Mỹ tìm cách cản trở ý đồ của Trung Quốc săn tìm căn cứ khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Tanzania, Campuchia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đều đã nằm trong danh sách những địa điểm Trung Quốc đang “để mắt” tới. Giờ là cả Kiribati, cách quần đảo Hawaii của Mỹ gần 3.000km về phía Tây Nam.

Trên một đảo nhỏ ngay giữa Thái Bình Dương có một đường băng từng đóng vai trò là trung tâm cung cấp và vận hành của Mỹ trong Thế chiến 2. Ngày nay, đường băng dài 1,8km trên quốc đảo Thái Bình Dương Kiribati này lại một lần nữa nằm ở tuyến đầu. Lần này là do Trung Quốc để mắt tới vùng đất có vị trí địa chính trị nằm cách các cơ sở quân sự nhạy cảm của Mỹ ở Hawaii gần 3.000km.

Bắc Kinh khó có thể từ bỏ tham vọng tìm các căn cứ quân sự ở phía Nam Thái Bình Dương. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã sẵn sàng thực hiện các động thái nghiêm túc để có được các căn cứ mới ở Campuchia, Tanzania và UAE cùng các địa điểm khác.

Việc Mỹ có thể cản trở kế hoạch của Trung Quốc hay không là điều mà ai cũng có thể đoán được. Dù vậy, các nhà hoạch định chính sách và giới chức quân sự Mỹ cần sớm thức tỉnh trước một thế giới đã thay đổi, trong đó Trung Quốc có thể phô trương sức mạnh xa hơn eo biển Đài Loan đầy căng thẳng.

Mặc dù Lực lượng đặc trách Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây đã coi Bắc Kinh là “thách thức hàng đầu” đối với Washington, nhưng ngân sách năm 2022 của Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục xu hướng đáng lo ngại trong việc coi PLA là một mối đe dọa dài hạn. Ví dụ điển hình: điều mà Lầu Năm Góc muốn trong Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương mới là tăng cường các khoản đầu tư tốn kém, dài hạn, tập trung vào các ưu tiên cấp bách như hỗ trợ an ninh, thúc đẩy các mới liên minh và đối tác quan trọng. Sáng kiến này vẫn chưa có các quỹ phục vụ việc đánh giá lại thế trận của quân đội trong khu vực khi tính tới việc PLA đang tìm cách đảm bảo một chỗ đứng vững chắc ở Thái Bình Dương.

Tham vọng săn tìm căn cứ của Trung Quốc

Việc Trung Quốc tìm cách xây dựng căn cứ ở Kiribati hiện nay gợi nhớ đến những nỗ lực mà Bắc Kinh từng thực hiện để mở căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên (và duy nhất cho đến thời điểm hiện tại) ở Djibouti vào năm 2017.

Như đã từng làm ở Djibouti, Trung Quốc đang tìm cách kết hợp cả ngoại giao nợ, lôi kéo sự ủng hộ của giới lãnh đạo cấp cao với việc “mời chào” các khoản đầu tư chiến lược để có được được sự chấp thuận của nước chủ nhà.

Kết quả của những nỗ lực này là một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Kiribati về việc Bắc Kinh sẽ nâng cấp đường băng bỏ hoang tại quốc đảo Thái Bình Dương này.

Việc xây dựng trong tương lai, được tiến hành dưới chiêu bài bề ngoài là phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhưng thực chất có thể đem lại cho Bắc Kinh một nền tảng tương tự như một tàu sân bay cố định, có khả năng hỗ trợ triển khai máy bay chiến đấu, các chiến dịch trinh sát hay chiến đấu không người lái. Và đó mới chỉ là sự khởi đầu.

Tham vọng của Trung Quốc ở Campuchia có vẻ hứa hẹn hơn. Ít nhất kể từ năm 2020, chính phủ Mỹ nhận thấy Trung Quốc quan tâm tới việc thiết lập một tiền đồn quân sự tại Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia trên Vịnh Thái Lan.

Không chỉ Campuchia, Mỹ từ lâu cũng nhận thức được UAE sẽ là một trong những địa điểm mà Trung Quốc muốn đặt căn cứ nhất. Một căn cứ ở UAE sẽ đánh dấu sự hiện diện đáng kể của PLA trong và xung quanh các “nút cổ chai” hàng hải quan trọng, bao gồm cả eo biển Hormuz và lối vào phía Nam của Biển Đỏ.

Một căn cứ ở UAE cũng có thể là một phần trong chuỗi các địa điểm quân sự tiềm năng khác của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, bao gồm cả ở Pakistan và Myanmar. Mặc dù theo truyền thống, UAE có quan hệ chặt chẽ với Mỹ hơn Trung Quốc, nhưng Abu Dhabi vẫn muốn sử dụng mối quan hệ của nước này với Bắc Kinh như một hàng rào chống lại các hành động ngoại giao của Mỹ với Iran.

Trở lại năm 2018, UAE và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận trị giá 300 triệu USD để nâng cấp hải cảng Abu Dhabi, nằm gần căn cứ không quân Al Dhafra - nơi có 3.500 quân nhân Mỹ, và cảng Jebel Ali - một cảng ở Dubai mà tàu của Hải quân Mỹ có nhiều chuyến thăm nhất trong số các địa điểm bên ngoài nước Mỹ. Sau đó, UAE cũng đã chọn Huawei làm đối tác triển khai 5G bất chấp sự phản đối của Mỹ.

Gần đây hơn, các cơ quan tình báo Mỹ đã theo dõi 2 máy bay của PLA đến UAE. Những mối quan hệ như vậy giữa UAE với Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch bán máy bay chiến đấu F-35 cho Abu Dhabi, bởi Mỹ gia tăng lo ngại UAE có thể chia sẻ công nghệ máy bay chiến đấu nhạy cảm với Trung Quốc.

Mỹ sẽ chặn đứng ý đồ của Trung Quốc bằng cách nào?

Tất cả những động thái kể trên đều cho thấy rõ ý đồ săn tìm căn cứ của Trung Quốc mà Mỹ đã nhận biết từ nhiều năm trước. Dù vậy, các mục tiêu săn tìm căn cứ của Trung Quốc, cho dù ở Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi hay Bắc Cực, không thực sự là cốt lõi của những thách thức mà Trung Quốc dấy lên, và thành công của Mỹ cũng không phụ thuộc vào việc tự Trung Quốc thay đổi ý định.

Thay vào đó, biến số quan trọng trong việc cản trở tham vọng của Trung Quốc nằm ở việc tác động đến chính phủ các nước chủ nhà và ngăn chặn khả năng những nước này chấp nhận đàm phán đặt căn cứ của Bắc Kinh. Về mặt này, Mỹ vẫn có nhiều lợi thế, nhất là khi phần lớn các dự án đặt căn cứ vẫn chưa chính thức được thực hiện.

Bộ Quốc phòng Mỹ có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các ý đồ của Trung Quốc. Lầu Năm Góc có các mối quan hệ sâu sắc, cả trong quá khứ cũng như hiện tại, với các nhà lãnh đạo của những nước mà Trung Quốc muốn đặt căn cứ. Điển hình, khi nói đến Kiribati và UAE, những mối quan hệ quân sự ý nghĩa quan trọng hơn những mối quan hệ ngoại giao.

Lịch sử cũng đóng một vai trò đáng kể. Ví dụ, Kiribati là nơi diễn ra Trận chiến Tarawa, một trong những trận chiến đẫm máu nhất của quân đội Mỹ trong Thế chiến 2, với khoảng 1.000 lính thủy đánh bộ và thủy thủ thiệt mạng. Trận chiến này vẫn được người dân Kiribati coi là sự hy sinh chung và cam kết chung để duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Dù vậy, quốc đảo Thái Bình Dương đang phải đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu, chỉ nhận được 20.000 USD viện trợ của Mỹ vào năm 2020, giảm đáng kể so với mức 1,3 triệu USD của năm 2004.

Trong khi Trung Quốc mở Đại sứ quán với đầy đủ nhân viên trên quốc đảo này, thì các nhà ngoại giao gần nhất của Mỹ lại ở trụ sở cách đó hơn 2.000km, ở Fiji. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo của Kiribati đã nhìn về phía Bắc Kinh với “hầu bao” đáng kể.     

Nhận thức được rằng các nỗ lực săn tìm căn cứ quân sự của Trung Quốc được thực hiện dưới chiêu bài phát triển thương mại, Mỹ có thể tìm cách để các nước “mục tiêu” tự “lật tẩy” ý đồ của Trung Quốc.

Mỹ có thể tài trợ cho các cuộc kiểm toán độc lập và đánh giá pháp lý về các thỏa thuận cảng biển tiềm năng mà Trung Quốc đề xuất, cũng như làm việc với chính phủ các nước sở tại để đưa các điều khoản cụ thể vào thỏa thuận như cấm cập cảng, hạ cánh hay triển khai bất kỳ tài sản nào của PLA tại các địa điểm này. Điều đó thường sẽ khiến Trung Quốc chùn bước, và làm phơi bày ý định thực sự của Bắc Kinh.

Cuối cùng, Washington không cần phải vội vàng khi biết rằng Bắc Kinh đã thành công trong việc tìm kiếm [địa điểm] căn cứ tiếp theo. Nhìn lại “sổ tay” vùng xám của PLA, giới quân sự Mỹ là những người duy nhất có khả năng thực hiện một loạt các biện pháp cả công khai và bí mật để đảm bảo những căn cứ này và các căn cứ khác không bao giờ được động thổ - chứ chưa nói đến việc đi vào hoạt động hoàn toàn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây hơn 100 hầm chứa ICBM mới, Trung Quốc đang khiến Mỹ thay đổi cách chơi ở châu Á?
Xây hơn 100 hầm chứa ICBM mới, Trung Quốc đang khiến Mỹ thay đổi cách chơi ở châu Á?

VOV.VN - Việc Trung Quốc đang xây dựng hơn 100 hầm chứa tên lửa ICBM, có khả năng tấn công Mỹ chỉ trong 30 phút như một số bài báo đưa tin, có thể khiến Washington phải thay đổi các kế hoạch quân sự ở châu Á.

Xây hơn 100 hầm chứa ICBM mới, Trung Quốc đang khiến Mỹ thay đổi cách chơi ở châu Á?

Xây hơn 100 hầm chứa ICBM mới, Trung Quốc đang khiến Mỹ thay đổi cách chơi ở châu Á?

VOV.VN - Việc Trung Quốc đang xây dựng hơn 100 hầm chứa tên lửa ICBM, có khả năng tấn công Mỹ chỉ trong 30 phút như một số bài báo đưa tin, có thể khiến Washington phải thay đổi các kế hoạch quân sự ở châu Á.

Bài toán hóc búa của Mỹ để khiến châu Âu cũng coi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất”
Bài toán hóc búa của Mỹ để khiến châu Âu cũng coi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất”

VOV.VN - Châu Âu hoan nghênh “Nước Mỹ trở lại” của Tổng thống Biden nhưng nhiều nước không có nhiều điểm chung với Mỹ trong việc coi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất” của mình.

Bài toán hóc búa của Mỹ để khiến châu Âu cũng coi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất”

Bài toán hóc búa của Mỹ để khiến châu Âu cũng coi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất”

VOV.VN - Châu Âu hoan nghênh “Nước Mỹ trở lại” của Tổng thống Biden nhưng nhiều nước không có nhiều điểm chung với Mỹ trong việc coi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất” của mình.

Mỹ săn tìm căn cứ để tạo thế răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Mỹ săn tìm căn cứ để tạo thế răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Mỹ đang đánh giá lại lực lượng quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm chuẩn bị cho sự cạnh tranh với Trung Quốc và lực lượng Lục quân Mỹ đang phát huy vai trò trong việc đẩy mạnh quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á.

Mỹ săn tìm căn cứ để tạo thế răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Mỹ săn tìm căn cứ để tạo thế răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Mỹ đang đánh giá lại lực lượng quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm chuẩn bị cho sự cạnh tranh với Trung Quốc và lực lượng Lục quân Mỹ đang phát huy vai trò trong việc đẩy mạnh quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á.