngoại ô Tokyo.

Ông Trump thăm căn cứ ở Nhật Bản với phong thái Tổng tư lệnh Mỹ

Ông Trump thăm căn cứ ở Nhật Bản với phong thái Tổng tư lệnh Mỹ

VOV.VN-Như một thông điệp gửi tới Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi sức mạnh quân sự của Mỹ khi đến thăm căn cứ không quân Yokota ở ngoại ô Tokyo.

Tổng thống Donald Trump khẳng định Nhật Bản là đồng minh quan trọng của Mỹ
Tổng thống Donald Trump khẳng định Nhật Bản là đồng minh quan trọng của Mỹ

VOV.VN - Ngày 5/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi Nhật Bản là đối tác lâu năm và đồng minh quan trọng của Mỹ. 

Tổng thống Donald Trump khẳng định Nhật Bản là đồng minh quan trọng của Mỹ

Tổng thống Donald Trump khẳng định Nhật Bản là đồng minh quan trọng của Mỹ

VOV.VN - Ngày 5/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi Nhật Bản là đối tác lâu năm và đồng minh quan trọng của Mỹ. 

Đa số người Mỹ tin ông Trump sẵn sàng “động binh” với Triều Tiên
Đa số người Mỹ tin ông Trump sẵn sàng “động binh” với Triều Tiên

VOV.VN - Có tới 84% người Mỹ được hỏi nghĩ rằng Tổng thống Trump “thực sự sẵn sàng sử dụng quân đội để chống lại Triều Tiên”.

Đa số người Mỹ tin ông Trump sẵn sàng “động binh” với Triều Tiên

Đa số người Mỹ tin ông Trump sẵn sàng “động binh” với Triều Tiên

VOV.VN - Có tới 84% người Mỹ được hỏi nghĩ rằng Tổng thống Trump “thực sự sẵn sàng sử dụng quân đội để chống lại Triều Tiên”.