New Zealand chốt 40 mẫu cờ mới lựa chọn thay thế quốc kỳ hiện nay

VOV.VN- Sau khi nhận được tới 10000 mẫu thiết kế cho quốc kỳ mới, Chính phủ New Zeland đã chốt 40 mẫu để người dân nước này lựa chọn.

Tại sao phải thay đổi?

Rất nhiều người New Zealand cho rằng lá cờ này quá giống với quốc kỳ Australia, với hình ảnh lá cờ của Vương quốc Anh trên góc trái. Hình ảnh này gợi nhớ thời điểm New Zealand còn là thuộc địa của Anh mà rất nhiều người dân nước này muốn “gạt lại phía sau”.

Quốc kỳ Australia (phải) và New Zealand (trái) quá giống nhau. Ảnh AFP

Thậm chí, nhiều người New Zealand còn cho rằng, nước này đang ở dưới cái bóng quá lớn của Australia và việc quốc kỳ hai nước khá tương đồng càng làm phức tạp thêm vấn đề.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người New Zealand muốn giữ lá quốc kỳ cũ bởi nhiều người trong số họ từng chiến đấu dưới lá cờ này và cảm nhận được sự gắn bó mật thiết với lá quốc kỳ hiện nay.

Trong khi đó, nhiều người không nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi lá cờ này và cho rằng, đây chỉ là sáng kiến “tốn kém” mà Thủ tướng New Zealand “vẽ ra” để né tránh những chỉ trích nhằm thẳng vào ông hiện nay.

Các mẫu thiết kế mới sẽ như thế nào?

Cả 40 mẫu thiết kế mới đều có ít nhất 1 trong 3 yếu tố trang trí chủ đạo bao gồm hình xoắn ốc, lá dương xỉ, và Chòm Nam Thập Tự (Southern Cross).

Trong đó, hình xoắn ốc là một biểu tượng thường được sử dụng trong nghệ thuật của thổ dân Maori ở New Zealand để mô tả nhánh dương xỉ còn non. Ngoài ra, hình ảnh này còn có ý nghĩa biểu trưng khác, đó là sự vận động không ngừng và vòng đời tự nhiên.

Hình ảnh này xuất hiện ở rất nhiều nơi tại New Zealand, từ hình xăm trên người đến biểu tượng của hãng hàng không Air New Zealand.

Trong khi đó, dương xỉ là loại cây xuất hiện hầu khắp các khu rừng tại New Zealand và nó có vẻ đẹp rất cuốn hút. Lá cây dương xỉ đã trở thành biểu tượng quốc gia và được thêu trên áo của các đội thể thao của nước này tham gia các sự kiện quốc tế, trong đó có đội tuyển rugby All Blacks được người dân New Zealand đặc biệt yêu thích.

 Lá dương xỉ- một loài cây xuất hiện rất nhiều tại New Zealand. Ảnh AP

Chòm Nam Thập Tự là chòm sao sáng rực rỡ ở Bán cầu Nam. Không giống như hình xoắn ốc và lá dương xỉ, Chòm Nam Thập Tự đã xuất hiện trên quốc kỳ hiện nay của New Zealand.

Tiêu chí lựa chọn quốc kỳ mới

Chính phủ New Zealand đã công khai các tiêu chí để lựa chọn lá quốc kỳ mới của nước này trong một bức thư ngỏ, trong đó nêu rõ:

“Một lá cờ vĩ đại cần phải có sự nổi bật và đơn giản để ngay cả những đứa trẻ cũng dễ dàng vẽ lại bằng trí nhớ của chúng. Lá cờ ấy phải có giá trị trường tồn và có thể kết nối với những giá trị quan trọng nhất đại diện cho quốc gia. Lá cờ ấy phải thể hiện được những phẩm chất cao quí mà người New Zealand vốn có và là tiếng nói đại diện cho mọi người trên quốc đảo Kiwi (tên gọi biểu trưng cho New Zealand).

Chính phủ New Zealand cho biết, trong quá trình lựa chọn, họ đã tiếp thu ý kiến của hàng nghìn người dân nước này về những gì mà họ là đặc biệt quan trọng đối với đất nước. Ngoài ra, họ cũng tham vấn các chuyên gia về văn hóa Maori và các chuyên gia thiết kế quốc kỳ.

Bị chỉ trích vì quá giống nhau

Nhiều người New Zealand bày tỏ lo ngại rằng 40 mẫu thiết kế được lựa chọn nhìn quá giống nhau và không quá nổi bật về mặt thẩm mỹ. Trong khi đó, những người khác lại cho rằng, các mẫu này nhìn quá giống logo của các tập đoàn lớn hoặc quá rối rắm.

Rất khó chỉ ra sự khác biệt lớn trong 40 mẫu mà Chính quyền New Zealand chốt để lựa chọn thay quốc kỳ hiện nay. Ảnh AFP

Trong khi đó, tờ Sydney Morning Herald của Australia, đã hài hước bình luận: “New Zealand nêu ra tới 40 ý tưởng về mẫu quốc kỳ mới và chúng đều xấu như nhau”.

Thậm chí, nhà báo Michael Koziol còn mỉa mai: "Có ý tưởng tra tấn tập thể nào tồi tệ hơn việc thay đổi quốc kỳ của một quốc gia. Quá trình này kéo dài tưởng như vô tận bởi bạn sẽ phải tham vấn rất nhiều người mà chẳng thể thống nhất ý kiến được”.

Thậm chí, nhiều người New Zealand đã chỉ trích sự lãng phí của kế hoạch này bởi nó tiêu tốn tới 17 triệu USD.

Các bước tiếp theo

Đến giữa tháng 9 tới, Ủy ban Lựa chọn Quốc kỳ New Zeland sẽ công bố 4 mẫu vào chung khảo và sau đó, người New Zealand sẽ bỏ phiếu lựa chọn mẫu mà họ ưa thích nhất trong cuộc trưng cầu ý dân vào tháng 11.

Tuy nhiên, ngay cả khi lựa chọn xong, chưa chắc New Zealand có thể thay đổi quốc kỳ bởi lá cờ mới được lựa chọn và lá quốc kỳ cũ sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với nhau trong một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ 2 vào tháng 3/2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người Việt đầu tiên đưa Quốc kỳ lên Bắc Cực
Người Việt đầu tiên đưa Quốc kỳ lên Bắc Cực

Đúng ngày 10/4/2008, lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam đã tung bay tại Bắc Cực. Sự kiện đó gắn liền với một cái tên Việt Nam: Nguyễn Văn Khải.

Người Việt đầu tiên đưa Quốc kỳ lên Bắc Cực

Người Việt đầu tiên đưa Quốc kỳ lên Bắc Cực

Đúng ngày 10/4/2008, lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam đã tung bay tại Bắc Cực. Sự kiện đó gắn liền với một cái tên Việt Nam: Nguyễn Văn Khải.

Tuyển bóng đá nữ Triều Tiên từ chối ra sân vì bị nhầm quốc kỳ
Tuyển bóng đá nữ Triều Tiên từ chối ra sân vì bị nhầm quốc kỳ

Ngay trong trận đấu mở màn Olympic 2012 môn bóng đá nữ, một sự cố hy hữu đã xảy ra khi BTC nhầm quốc kỳ CHDCND Triều Tiên với Hàn Quốc.

Tuyển bóng đá nữ Triều Tiên từ chối ra sân vì bị nhầm quốc kỳ

Tuyển bóng đá nữ Triều Tiên từ chối ra sân vì bị nhầm quốc kỳ

Ngay trong trận đấu mở màn Olympic 2012 môn bóng đá nữ, một sự cố hy hữu đã xảy ra khi BTC nhầm quốc kỳ CHDCND Triều Tiên với Hàn Quốc.

Lễ kéo cờ ASEAN bên cạnh Quốc kỳ Việt Nam
Lễ kéo cờ ASEAN bên cạnh Quốc kỳ Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Đại sứ các nước nước ASEAN tại Hà Nội chứng kiến buổi lễ. 

Lễ kéo cờ ASEAN bên cạnh Quốc kỳ Việt Nam

Lễ kéo cờ ASEAN bên cạnh Quốc kỳ Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Đại sứ các nước nước ASEAN tại Hà Nội chứng kiến buổi lễ. 

Lào: Nhiều khu phố treo quốc kỳ Việt Nam
Lào: Nhiều khu phố treo quốc kỳ Việt Nam

(VOV) -Việc treo cờ Tổ quốc thể hiện tinh thần dân tộc và tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Lào - Việt Nam.

Lào: Nhiều khu phố treo quốc kỳ Việt Nam

Lào: Nhiều khu phố treo quốc kỳ Việt Nam

(VOV) -Việc treo cờ Tổ quốc thể hiện tinh thần dân tộc và tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Lào - Việt Nam.