“Nga - NATO đang chiến tranh”, Mỹ điều sư đoàn dù tinh nhuệ tới châu Âu

VOV.VN - Một quan chức cấp cao Kremlin mới đây tuyên bố, Nga và NATO đang trong tình trạng chiến tranh với nhau trên đất Ukraine. Sau đó, Mỹ quyết định điều Sư đoàn đổ bộ đường không tinh nhuệ 101 tới châu Âu để củng cố sườn Đông của NATO.

Quan chức Kremlin chỉ ra “cuộc chiến trên thực tế” giữa Nga và NATO

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS dẫn lời ông Sergey Kiriyenko - Phó Chánh văn phòng Tổng thống Nga, nói vào ngày 10/8 rằng NATO đang tham gia chiến tranh với Nga trên lãnh thổ Ukraine.

Trong lễ khai mạc diễn đàn Digoria dành cho các nhà khoa học chính trị trẻ, ông Kiriyenko cáo buộc phương Tây đang thực hiện một “chiến dịch quân sự nóng” chống lại Nga.

TASS dẫn lời quan chức Kiriyenko phát biểu tại sự kiện trên: “Chúng tôi hiểu rất rõ ràng trên lãnh thổ Ukraine, chúng tôi không tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine, và tất nhiên không tham chiến chống lại người dân Ukraine. Toàn bộ khối NATO đang tiến hành chiến tranh chống lại Nga, trên lãnh thổ Ukraine và bằng bàn tay của người Ukraine”.

Thông tấn Nga cho biết, hôm 10/8 ông Kiriyenko tố cáo ban lãnh đạo Ukraine cho phép nước họ và người dân nước họ trở thành bên ủy nhiệm của NATO.

Cụ thể, ông Kiriyenko nói như sau: “Họ cung cấp lãnh thổ Ukraine và người dân Ukraine nhằm xây dựng một mặt trận đối đầu căn bản trong cộng đồng phương Tây chống lại Nga trên lãnh thổ đó. Tất nhiên, NATO sẽ háo hức chiến đấu chống lại Nga đến người Ukraine cuối cùng và không một chút hối hận”.

Tổng thống và Ngoại trưởng Nga đều đã ám chỉ 1 cuộc chiến như thế

Tổng thống Nga Putin cho đến nay vẫn tránh gọi cuộc tấn công Ukraine là một cuộc chiến tranh, thay vào đó, ông gọi nó bằng cụm từ “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông cũng chưa công bố bất cứ kế hoạch cụ thể nào để đưa cuộc xung đột này vượt ra khỏi biên giới Ukraine hoặc chính thức tuyên bố một cuộc chiến tranh chống lại NATO - khối liên minh quân sự có 30 nước thành viên.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin trong những tháng gần đây đã cảnh báo rằng bất cứ nước nào “tạo ra mối đe dọa chiến lược đối với Nga” trong thời gian Nga tấn công Ukraine có thể bị “tấn công trả đũa” với tốc độ “nhanh như chớp”.

Một số nước NATO đã gửi cho Ukraine vũ khí và các loại viện trợ quân sự khác. Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp cho Ukraine đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế trong các tuần gầy đây khi quân đội Ukraine đạt được một số thành công nhất định với thứ vũ khí đó.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước Nga hồi tháng 4 rằng với việc phương Tây vũ trang cho Ukraine thì “NATO thực chất đang tiến hành chiến tranh với Nga thông qua bên ủy nhiệm và việc vũ trang cho bên ủy nhiệm đó”, theo tờ Nhật báo Phố Wall.

Kể từ đầu cuộc chiến Ukraine, truyền hình nhà nước Nga đã cảnh báo, Nga sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực diện với NATO. Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hồi tháng 5 nói rằng ông tin là Tổng thống Putin không mạo hiểm thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào NATO.

Bộ trưởng Austin nói: “Nếu Nga quyết định tấn công bất cứ quốc gia nào trong khối NATO, đó sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi”.

Mỹ điều sư đoàn thiện chiến, dạn dày trận mạc tới sườn Đông NATO

Một ngày sau tuyên bố của quan chức Nga, Mỹ đã quyết định điều một sư đoàn không vận của họ tới châu Âu để bảo vệ sườn phía Đông của khối quân sự NATO.

