NATO vẫn tìm kiếm và xác lập “bản sắc”

(VOV) -Ngày 4/4 - kỷ niệm 64 năm thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (4/4/1949 – 4/4/2013).

Từ một tổ chức ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, những năm qua, Khối Quân sự Bắc Đại tây dương (NATO) ngày phát triển mạnh mẽ, số lượng các nước thành viên được tăng thêm, phạm vi ảnh hưởng được bành trướng một cách rõ rệt. Tuy nhiên, NATO cũng không ngừng phải đối phó với những thách thức mới.

Thách thức trong củng cố cơ cấu tổ chức

Vấn đề được NATO đặt lên hàng đầu hiện nay vẫn là việc củng cố cơ cấu tổ chức và mở rộng thành viên. Trong những năm qua, cơ cấu tổ chức của NATO liên tục được cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong việc điều hành các chiến dịch quân sự và an ninh cũng như nâng cao khả năng phòng thủ của khối.

Tháng 5/2012, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 25 của NATO tại Chicago (Mỹ), các nước thành viên NATO đã ra Tuyên bố chung Chicago tái khẳng định cam kết về quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương và áp dụng chiến lược “phòng thủ thông minh” nhằm đối phó hiệu quả với những thách thức an ninh phức tạp trong bối cảnh khó khăn về tài chính. Gần đây nhất, tại cuộc họp ở Brussels (Bỉ) cuối tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng các nước NATO cũng đã thông qua “Sáng kiến kết nối lực lượng” nhằm đối phó hiệu quả với những thách thức an ninh trong tương lai, trong đó có việc mở rộng đào tạo và huấn luyện cũng như tăng cường tập trận cho giai đoạn 2015-2020. Lực lượng phản ứng nhanh của NATO (NRF), vốn được chuẩn bị sẵn sàng thông qua các chu kỳ huấn luyện và tập trận hàng năm, sẽ là nòng cốt của sáng kiến này.

Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. (ảnh: Baltic Reports).

Đồng thời, lãnh đạo các nước thành viên NATO đã thỏa thuận cách thức nâng cao hiệu quả và minh bạch hóa việc hoạch định và chi tiêu quốc phòng. Theo đó, NATO quyết định tăng cường sử dụng ngân quỹ chung trong một số lĩnh vực cụ thể, chú trọng việc cải thiện khả năng triển khai, di chuyển lực lượng, phối hợp tác chiến, cũng như trong lĩnh vực giám sát tình báo và trinh sát chung… Đây là những giải pháp nhằm tháo gỡ nguy cơ các nước thành viên NATO, nhất là các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), tiếp tục cắt giảm ngân sách quốc phòng do hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công và suy thoái kinh kế châu Âu mà Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã cảnh báo. Thực tế thời gian qua cho thấy, đối với phần lớn các nước thành viên EU trong NATO, việc lựa chọn cắt giảm ngân sách quốc phòng trong bối cảnh buộc phải thực hiện chính sách kinh tế khắc khổ là giải pháp dễ dàng hơn nhiều so với việc hạn chế chi tiêu xã hội.

Trong số 28 quốc gia thành viên của NATO, năm 2012 chỉ có Anh, Mỹ và Hy Lạp là có ngân sách quốc phòng hơn 2% tổng sản phẩm phẩm quốc nội (GDP).

Quan hệ với Nga vẫn khó khăn

Quan hệ giữa Nga và NATO thời gian qua đã được cải thiện đáng kể; các nước thành viên NATO xác định quan hệ hợp tác NATO-Nga có tầm quan trọng chiến lược, góp phần thiết lập không gian hòa bình, ổn định và an ninh chung. NATO quyết tâm xây dựng một nền hòa bình bền vững và toàn diện với Nga ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Nga và NATO vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng. Kế hoạch mở rộng sang phía Đông của NATO vẫn gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Nga. Mặc dù về mục đích của Mỹ và Tây Âu đều tuyên bố cho việc mở rộng liên minh là không nhằm vào Nga, nhưng Nga vẫn nhìn nhận đây là một mối đe dọa an ninh và phản đối mạnh mẽ mọi quyết định của NATO mở rộng sang phía Đông, thu hẹp vùng đệm an ninh của Nga.

