Mỹ rút quân khỏi Syria: Vẫn là viễn cảnh xa vời

VOV.VN - Dù ông Trump tuyên bố Mỹ rút quân khỏi Syria nhưng với các chiến lược quan trọng tại khu vực, tiến trình này có thể vẫn là một viễn cảnh xa vời.

Không có thời hạn cụ thể

Mặc dù Tổng thống Donald Trump thông báo hồi tháng 12/2018 rằng IS đã bị đánh bại và Mỹ sẽ rút toàn bộ quân khỏi Syria nhưng các quan chức Nhà Trắng cho rằng nhiệm vụ của Mỹ ở quốc gia Trung Đông này chưa có dấu hiệu gì là đã kết thúc hoặc sẽ có nhiều thay đổi đáng kể trong thời gian tới.

Việc Mỹ rút quân khỏi Syria theo như tuyên bố của Tổng thống Trump có thể vẫn là một viễn cảnh xa vời trong tình hình hiện tại. Ảnh: AFP.

Theo các báo cáo của liên quân do Mỹ dẫn đầu, các cuộc không kích của Mỹ ở Syria không hề giảm bớt, đồng thời chỉ rõ rằng vẫn còn nhiều mục tiêu của IS cần tiêu diệt trong khu vực này.

Ngày 8/1, các tay súng Syria do Mỹ hậu thuẫn vẫn đăng tải các hình ảnh và video lực lượng liên quân huấn luyện họ tại căn cứ al-Tanf gần biên giới Iraq và Syria - trái ngược với các đồn đoán rằng căn cứ này sẽ sớm đóng cửa.

Ngoài ra, các quan chức quân đội cùng với Bộ Chỉ huy Trung Tâm đều khẳng định rằng họ vẫn đang chiến đấu chống lại phiến quân IS ở thung lũng vùng trung lưu sông Euphrates.

"Nhiệm vụ của chúng tôi vẫn là đánh bại IS. Chừng nào quân Mỹ còn trên thực địa, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc không kích", chỉ huy Ava Margerison - một quan chức thuộc Bộ Chỉ huy Trung tâm Lực lượng Không quân khẳng định với Military Times.

Chính quyền Mỹ đã đưa ra một số điều kiện cho việc rút quân, gồm có đánh bại IS và bảo vệ các đồng minh của Mỹ, chẳng hạn như lực lượng người Kurd ở Syria. Ông Trump khẳng định: "Chúng tôi sẽ không rút quân khỏi đây cho đến khi IS hoàn toàn biến mất", trong khi Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cho rằng thời hạn rút quân sẽ cần một tiến trình đi từ chính sách đến thực tế.

Do đó, tuyên bố rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump không dễ gì sẽ thực hiện được trong ngày một, ngày hai. Thực tế là IS chưa bao giờ thực sự bị đánh bại, bởi kể cả khi bị mất đi các lãnh thổ quan trọng, IS vẫn có thể hoạt động ngầm hoặc tái sinh với những tên gọi và hình thức khác.

Ngoài ra, việc bảo vệ lực lượng người Kurd ở Syria gần như là một việc vô thời hạn bởi họ cùng lúc phải đối mặt với 2 kẻ thù là Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia luôn coi lực lượng này là khủng bố, và chính quyền Tổng thống Assad. Đó còn chưa kể tới việc nếu Mỹ mở rộng điều kiện của quá trình rút quân sang việc giám sát ảnh hưởng của Iran ở Syria hoặc để bảo vệ Israel thì quá trình này có thể còn lâu dài hơn nữa. Tehran đã ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad với hàng tỷ USD và không dễ gì sẽ rời đi.

Sự bất đồng về chính sách của Mỹ ở Syria

Trong khi Tổng thống Trump thông báo Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria thì Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton lại thông báo rằng việc rút quân này sẽ không diễn ra ngay lập tức như ông Trump tuyên bố.

Không lâu sau khi các bình luận của ông Bolton được đưa ra, Tổng thống Trump đã tweet ngày 7/1: "Không có sự khác biệt nào so với những tuyên bố ban đầu của tôi, chúng tôi sẽ rời đi theo một tiến trình hợp lý, trong khi cùng lúc vẫn tiếp tục chiến đấu chống IS và tiến hành các công việc cần thiết khác".

Ông Bolton nhận định với báo giới rằng Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria và đảm bảo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tấn công lực lượng người Kurd ở đây.

Sự không chắc chắn trong vấn đề rút quân của Mỹ khỏi Syria phản ánh sự bất đồng trong chính quyền Tổng thống Trump.

Việc thiếu một thông điệp rõ ràng từ Nhà Trắng đang đặt khoảng 2.000 quân Mỹ trong tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" và có thể đe dọa đến khả năng của lực lượng này trong việc tiếp tục hợp tác với các đồng minh ở Syria trong các chiến dịch cuối cùng chống lại IS.

"Nhà Trắng đang bối rối về chính sách ở Syria với sự khác biệt về quan điểm giữa Tổng thống Trump và các cố vấn an ninh quốc gia của ông", Joost Hiltermann - giám đốc Chương trình Bắc Phi và Trung Đông tại Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế nhận định.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã tới Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tuần này để thảo luận về các điều kiện Mỹ rút khỏi phía bắc Syria với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Tuy nhiên, ông Erdogan đã từ chối gặp ông Bolton và gọi các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd do Mỹ ủng hộ là lực lượng khủng bố.

Ông Bolton đang cố gắng để thay đổi việc rút quân nhưng Tổng thống Erdogan dường như không muốn điều này. Joshua Landis – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ điện đàm với ông Trump nhưng lại từ chối gặp ông Bolton là bởi ông Erdogan chỉ muốn thảo luận với người mà ông biết là đang muốn rút quân.

Theo ông Hiltermann, Mỹ không thể đảm bảo lực lượng YPG sẽ tiếp tục chống IS nếu quân đội không còn hiện diện ở đây. "Lực lượng YPG đang chiến đấu chống IS ở các khu vực Arab, gần biên giới Syria - Iraq và xa các khu vực người Kurd sinh sống. Họ không có lợi ích gì ở những khu vực này, vậy thì tại sao họ phải tiếp tục chống IS vốn không đe dọa gì đến lãnh thổ của họ?”

Cuối cùng, liệu quân đội Mỹ có rút quân khỏi Syria hay không còn phụ thuộc vào kết quả từ "cuộc chiến" giữa những người ủng hộ ông Bolton và những người ủng hộ Tổng thống Trump trong đội ngũ cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng.

"Việc rút quân không chỉ đẩy lực lượng YPG "về phe" với chính quyền Tổng thống Assad mà còn buộc Mỹ phải hợp tác với Syria để tiếp tục các hoạt động chống khủng bố. Tôi cho là, nếu điều này xảy ra, những người theo phe ông Bolton sẽ không hài lòng. Chính sách của Mỹ khi đó sẽ phải quay sang ủng hộ ông Assad chứ không chỉ dừng lại ở việc nối lại quan hệ với chính quyền của Tổng thống Syria. Điều này còn làm sụp đổ chính sách chống Iran của Washington và là một ‘cú đánh’ vào đồng minh Israel", chuyên gia Landis phân tích.

Chuyên gia Hiltermann cho biết, ông không thể đưa ra bất kỳ phán đoán nào về kết quả của cuộc chiến chính sách giữa ông Trump và ông Bolton.

"Không để đoán trước được điều gì, đặc biệt là với một Tổng thống hay thay đổi như ông Trump. Ngoài ra, với quyền lực của một Tổng thống, ông ấy có thể bỏ qua quan điểm của ông Bolton và ông Pompeo hoặc thậm chí có thể sa thải họ".

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ không thay đổi được điều gì bởi nếu không thể khiến ông Trump rút lại quyết định, ít ra họ có thể thuyết phục Tổng thống để quân đội Mỹ có thể ở lại Syria lâu hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc chiến chống IS sẽ không dừng lại sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria
Cuộc chiến chống IS sẽ không dừng lại sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ ngày 25/12 cam kết, cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS sẽ không bị chậm lại sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria.

Cuộc chiến chống IS sẽ không dừng lại sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria

Cuộc chiến chống IS sẽ không dừng lại sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ ngày 25/12 cam kết, cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS sẽ không bị chậm lại sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria.

Mỹ rút quân, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đi nước cờ chiến lược tại Syria
Mỹ rút quân, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đi nước cờ chiến lược tại Syria

VOV.VN - Mọi diễn biến tại Syria đang nằm trong tính toán của cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước có tầm ảnh hưởng lớn tại quốc gia Trung Đông này.

Mỹ rút quân, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đi nước cờ chiến lược tại Syria

Mỹ rút quân, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đi nước cờ chiến lược tại Syria

VOV.VN - Mọi diễn biến tại Syria đang nằm trong tính toán của cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước có tầm ảnh hưởng lớn tại quốc gia Trung Đông này.

Kỷ nguyên mới cho Syria và Trung Đông sau khi Mỹ rút quân
Kỷ nguyên mới cho Syria và Trung Đông sau khi Mỹ rút quân

VOV.VN - Sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria, nhiều khả năng sẽ xuất hiện cục diện trật tự Syria hậu xung đột mềm mại hơn với các bên, kể cả Israel.

Kỷ nguyên mới cho Syria và Trung Đông sau khi Mỹ rút quân

Kỷ nguyên mới cho Syria và Trung Đông sau khi Mỹ rút quân

VOV.VN - Sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria, nhiều khả năng sẽ xuất hiện cục diện trật tự Syria hậu xung đột mềm mại hơn với các bên, kể cả Israel.

Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ nhượng bộ chính phủ Syria sau khi Mỹ rút quân
Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ nhượng bộ chính phủ Syria sau khi Mỹ rút quân

VOV.VN - Nga vừa yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ để chính phủ Syria tiếp quản các khu vực mà quân đội Mỹ để lại sau khi lực lượng này rút khỏi Syria.

Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ nhượng bộ chính phủ Syria sau khi Mỹ rút quân

Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ nhượng bộ chính phủ Syria sau khi Mỹ rút quân

VOV.VN - Nga vừa yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ để chính phủ Syria tiếp quản các khu vực mà quân đội Mỹ để lại sau khi lực lượng này rút khỏi Syria.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về quyết định của Mỹ rút quân khỏi Syria
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về quyết định của Mỹ rút quân khỏi Syria

VOV.VN - Ngày 29/12, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về quyết định của Mỹ về việc rút các binh sỹ khỏi Syria.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về quyết định của Mỹ rút quân khỏi Syria

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về quyết định của Mỹ rút quân khỏi Syria

VOV.VN - Ngày 29/12, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về quyết định của Mỹ về việc rút các binh sỹ khỏi Syria.