Phái đoàn Mỹ tại NATO vào hôm 11/8 công bố triển khai Sư đoàn không vận số 101, gồm gần 2.400 lính, tới các nước thành viên NATO sau: Romania, Bulgaria, Hungary và Slovakia. Sư đoàn này mang biệt danh Screaming Eagles (tạm dịch là “Đại bàng Thét”). Phái đoàn quân sự Mỹ khẳng định mục đích việc chuyển quân này là nhằm “tái đảm bảo với các đồng minh của mình và răn đe các đối thủ của chúng ta”.

Đây là lần đầu tiên sau 80 năm, Sư đoàn không vận số 101 trở lại châu Âu. Sư đoàn 101 này là sư đoàn tấn công đổ bộ đường không duy nhất của Lục quân Mỹ.

Sư đoàn được lập ra vào năm 1942. Họ từng nhảy dù xuống Normandy (Pháp) gần bãi biển Utah vào ngày 6/6/1944 và giao tranh kịch liệt với các lực lượng phát xít Đức tại đó.

Vào tháng 9/1944, đơn vị nhảy dù xuống Hà Lan và đánh chiếm thành phố Eindhoven. Sư đoàn sau đó bị quân Đức bao vây tại Bastogne (Bỉ) nhưng không đầu hàng và quyết cầm cự đến khi Sư đoàn thiết giáp số 4 đến giải cứu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Loạt nổ bí hiểm rung chuyển căn cứ Nga: Ukraine đang thay đổi lối đánh?
Loạt nổ bí hiểm rung chuyển căn cứ Nga: Ukraine đang thay đổi lối đánh?

VOV.VN - Căn cứ quân sự Nga ở Crimea rung chuyển vì các vụ nổ ngày 9/8. Nhiều máy bay Nga bị phá hủy chính xác. Giới phân tích đưa ra nhận định về loạt nổ bí hiểm này, bao gồm giả thuyết Ukraine thay đổi lối đánh để tác động lên tâm lý đối phương.

Loạt nổ bí hiểm rung chuyển căn cứ Nga: Ukraine đang thay đổi lối đánh?

Loạt nổ bí hiểm rung chuyển căn cứ Nga: Ukraine đang thay đổi lối đánh?

VOV.VN - Căn cứ quân sự Nga ở Crimea rung chuyển vì các vụ nổ ngày 9/8. Nhiều máy bay Nga bị phá hủy chính xác. Giới phân tích đưa ra nhận định về loạt nổ bí hiểm này, bao gồm giả thuyết Ukraine thay đổi lối đánh để tác động lên tâm lý đối phương.

Căn cứ không quân Nga ở Crimea bị tàn phá nặng nề hơn thông tin ban đầu?
Căn cứ không quân Nga ở Crimea bị tàn phá nặng nề hơn thông tin ban đầu?

VOV.VN - Vẫn còn bức màn bí mật bao phủ lên loạt vụ nổ tại căn cứ không quân của Nga ở Crimea. Loạt ảnh vệ tinh mới công bố cho thấy mức độ tàn phá tại sân bay quân sự này, khác với thông tin trước đây.

Căn cứ không quân Nga ở Crimea bị tàn phá nặng nề hơn thông tin ban đầu?

Căn cứ không quân Nga ở Crimea bị tàn phá nặng nề hơn thông tin ban đầu?

VOV.VN - Vẫn còn bức màn bí mật bao phủ lên loạt vụ nổ tại căn cứ không quân của Nga ở Crimea. Loạt ảnh vệ tinh mới công bố cho thấy mức độ tàn phá tại sân bay quân sự này, khác với thông tin trước đây.

Ông Guterres: Bom hạt nhân nổ, Liên Hợp Quốc có thể không còn để phản ứng
Ông Guterres: Bom hạt nhân nổ, Liên Hợp Quốc có thể không còn để phản ứng

VOV.VN - Khi được hỏi về phản ứng của Liên Hợp Quốc nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng thì có thể không còn cả Liên Hợp Quốc để mà phản ứng, mọi thứ sẽ bị xóa sổ.

Ông Guterres: Bom hạt nhân nổ, Liên Hợp Quốc có thể không còn để phản ứng

Ông Guterres: Bom hạt nhân nổ, Liên Hợp Quốc có thể không còn để phản ứng

VOV.VN - Khi được hỏi về phản ứng của Liên Hợp Quốc nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng thì có thể không còn cả Liên Hợp Quốc để mà phản ứng, mọi thứ sẽ bị xóa sổ.

Khác biệt giữa Trung Quốc và Nga trong xử lý quan hệ với Mỹ
Khác biệt giữa Trung Quốc và Nga trong xử lý quan hệ với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc và Nga là hai nước có quan hệ gần gũi với nhau trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Tuy nhiên giữa Nga và Trung Quốc vẫn có những đặc điểm khác biệt lớn, khiến cách tiếp cận của họ đối với Mỹ là khác nhau đáng kể.

Khác biệt giữa Trung Quốc và Nga trong xử lý quan hệ với Mỹ

Khác biệt giữa Trung Quốc và Nga trong xử lý quan hệ với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc và Nga là hai nước có quan hệ gần gũi với nhau trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Tuy nhiên giữa Nga và Trung Quốc vẫn có những đặc điểm khác biệt lớn, khiến cách tiếp cận của họ đối với Mỹ là khác nhau đáng kể.

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân
Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

VOV.VN - Hiện tại xung đột Nga - Ukraine chưa trở thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, việc hai bên mở rộng mục tiêu tác chiến đã làm tăng đột biến rủi ro đó. Nguy cơ đó có thật và không thể xem nhẹ bởi hậu quả nghiêm trọng của xung đột hạt nhân.

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

VOV.VN - Hiện tại xung đột Nga - Ukraine chưa trở thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, việc hai bên mở rộng mục tiêu tác chiến đã làm tăng đột biến rủi ro đó. Nguy cơ đó có thật và không thể xem nhẹ bởi hậu quả nghiêm trọng của xung đột hạt nhân.

Toan tính của Azerbaijan ở Karabakh khi Nga tập trung cho mặt trận Ukraine
Toan tính của Azerbaijan ở Karabakh khi Nga tập trung cho mặt trận Ukraine

VOV.VN - Đụng độ mới đây nhất giữa quân đội Azerbaijan và lực lượng ly khai Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh đe dọa làm sụp đổ thỏa thuận ngừng bắn mong manh do Nga trung gian. Liệu Azerbaijan có toan tính gì khi Nga vướng bận ở mặt trận Ukraine?

Toan tính của Azerbaijan ở Karabakh khi Nga tập trung cho mặt trận Ukraine

Toan tính của Azerbaijan ở Karabakh khi Nga tập trung cho mặt trận Ukraine

VOV.VN - Đụng độ mới đây nhất giữa quân đội Azerbaijan và lực lượng ly khai Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh đe dọa làm sụp đổ thỏa thuận ngừng bắn mong manh do Nga trung gian. Liệu Azerbaijan có toan tính gì khi Nga vướng bận ở mặt trận Ukraine?

Hòa bình cho Ukraine: Gia tăng viện trợ vũ khí hay đàm phán ngoại giao?
Hòa bình cho Ukraine: Gia tăng viện trợ vũ khí hay đàm phán ngoại giao?

VOV.VN - Tự vũ khí không đem lại hòa bình ở Ukraine. Chỉ có mở rộng đàm phán với sự tham gia của Mỹ, Nga, cũng như EU cùng những ích lợi thấy rõ thì mới bảo đảm Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận hòa bình.

Hòa bình cho Ukraine: Gia tăng viện trợ vũ khí hay đàm phán ngoại giao?

Hòa bình cho Ukraine: Gia tăng viện trợ vũ khí hay đàm phán ngoại giao?

VOV.VN - Tự vũ khí không đem lại hòa bình ở Ukraine. Chỉ có mở rộng đàm phán với sự tham gia của Mỹ, Nga, cũng như EU cùng những ích lợi thấy rõ thì mới bảo đảm Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận hòa bình.