Trong vấn đề thiết lập hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa (NMD), dường như quá trình tham vấn Nga-Mỹ về chủ đề phòng thủ tên lửa đang gần đi vào ngõ cụt.Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ và NATO sẽ phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo mà không cần xem xét tới thái độ lo ngại của Nga.Điều này khiến Nga đang lâm vào tình cảnh khó lựa chọn, hoặc hợp tác với Mỹ và NATO hoặc buộc phải có những giải pháp kỹ thuật quân sự để xử lý khi kế hoạch đó thành hiện thực. Và hiện quan điểm của Nga vẫn thiên về giải pháp cứng rắn như tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang của Nga Nikolai Makarov tháng 5/2012 về việc “không loại trừ khả năng Nga sẽ tấn công phủ đầu nếu Mỹ tiếp tục dự án phòng thủ tên lửa”. Ngoài ra, việc xử lý các vấn đề an ninh khác của NATO như vấn đề Syria, Iran… cũng vẫn tiếp tục gặp phản sự phản đối mạnh mẽ từ phía Nga.

Chưa ngã ngũ trong vấn đề Afghanistan

Liên quan tới vấn đề Afghanistan, tháng 5/2012, tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Chicago (Mỹ), NATO đã vạch ra định hướng hoạt động quân sự của khối này ở Afghanistan, đến giữa năm 2013 chuyển giao hoàn toàn trách nhiệm đảm bảo an ninh từ Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) cho Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan (ANSF), trước khi NATO chuyển sang vai trò hỗ trợ cho tới khi rút toàn bộ lực lượng quốc tế ra khỏi chiến trường Nam Á này vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, đối với thời điểm sau năm 2014, NATO hiện “mù mờ” về sứ mệnh của mình tại Afghanistan khi Mỹ và các nước đồng minh vẫn chưa thể đưa ra con số chính xác về số lượng binh sĩ NATO sẽ ở lại Afghanistan làm nhiệm vụ huấn luyện. Mỹ hiện vẫn lấp lửng trong việc sẽ duy trì từ 8 đến 12.000 quân tại Afghanistan.

Trong khi đó, quan hệ NATO-Afghanistan và nước láng giềng Pakistan ngày càng chia rẽ sâu sắc khi năm 2012 vừa qua là năm chứng kiến liên tiếp các vụ xả súng theo kiểu “quân xanh bắn quân xanh” do binh sĩ Afghanistan thực hiện nhằm vào binh sĩ NATO và các vụ “tấn công nhầm” của NATO nhằm vào dân thường Afghanistan, hay thậm chí cả binh lính Pakistan.

Quan hệ căng thẳng với Pakistan thậm chí đã khiến NATO phải tính đến giải pháp sử dụng đường vận chuyển qua Nga để tiếp tế cho lực lượng liên quân đang hoạt động tại Afghanistan và sử dụng đường này cho các hoạt động rút quân khỏi nước này trong thời gian tới.

64 năm sau khi thành lập, đặc biệt kể từ sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ và chiến tranh lạnh kết thúc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vẫn đang nỗ lực xác lập “bản sắc” để chứng minh sự tồn tại của mình. Không chỉ liên tục xây dựng những khái niệm chiến lược an ninh mới, gần đây, một NATO – kinh tế đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc đến để tận dụng sức mạnh của khối quân sự chiếm tới 50 % tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và một phần ba thương mại quốc tế. Đây có thể là một hướng đi mới cho NATO khi mà các chiến dịch quân sự dai dẳng không đem lại kết quả như mong muốn mà ngược lại làm hao tổn sức mạnh của tổ chức này, làm NATO bị chỉ trích là can thiệp quân sự quá đà để bảo vệ lợi ích cho Châu Âu và Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NATO không sử dụng tên lửa Patriot hỗ trợ quân nổi dậy Syria
NATO không sử dụng tên lửa Patriot hỗ trợ quân nổi dậy Syria

(VOV) -Ông Anders Fogh Rasmussen: NATO không có kế hoạch thay đổi đề xuất triển khai hệ thống tên lửa Patriot.

