Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga

VOV.VN - Trong bối cảnh xung đột vũ trang với Nga, Ukraine vẫn có năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân. Một số chính trị gia Ukraine bày tỏ mong muốn theo đuổi mục tiêu này.

Lịch sử Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân

Ukraine từng là một quốc gia hạt nhân sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Khi ấy, có hơn 1.700 đầu đạn hạt nhân trong trạng thái kích hoạt nằm trên lãnh thổ Ukraine. Lãnh đạo Ukraine giai đoạn đó quyết định từ bỏ kho vũ khí này. Các vũ khí hạt nhân được đưa sang Nga dưới sự giám sát của quốc tế. Các phương tiện phóng vũ khí hạt nhân đã bị phá hủy. Các hầm phóng tên lửa hạt nhân của Ukraine (ngoại trừ một hầm ở gần Kiev) đã bị cho nổ tung. Các máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom hạt nhân đã được chuyển sang Nga hoặc đem đi tiêu hủy.

Tuy không còn vũ khí hạt nhân, Ukraine vẫn sở hữu nhiều chuyên gia về hạt nhân. Ngoài ra, còn có 5 nhà máy điện hạt nhân được xây dựng ở Ukraine thời Liên Xô, đó là Zaporozhye, Rovno, Khmelnitsky, Nam Ukraine, và Chernobyl.

Bên cạnh đó, urani được khai thác từ một mỏ khoáng ở tỉnh Kirovograd (Ukraine) và làm giàu tại nhà máy ở thành phố Zheltye Vody. Vào thập niên 2020, đã có kế hoạch hợp tác với hãng Rosatom của Nga để xây một nhà máy ở Ukraine chuyên sản xuất nhiên liệu phục vụ các nhà máy điện hạt nhân. Các kế hoạch này bị bỏ dở do chính biến Maidan ở Ukraine vào năm 2014 (sau sự kiện Maidan, Ukraine thay đổi thái độ đối với nước Nga).

Hiện tại 3 trong số 5 nhà máy nói trên vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. Chernobyl đã được cho "nghỉ hưu" vào năm 2020, còn Zaporozhye - nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga sau khi họ mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào tháng 2/2022.

Quyết tâm theo đuổi vũ khí hạt nhân bên trong Ukraine hiện nay

Lực lượng dân tộc cực đoan ở Ukraine đặc biệt bất mãn với việc nước này từ bỏ vị thế sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhiều tuyên bố của họ chứa đựng các cụm từ kêu gọi khôi phục kho vũ khí hạt nhân cho Ukraine.

Tuyên bố cương lĩnh của tổ chức "Người yêu nước Ukraine" đề cập đáng kể việc phục hồi vũ khí hạt nhân. Tổ chức này được lập ra vào năm 2014.

Năm 2009, "Hội đồng khu vực Ternopil" yêu cầu lãnh đạo nhà nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội Ukraine giai đoạn đó chấm dứt Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 (về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân) và khôi phục lại vị thế hạt nhân của Ukraine.

Mong muốn của Ukraine về sở hữu vũ khí hạt nhân gia tăng đặc biệt sau tháng 2/2014. Tháng 3 năm đó, trả lời phỏng vấn của báo USA Today, nghị sĩ Ukraine Pavel Rizanenko đã gọi việc Ukraine gia nhập "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân" là một "sai lầm lớn". Sau đó vài ngày, đại diện của đảng Batkivshchyna đệ trình dự luật về rút khỏi hiệp ước nói trên.

Tháng 9/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valery Geletey cũng bày tỏ mong muốn phát triển vũ khí hạt nhân.

Tháng 12/2018, cựu Đại diện của phái đoàn Ukraine tại NATO, tướng Pyotr Garashchuk, tuyên bố Ukraine có khả năng thực sự tạo ra vũ khí hạt nhân của riêng mình.

Năm 2019, Aleksandr Turchinov gọi việc Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân là "sai lầm lịch sử".

Tháng 4/2021, Đại sứ Ukraine tại Đức Andrey Melnik tuyên bố rằng nếu phương Tây không giúp đỡ Ukraine đối đầu với Nga thì Ukraine sẽ phát động chương trình hạt nhân của mình và tự chế tạo bom hạt nhân.

Vào ngày 19/2/2022, Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố tại Hội nghị an ninh Munich rằng Ukraine có quyền từ bỏ Bản ghi nhớ Budapest 1994.

5 nơi có nguy cơ bùng nổ xung đột lớn trong năm 2023

VOV.VN - Năm 2022, thế giới chứng kiến xung đột quân sự khốc liệt nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trước thềm năm mới 2023, giới quan sát nhận định về 5 nơi có thể bùng nổ xung đột trong năm này nếu cộng đồng quốc tế không ngăn ngừa hiệu quả.

Khả năng kỹ thuật chế tạo bom hạt nhân

Ukraine thực sự có khả năng đó. Làm giàu urani-235 đến mức tinh khiết cần thiết để tạo ra phản ứng dây chuyền là rất tốn kém do phải tạo ra các máy ly tâm tách các đồng vị. Nhưng bên cạnh phương pháp tách đồng vị như thế này, còn có công nghệ khác, như đã dùng để tạo ra quả bom nguyên tử thả xuống 2 thành phố Nhật Bản trong năm 1945.

Hơn nữa, ngoài bom urani còn có bom plutoni.

Các lò phản ứng breeder được sử dụng để tổng hợp nguyên tố hóa học này, thường sử dụng công nghệ lò phản ứng nước nặng. Các lò phản ứng nghiên cứu có năng lực sản xuất plutoni cấp độ vũ khí.

Hiện tại có một cơ sở nghiên cứu hạt nhân ở Viện Vật lý và Công nghệ Kharkov, và một lò phản ứng VVR-M thích hợp sản xuất plutoni tại Viện Nghiên cứu hạt nhân thuộc Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraine ở Kiev.

Bên cạnh đó, Ukraine còn có năng lực kỹ thuật để tạo ra một vũ khí hạt nhân dựa trên urani-233 hơn là urani-235. Mỹ từng thử nghiệm một quả bom tương tự vào năm 1995, với sức công phá tương đương quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản. 

Theo RT, có các dấu hiệu gián tiếp về việc Ukraine chuẩn bị cho cả phiên bản hạt nhân urani và plutoni sau năm 2014.

Vào năm 2021, Ukraine hoàn toàn cấm xuất khẩu sang Nga nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng (SNF). SNF là một nguồn cung cấp plutoni cấp độ vũ khí./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga bắn hạ UAV Ukraine ở Crimea ngay sau khi đề xuất đình chiến bị bác bỏ
Nga bắn hạ UAV Ukraine ở Crimea ngay sau khi đề xuất đình chiến bị bác bỏ

VOV.VN - Thống đốc thành phố Sevastopol, Mikhail Razvozhayev, vào sáng 7/1 cho hay, một UAV của Ukraine bị bắn hạ gần thành phố này ở Crimea. Trước đó Ukraine đã bác đề xuất của Nga về đình chiến tạm thời trong kỳ nghỉ Giáng sinh Chính thống giáo.

Nga bắn hạ UAV Ukraine ở Crimea ngay sau khi đề xuất đình chiến bị bác bỏ

Nga bắn hạ UAV Ukraine ở Crimea ngay sau khi đề xuất đình chiến bị bác bỏ

VOV.VN - Thống đốc thành phố Sevastopol, Mikhail Razvozhayev, vào sáng 7/1 cho hay, một UAV của Ukraine bị bắn hạ gần thành phố này ở Crimea. Trước đó Ukraine đã bác đề xuất của Nga về đình chiến tạm thời trong kỳ nghỉ Giáng sinh Chính thống giáo.

Sức ép lên tướng lĩnh Nga sau vụ tập kích của Ukraine gây nhiều thương vong
Sức ép lên tướng lĩnh Nga sau vụ tập kích của Ukraine gây nhiều thương vong

VOV.VN - Việc có nhiều lính Nga tử trận trong vụ tập kích tên lửa của Ukraine vào ngày 1/1/2023 đã tạo ra sức ép lớn lên các tướng lĩnh Nga.

Sức ép lên tướng lĩnh Nga sau vụ tập kích của Ukraine gây nhiều thương vong

Sức ép lên tướng lĩnh Nga sau vụ tập kích của Ukraine gây nhiều thương vong

VOV.VN - Việc có nhiều lính Nga tử trận trong vụ tập kích tên lửa của Ukraine vào ngày 1/1/2023 đã tạo ra sức ép lớn lên các tướng lĩnh Nga.

5 nơi có nguy cơ bùng nổ xung đột lớn trong năm 2023
5 nơi có nguy cơ bùng nổ xung đột lớn trong năm 2023

VOV.VN - Năm 2022, thế giới chứng kiến xung đột quân sự khốc liệt nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trước thềm năm mới 2023, giới quan sát nhận định về 5 nơi có thể bùng nổ xung đột trong năm này nếu cộng đồng quốc tế không ngăn ngừa hiệu quả.

5 nơi có nguy cơ bùng nổ xung đột lớn trong năm 2023

5 nơi có nguy cơ bùng nổ xung đột lớn trong năm 2023

VOV.VN - Năm 2022, thế giới chứng kiến xung đột quân sự khốc liệt nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trước thềm năm mới 2023, giới quan sát nhận định về 5 nơi có thể bùng nổ xung đột trong năm này nếu cộng đồng quốc tế không ngăn ngừa hiệu quả.

Những nơi trên đất Mỹ có thể bị tấn công hạt nhân nếu nổ ra xung đột với Nga
Những nơi trên đất Mỹ có thể bị tấn công hạt nhân nếu nổ ra xung đột với Nga

VOV.VN - Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra giữa Mỹ và Nga, khả năng cao chính lực lượng hạt nhân và cơ sở vũ khí hạt nhân của Mỹ bị tấn công trước tiên…

Những nơi trên đất Mỹ có thể bị tấn công hạt nhân nếu nổ ra xung đột với Nga

Những nơi trên đất Mỹ có thể bị tấn công hạt nhân nếu nổ ra xung đột với Nga

VOV.VN - Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra giữa Mỹ và Nga, khả năng cao chính lực lượng hạt nhân và cơ sở vũ khí hạt nhân của Mỹ bị tấn công trước tiên…

Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân đã tăng gấp 10 lần
Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân đã tăng gấp 10 lần

VOV.VN - Theo một nghiên cứu, xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và việc Triều Tiên đạt các bước tiến về hạt nhân… đã khiến xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, với hậu quả gần 7 tỷ người tử vong trực tiếp và gián tiếp.

Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân đã tăng gấp 10 lần

Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân đã tăng gấp 10 lần

VOV.VN - Theo một nghiên cứu, xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và việc Triều Tiên đạt các bước tiến về hạt nhân… đã khiến xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, với hậu quả gần 7 tỷ người tử vong trực tiếp và gián tiếp.

Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?
Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?

VOV.VN - Môi trường địa chiến lược thay đổi, đặc biệt là xung đột Ukraine, đã khiến Đức phải tái định hướng chiến lược của mình và tranh luận trong nội bộ về vấn đề phát triển vũ khí chiến lược, tạo răn đe hạt nhân...

Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?

Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?

VOV.VN - Môi trường địa chiến lược thay đổi, đặc biệt là xung đột Ukraine, đã khiến Đức phải tái định hướng chiến lược của mình và tranh luận trong nội bộ về vấn đề phát triển vũ khí chiến lược, tạo răn đe hạt nhân...

Lịch sử đầy chông gai của Ukraine kể từ khi tách khỏi Liên Xô năm 1991
Lịch sử đầy chông gai của Ukraine kể từ khi tách khỏi Liên Xô năm 1991

VOV.VN - Nhà nước Ukraine độc lập (tách ra từ Liên Xô) mới tồn tại 3 thập kỷ. Trong quãng thời gian không phải là dài đó, Ukraine đã trải qua rất nhiều chông gai, biến cố, với diễn biến mới nhất là cuộc xung đột với Nga.

Lịch sử đầy chông gai của Ukraine kể từ khi tách khỏi Liên Xô năm 1991

Lịch sử đầy chông gai của Ukraine kể từ khi tách khỏi Liên Xô năm 1991

VOV.VN - Nhà nước Ukraine độc lập (tách ra từ Liên Xô) mới tồn tại 3 thập kỷ. Trong quãng thời gian không phải là dài đó, Ukraine đã trải qua rất nhiều chông gai, biến cố, với diễn biến mới nhất là cuộc xung đột với Nga.

Ukraine có sai lầm khi từ bỏ kho vũ khí hạt nhân?
Ukraine có sai lầm khi từ bỏ kho vũ khí hạt nhân?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng nếu Ukraine giữ lại kho vũ khí hạt nhân họ từng kế thừa từ Liên Xô thì Nga sẽ không dám tấn công Ukraine như vừa qua. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy.

Ukraine có sai lầm khi từ bỏ kho vũ khí hạt nhân?

Ukraine có sai lầm khi từ bỏ kho vũ khí hạt nhân?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng nếu Ukraine giữ lại kho vũ khí hạt nhân họ từng kế thừa từ Liên Xô thì Nga sẽ không dám tấn công Ukraine như vừa qua. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy.