Nga hâm nóng cuộc đua giành chủ quyền đối với một phần Bắc Cực

VOV.VN - Nga vừa đệ trình tuyên bố chủ quyền đối với phần lãnh thổ rộng 1,2 triệu km2 ở thềm lục địa Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc.

Thực tế từ năm 2002, Nga đã là quốc gia đầu tiên trình tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này lên, thế nhưng đã bị gửi trả lại vì thiếu bằng chứng. Liệu với diễn biến mới nhất này, Nga có thể thuyết phục được Liên Hợp Quốc và lộ trình “thâu tóm” Bắc Cực của Moscow có thuận lợi?

Một lá cờ Nga được Hiệp hội Thám hiểm Bắc Cực của nước này cắm ở dưới đáy biển Bắc Cực (Ảnh AP)

Những bằng chứng mới nhất

Theo Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có quyền thiết lập khu kinh tế đặc biệt tới 200 hải lý kể từ bờ biển.

Trong trường hợp chứng minh được việc tiếp nối thềm lục địa kéo dài ra bên ngoài ranh giới này, đất nước có thể mở rộng biên giới của mình tới 350 hải lý và theo đó, quốc gia này sẽ có quyền kiểm soát các tài nguyên nằm trong phạm vi đó, kể cả dầu mỏ và khí đốt.

Vì vậy, Nga đã nộp đề nghị Liên Hợp Quốc tái xét hồ sơ đăng ký mở rộng giới hạn thềm lục địa ở Bắc Cực căn cứ vào sự kết nối dải ngầm với thềm lục địa dẫn từ các mạch núi Mendeleev và Lomonosov cũng như các kiến tạo khác có tính chất lục địa tự nhiên.

Trong lần đệ trình mới nhất này, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định những dữ liệu khoa học thu thập được trong nhiều năm qua khi nghiên cứu Bắc Cực chứng tỏ Nga có chủ quyền đối với khu vực vừa nêu.

Trên thực tế, với những kết quả nghiên cứu tương tự thì tháng 3/2015, Ủy ban Liên Hợp Quốc về Ranh giới thềm lục địa đã công nhận vùng đất biển Okhotsk có diện tích 52.000km2 là một phần của lãnh thổ Nga.

Đây là những bằng chứng mới nhất của Nga đã thể hiện quyết tâm của nước này đối với khu vực Bắc Cực được đánh giá là rất giàu tài nguyên chưa được khai thác. Trên thực tế, lộ trình này đã được Nga ấp ủ từ lâu:

  • Năm 2002, Nga đã lần đầu tiên trình tuyên bố chủ quyền về một vùng lãnh thổ rộng lớn tại Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc, song tuyên bố này đã bị trả lại với lý do thiếu bằng chứng.
  • Năm 2007, Nga đưa ra tuyên bố chủ quyền mang tính biểu tượng bằng cách dùng một tàu ngầm thả hộp chứa quốc kỳ Nga xuống đáy biển ở Bắc Cực.
  • Đến đầu năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẽ xây dựng một mạng lưới các căn cứ Hải quân thống nhất tại Bắc Cực để đón các tàu chiến và tàu ngầm hiện đại, như một phần trong kế hoạch thúc đẩy việc bảo vệ các lợi ích và biên giới của Nga trong khu vực. 
  • Cùng năm, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố các kế hoạch nhằm mở lại các sân bay và các cảng tại các quần đảo New Sibêri và Franz Josef Land, song song với ít nhất 7 đường băng tại khu vực lục địa của Vòng Bắc Cực vốn bị bỏ không từ năm 1993. 
  • Tháng 12/2014, Nga đã tiến thêm một bước dài khi đưa vào hoạt động Bộ Tư lệnh chiến lược liên quân mới còn gọi là Bộ Tư lệnh Bắc Cực, dựa trên cơ sở lực lượng của Hạm đội phương Bắc.
  • Tháng 3 năm nay, Tổng thống Putin ra lệnh cho Hạm đội phương Bắc, lực lượng lính dù và các đơn vị quân sự tham gia cuộc diễn tập nhằm phô trương sức mạnh của Nga trước các mối đe dọa từ phía Bắc.

Không chỉ trên mặt trận quân sự, hồi tháng 4, Nga đã ra mắt trạm nghiên cứu khoa học nổi mới ở Bắc Cực mang tên “Bắc Cực - 2015”.

Gần nhất, Nga vừa mở một trạm kiểm soát biên giới mới ở vùng cực Bắc tại quần đảo Franz Josef Land ở Bắc Cực, nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm soát tàu viễn dương tiến vào Công viên Quốc gia Bắc Cực của Nga.

Không chỉ có Nga, tất cả các quốc gia tiếp giáp và một số các quốc gia không tiếp giáp với Bắc Cực cũng đang thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến Bắc Cực và Nga là quốc gia dẫn đầu.

Bắc Cực- vùng đất còn nhiều tiềm năng

Có thể nói, tài nguyên dầu khí, kim loại quý và đất hiếm, cũng như hiệu quả kinh tế của tuyến hàng hải “con đường phương Bắc” cùng với an ninh quốc phòng là một trong những động lực chủ chốt thúc đẩy Nga hướng về Bắc Cực.

Dàn khoan dầu khí Prirazlomnaya đang được kéo từ Murmansk đến một mỏ dầu ở biển Pechoraphía Bắc Nga (Ảnh Reuters)

Theo đánh giá, Bắc Cực có trữ lượng dầu chiếm khoảng 15% lượng dầu còn lại trên thế giới, cùng 30% khí tự nhiên và 20% lượng khí hóa lỏng. Ngoài ra, nếu khai thác tuyến giao thông hàng hải mới quanh Bắc Cực vào mùa hè có thể rút ngắn được từ 6.000- 8.000km so với các tuyến đường hiện nay.

Thực tế, năm 2012 đã 46 chuyến tàu chuyên chở hơn 1,2 triệu tấn hàng hóa thông qua tuyến hàng hải này và tăng 53% so với năm 2011. Các nhà nghiên cứu dự đoán đến năm 2020 có khoảng 30 triệu tấn hàng hóa sẽ được vận chuyển qua tuyến đường mới này.

Mặt khác, theo đánh giá của nhiều nhà quân sự thì Bắc Cực có giá trị quân sự đặc biệt, và quốc gia nào kiểm soát được tuyến hải trình Bắc Cực thì giữ được vị trí chiến lược quốc tế.

Tiềm lực và lợi thế là hai yếu tố sống còn để các quốc gia hướng tới làm chủ Bắc Cực. Trên thực tế, những quốc gia có tiềm lực như Mỹ thì đang tìm kiếm lợi thế do sự chậm trễ còn những quốc gia có lợi thế như Canada, Đan Mạch hay Na Uy thì còn nhiều hạn chế về tiềm lực. 

Có lẽ, không nổi trội hơn cả về tiềm lực và lợi thế nhưng kế thừa thành quả nhiều năm của Liên Xô để lại, nước Nga vẫn là quốc gia tiên phong khi phát huy đồng đều và mạnh mẽ cả hai yếu tố này trong nhiều năn qua.

Tranh chấp pháp lý sẽ còn kéo dài

Nhưng, một vấn đề đang nổi lên là một số quốc gia không tiếp giáp với Bắc cực như Trung Quốc cũng đang cố chen chân vào cuộc đua này. Việc Trung Quốc đang tìm mọi cách để có tên trong Hội đồng Bắc Cực (AC) cùng với phát biểu: “Bắc Cực thuộc về tất cả dân tộc thế giới và chẳng nước nào có thể có chủ quyền với nó cả” của Thượng tướng hải quân Duẫn Trác đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận về "mối đe dọa của Trung Quốc" ở Bắc Cực.

Song song với những động thái này, Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm mối quan hệ, nhất là về kinh tế với các quốc gia tiếp giáp Bắc Cực nhằm tạo ảnh hưởng trong tương lai.

Tất cả các quốc gia tiếp giáp với Bắc Cực đã đều lên tiếng tuyên bố về chủ quyền. Với việc nước Nga theo đuổi con đường pháp lý theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển  thì đã phần nào chứng tỏ nước Nga có cơ sở pháp lý để soạn thảo những tài liệu và căn cứ khoa học theo yêu cầu mà Công ước đặt ra.

Trên thực tế, dù gặp phải sự phản đối rất gay gắt từ các quốc gia khác nhưng sự phản ứng của các quốc gia đến nay cũng chưa dựa trên những chứng cứ khoa học xác đáng. Cho nên, có thể nói cuộc đua pháp lý này sẽ còn phải nhiều năm nữa mới có thể tìm được hướng giải quyết phù hợp với quyền lợi của tất cả các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.

Như vậy, để đi tới một quyết định cuối cùng xem quốc gia nào có quyền chủ quyền hay quyền khai thác với các khu vực thuộc Bắc Cực, Liên Hợp Quốc sẽ phải có một quá trình dài thẩm định hồ sơ, đo đạc, kiểm tra…., để giải quyết các vùng chồng lấn giữa các nước. Vì thế cho đến thời điểm này có thể khẳng định rằng, cuộc chạy đua tranh giành lợi ích tại Bắc Cực hiện mới chỉ bắt đầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga trình tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực lên LHQ
Nga trình tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực lên LHQ

VOV.VN - Tuyên bố chủ quyền lần này của Nga bao gồm cả các chứng cứ khoa học được Nga thu thập trong nhiều năm nghiên cứu Bắc Cực

Nga trình tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực lên LHQ

Nga trình tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực lên LHQ

VOV.VN - Tuyên bố chủ quyền lần này của Nga bao gồm cả các chứng cứ khoa học được Nga thu thập trong nhiều năm nghiên cứu Bắc Cực

Nga triển khai máy bay chiến đấu lên Bắc Cực
Nga triển khai máy bay chiến đấu lên Bắc Cực

(VOV) - Báo Nga cho biết, phi đội MiG-31 sẽ đóng vai trò chính trong hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.

Nga triển khai máy bay chiến đấu lên Bắc Cực

Nga triển khai máy bay chiến đấu lên Bắc Cực

(VOV) - Báo Nga cho biết, phi đội MiG-31 sẽ đóng vai trò chính trong hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.

NATO sẵn sàng đảm bảo an ninh ở Bắc Cực mà không cần quân sự
NATO sẵn sàng đảm bảo an ninh ở Bắc Cực mà không cần quân sự

VOV.VN - Việc Nga tập trung phát triển ở khu vực Bắc Cực đang thu hút sự chú ý của NATO và NATO tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề này.

NATO sẵn sàng đảm bảo an ninh ở Bắc Cực mà không cần quân sự

NATO sẵn sàng đảm bảo an ninh ở Bắc Cực mà không cần quân sự

VOV.VN - Việc Nga tập trung phát triển ở khu vực Bắc Cực đang thu hút sự chú ý của NATO và NATO tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề này.

Nga - Mỹ ký thỏa thuận cấm đánh bắt cá tại Bắc Cực
Nga - Mỹ ký thỏa thuận cấm đánh bắt cá tại Bắc Cực

VOV.VN - Mỹ, Nga và các quốc gia Bắc Cực hôm 16/7, đã ký thỏa thuận cấm đánh bắt cá ở vùng băng tan chảy nhanh ở Bắc Cực.

Nga - Mỹ ký thỏa thuận cấm đánh bắt cá tại Bắc Cực

Nga - Mỹ ký thỏa thuận cấm đánh bắt cá tại Bắc Cực

VOV.VN - Mỹ, Nga và các quốc gia Bắc Cực hôm 16/7, đã ký thỏa thuận cấm đánh bắt cá ở vùng băng tan chảy nhanh ở Bắc Cực.