NATO không sử dụng tên lửa Patriot hỗ trợ quân nổi dậy Syria

NATO không sử dụng tên lửa Patriot hỗ trợ quân nổi dậy Syria

(VOV) -Ông Anders Fogh Rasmussen: NATO không có kế hoạch thay đổi đề xuất triển khai hệ thống tên lửa Patriot.

Mỹ giảm quân tại Afghanistan là một phần kế hoạch của NATO
Mỹ giảm quân tại Afghanistan là một phần kế hoạch của NATO

(VOV) - NATO sẽ chuyển giao trách nhiệm an ninh cho giới chức Afghanistan vào cuối năm 2014.

Mỹ giảm quân tại Afghanistan là một phần kế hoạch của NATO

Mỹ giảm quân tại Afghanistan là một phần kế hoạch của NATO

(VOV) - NATO sẽ chuyển giao trách nhiệm an ninh cho giới chức Afghanistan vào cuối năm 2014.

NATO lấy làm tiếc về việc Tướng John Allen từ chức
NATO lấy làm tiếc về việc Tướng John Allen từ chức

(VOV) - Lý do Tướng Allen nộp đơn xin nghỉ hưu là để có thời gian chăm sóc người vợ ốm yếu.

NATO lấy làm tiếc về việc Tướng John Allen từ chức

NATO lấy làm tiếc về việc Tướng John Allen từ chức

(VOV) - Lý do Tướng Allen nộp đơn xin nghỉ hưu là để có thời gian chăm sóc người vợ ốm yếu.

NATO tranh cãi về ngân sách quốc phòng
NATO tranh cãi về ngân sách quốc phòng

(VOV) - Việc các chính phủ hạn chế tài chính sẽ khiến NATO khó có thể thực hiện được các mục tiêu như mở rộng sự hợp tác.

NATO tranh cãi về ngân sách quốc phòng

NATO tranh cãi về ngân sách quốc phòng

(VOV) - Việc các chính phủ hạn chế tài chính sẽ khiến NATO khó có thể thực hiện được các mục tiêu như mở rộng sự hợp tác.

NATO phê duyệt đề cử Tân Tư lệnh tại châu Âu
NATO phê duyệt đề cử Tân Tư lệnh tại châu Âu

(VOV) -Việc bổ nhiệm còn cần được Thượng viện Mỹ thông qua

NATO phê duyệt đề cử Tân Tư lệnh tại châu Âu

NATO phê duyệt đề cử Tân Tư lệnh tại châu Âu

(VOV) -Việc bổ nhiệm còn cần được Thượng viện Mỹ thông qua

Mỹ và NATO chuẩn bị kế hoạch can thiệp vào Syria
Mỹ và NATO chuẩn bị kế hoạch can thiệp vào Syria

NATO đang xây dựng kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria khi được LHQ và các nước thành viên yêu cầu.

Mỹ và NATO chuẩn bị kế hoạch can thiệp vào Syria

Mỹ và NATO chuẩn bị kế hoạch can thiệp vào Syria

NATO đang xây dựng kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria khi được LHQ và các nước thành viên yêu cầu.

Mỹ cử Tướng Philip Breedlove làm Tư lệnh NATO tại châu Âu
Mỹ cử Tướng Philip Breedlove làm Tư lệnh NATO tại châu Âu

(VOV) - Tướng Breedlove sẽ kế nhiệm Đô đốc James Stavridis vào chức vụ Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu.

Mỹ cử Tướng Philip Breedlove làm Tư lệnh NATO tại châu Âu

Mỹ cử Tướng Philip Breedlove làm Tư lệnh NATO tại châu Âu

(VOV) - Tướng Breedlove sẽ kế nhiệm Đô đốc James Stavridis vào chức vụ Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu.