Nga - Mỹ cãi nhau không hồi kết về cáo buộc vi phạm INF

VOV.VN - Quyết định rút khỏi INF được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi tham vọng “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.

Suốt mấy thập kỷ qua, không những vi phạm cam kết không mở rộng NATO sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ còn kết nạp thêm nhiều quốc gia đã từng là đồng minh của Nga thời Xô Viết và đưa căn cứ quân sự tới sát biên giới Nga; đơn phương rút khỏi Hiệp ước phòng thủ tên lửa ký với Liên Xô năm 1972 để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu; tiếp tục triển khai các loại vũ khí mới trên lãnh thổ châu Âu để sẵn sàng tấn công phủ đầu chớp nhoáng nhằm tiêu diệt tiềm lực hạt nhân chiến lược của Nga.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Daily Express

Hiện nay, nước Nga đã giành lại ưu thế mà Liên Xô đã đánh mất khi thực hiện Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Cụ thể, Nga đã phát triển thành công và đưa vào trang bị loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn phóng từ trên không và từ biển có thể mang đầu đạn thông thường và hạt nhân, thử nghiệm thành công tên lửa hành trình lắp động cơ hạt nhân phóng từ trên không và có tầm bay xuyên lục địa - những loại tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới và hoàn toàn không vi phạm INF.

Mỹ cố giành lại ưu thế

Để giành lại ưu thế chiến lược quân sự đã có được so với Liên Xô sau khi ký INF, Mỹ đang thực hiện chiến dịch tuyên truyền trên quy mô quốc tế nhằm cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước.

Tháng 10/2018, Tổng thống Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729” được NATO gọi là SSC-8 vì có tầm bay từ 500-5.000 km, song không đưa ra bằng chứng. Hồi đầu tháng 12/2018, Mỹ ra kỳ hạn cho Nga 60 ngày để tháo dỡ các tên lửa mới có tầm phóng vi phạm INF theo cáo buộc của Washington và NATO.

Nga tuyên bố không tiêu hủy Novator 9M729, khẳng định loại tên lửa này không vi phạm INF. Theo Moscow, chính quyền Washington đang tìm mọi cách đổ lỗi cho Nga để tạo cớ rút khỏi INF và có thể tự do phát triển những loại tên lửa mới bị hiệp ước cấm.

Tên lửa Novator 9M729 của Nga; Ảnh: ilgiornale.it

Tên lửa 9M729 là phiên bản mới hơn của tên lửa 9M728 - một loại tên lửa được trang bị cho hệ thống Iskander-M. 9M729 mang đầu đạn có sức công phá lớn hơn và một hệ thống điều khiển giúp nó đạt độ chính xác cao hơn; có tầm bắn tối thiểu là 50 km (giống với phiên bản trước đó 9М728), tầm bắn tối đa là 480 km (ngắn hơn 10 km so với tầm bắn của 9М728; tuy nhiên, Mỹ cho là 9M729 có tầm bắn vượt phạm vi 500 km theo quy định trong INF). Hầu hết các bộ phận trong 9M729 đều giống hệt phiên bản cũ 9M728.

Nga tố ngược lại Mỹ

Liên tiếp bị Mỹ tố không tuân thủ INF và thậm chí còn bị trả đũa bằng cách xé bỏ INF, Nga đã tố ngược lại Mỹ và kiên quyết không lùi bước.

Trong một tuyên bố ngày 2/2, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị cho việc sản xuất tên lửa tầm trung và tầm ngắn - những vũ khí bị cấm theo INF - trong 2 năm qua, trước khi Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này. Theo dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Nga, tập đoàn công nghiệp quân sự "Raytheon", đặt tại Tucson, Arizona, đã đưa ra một chương trình vào tháng 6/2017 nhằm mở rộng và hiện đại hóa năng lực sản xuất nhằm chế tạo các tên lửa tầm trung và tầm ngắn bị cấm theo INF. Hai năm qua, diện tích của nhà máy này đã tăng 44%, từ 55.000 lên 79.000 m2, số lượng công nhân tăng lên gần 2.000.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 7/2 cũng đã triệu tập tùy viên quân sự Mỹ ở Moscow để chuyển một tài liệu liên quan tới INF. Theo đó, Mỹ trong nhiều năm qua đã vi phạm INF và phải trở lại tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận này trước khi hết thời hạn 6 tháng mà Washington đã đưa ra: phá hủy các bệ phóng thẳng đứng MK-41 (đa năng) được thiết kế để khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk (tầm bắn 2.500 km) và các loại tên lửa có cùng thông số với các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn bị cấm theo INF”. Phía Nga cũng nhấn mạnh các máy bay không người lái (UAV) tấn công của Mỹ cũng cần được phá hủy bởi chúng có những tính năng tương đương với tên lửa hành trình phóng từ mặt đất được quy định trong INF.

NATO biện minh

Trong khi đó, ngày 8/2, trong một thông báo, văn phòng Đại sứ Mỹ tại NATO đưa ra một loạt giải thích bác bỏ cáo buộc từ Nga. Mỹ cho rằng hệ thống phòng thủ trên mặt đất Aegis Ashore, dù được phát triển dựa trên hệ thống phóng MK-41 của hải quân có khả năng phóng tên lửa hành trình, nhưng chỉ phục vụ mục đích phóng tên lửa “phòng thủ”, không tấn công: “Aegis Ashore không có chức năng phóng tên lửa đạn đạo hoặc hành trình để tấn công. Cụ thể, hệ thống này này thiếu phần mềm, thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác để có thể phóng tên lửa đạn đạo hoặc hành trình như Tomahawk nhằm mục đích tấn công”.

Tomahawk phiên bản Hải quân được phóng thẳng đứng từ MK-41; Ảnh: US Army.

Hệ thống phóng tên lửa tổng hợp MK-41 (Mark 41) ban đầu được thiết kế để trang bị trên các tàu chiến của quân đội Mỹ, tuy nhiên, đến năm 2016, Mỹ đã triển khai một vài hệ thống này lên mặt đất ở Romania và Ba Lan như một phần của hệ thống lá chắn tên lửa châu Âu. Washington khẳng định hệ thống này chỉ phóng được duy nhất tên lửa SM-3 chứ không phải tên lửa Tomahawk.

Tuy nhiên thiết kế giữa phiên bản trên bộ và trên biển của MK-41 gần như không có gì khác biệt. Đây chính là lý do Nga cho rằng, hệ thống MK-41 ở châu Âu có thể dễ dàng chuyển sang việc phóng các tên lửa hành trình Tomahawk. Nga cho rằng, Mỹ đã vi phạm INF khi điều MK-41 đến châu Âu. Theo đại diện Bộ Ngoại giao Nga, Moscow mang vấn đề về MK-41 ra đối thoại song phương với Mỹ, tuy nhiên, Washington đã từ chối thảo luận.

Liên quan đến UAV, Lầu Năm Góc cũng cho rằng phi đội UAV của Mỹ không vi phạm INF như phía Nga cáo buộc: chúng không phải là tên lửa hành trình vì hiệp ước định nghĩa tên lửa hành trình là cỗ máy “một chiều” còn UAV bay trở về căn cứ.

UAV mang tên lửa tấn công của Mỹ; Ảnh: ITN.

Trong khi đó, theo truyền thông Nga, trong hiệp ước INF, tên lửa hành trình được định nghĩa là “phương tiện có thể tự bay không cần người lái mà vẫn duy trì được lực nâng trong phần lớn đường bay”. Định nghĩa này không nhắc gì đến hệ thống vũ khí “một chiều” như Mỹ giải thích.

Ngày 9/2, Đại sứ Nga tại Mỹ, Atonov, cáo buộc Mỹ có ý định phá vỡ cấu trúc kiểm soát vũ khí vốn được xây dựng nhiều năm qua giữa hai nước. Các bước đi của Mỹ cho thấy nước này có kế hoạch xóa bỏ hiệp ước INF ngay từ đầu và không có ý định đạt thỏa hiệp với Nga. Các hành động của Washington đặc biệt nguy hiểm do ảnh hưởng tới sự ổn định chiến lược, không chỉ trong mối quan hệ với Moscow.

Liên quan đến tuyên bố của NATO, Bộ Ngoại giao Nga bình luận rằng, nếu châu Âu quan tâm đến việc duy trì kiểm soát vũ khí quốc tế một cách có hiệu quả thì không nên mù quáng tuân theo chính sách của Mỹ. Nga kêu gọi các nước châu Âu thuộc NATO ngăn chặn việc Mỹ một lần nữa biến châu Âu thành đấu trường sinh tử - điều không tránh khỏi nếu Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu.

Căng thẳng về INF khiến nhiều nước trên thế giới quan ngại. Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga - Mỹ đối thoại để "đảo ngược" quyết định đã đưa ra và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới. Dư luận hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Nga sẽ sớm được thu xếp để 2 bên có thể hóa giải bất đồng, cùng đem lại sự ổn định cho thế giới, mặc dù tâm lý bài Nga tại Mỹ cản trở nghiêm trọng việc tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh mới giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump./.

Số phận Hiệp ước INF và hệ lụy

VOV.VN -Việc Mỹ rút khỏi INF sẽ khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt an ninh thế giới mà đặc biệt là châu Âu trước một tương lai bất định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy cơ sụp đổ của Hiệp ước INF đang đến gần
Nguy cơ sụp đổ của Hiệp ước INF đang đến gần

VOV.VN - Những lo lắng về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã gia tăng trong tuần này khi sắp đến hạn chót ngày thứ Bảy (02/02), Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF.

Nguy cơ sụp đổ của Hiệp ước INF đang đến gần

Nguy cơ sụp đổ của Hiệp ước INF đang đến gần

VOV.VN - Những lo lắng về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã gia tăng trong tuần này khi sắp đến hạn chót ngày thứ Bảy (02/02), Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF.

Số phận Hiệp ước INF và hệ lụy
Số phận Hiệp ước INF và hệ lụy

VOV.VN -Việc Mỹ rút khỏi INF sẽ khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt an ninh thế giới mà đặc biệt là châu Âu trước một tương lai bất định.

Số phận Hiệp ước INF và hệ lụy

Số phận Hiệp ước INF và hệ lụy

VOV.VN -Việc Mỹ rút khỏi INF sẽ khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt an ninh thế giới mà đặc biệt là châu Âu trước một tương lai bất định.

Nga, NATO phản ứng trước tuyên bố của Mỹ về INF
Nga, NATO phản ứng trước tuyên bố của Mỹ về INF

VOV.VN - Nga đã phản ứng mạnh mẽ trước thông báo của Mỹ về việc rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF).

Nga, NATO phản ứng trước tuyên bố của Mỹ về INF

Nga, NATO phản ứng trước tuyên bố của Mỹ về INF

VOV.VN - Nga đã phản ứng mạnh mẽ trước thông báo của Mỹ về việc rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF).

Hiệp ước INF là an ninh cho cả Châu Âu, không phải chỉ cho Mỹ
Hiệp ước INF là an ninh cho cả Châu Âu, không phải chỉ cho Mỹ

VOV.VN - Nga luôn sẵn sàng tìm kiếm những giải pháp cùng với Hóa Kỳ nhằm chung tay giải quyết các vấn đề an ninh và hòa bình trên toàn thế giới. 

Hiệp ước INF là an ninh cho cả Châu Âu, không phải chỉ cho Mỹ

Hiệp ước INF là an ninh cho cả Châu Âu, không phải chỉ cho Mỹ

VOV.VN - Nga luôn sẵn sàng tìm kiếm những giải pháp cùng với Hóa Kỳ nhằm chung tay giải quyết các vấn đề an ninh và hòa bình trên toàn thế giới. 

Yếu tố Trung Quốc trong sự “đoản mệnh” của INF
Yếu tố Trung Quốc trong sự “đoản mệnh” của INF

VOV.VN - Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc rút khỏi INF bổ sung thêm lựa chọn quân sự cho Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.

Yếu tố Trung Quốc trong sự “đoản mệnh” của INF

Yếu tố Trung Quốc trong sự “đoản mệnh” của INF

VOV.VN - Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc rút khỏi INF bổ sung thêm lựa chọn quân sự cho Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.