Nga - Nhật: Tranh chấp lãnh thổ và hợp tác kinh tế

(VOV) -Mối quan hệ Nga- Nhật từ lâu bị cản trở bởi tranh chấp quần đảo Kuril mà Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc

Theo giới truyền thông, tuần tới Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có chuyến thăm Moscow để hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Nga của ông Abe trên cương vị thủ tướng nhiệm kỳ này, và là chuyến thăm Nga đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản trong 10 năm trở lại đây.

Chuyến thăm của ông Abe từ ngày 28- 30/4 nhằm đưa ra một động lực mới cho quan hệ song phương giữa Nga và Nhật Bản, mối quan hệ mà từ lâu bị cản trở bởi các tranh chấp lãnh thổ từ thời Chiến tranh Thế giới II.

Tổng thống Nga Putin gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Sydney, Australia, tháng 8/2007 (Ảnh AFP)

Bóng đen của quá khứ do tranh chấp lãnh thổ

Hãng tin AFP dẫn nguồn Kremlin cho biết, hai bên sẽ thảo luận về "quan điểm thúc đẩy toàn bộ phạm vi của hợp tác song phương" trong chuyến thăm của ông Abe.

Hai bên cũng sẽ thảo luận các vấn đề về chính sách đối ngoại, trong đó có tình hình trên bán đảo Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian gần đây khiến cả Moscow và Tokyo đều quan ngại.

Nhật Bản và Nga từ lâu đã bày tỏ mong muốn mở rộng quan hệ đặc biệt trong kinh doanh, nhưng còn “vướng” vì các tranh chấp về quần đảo Kuril trên Thái Bình Dương.

Hai quốc gia chưa bao giờ chính thức ký kết một hiệp ước hòa bình sau Thế chiến II, khi Nhật Bản luôn duy trì yêu sách của mình đối với 4 đảo ở cực nam thuộc quần đảo Kuril đang nằm dưới sự kiểm soát của Moscow.

Tuy nhiên Thủ tướng Abe đã đưa ra dấu hiệu hòa giải rõ ràng hơn về vấn đề này so với người tiền nhiệm của ông. Trong tháng Hai vừa qua ông nói rằng liên quan đến lãnh thổ, ông muốn tìm thấy một "giải pháp đôi bên cùng có thể chấp nhận được".

Sau khi Abe lên nắm quyền vào tháng 12/2012, ông và Thủ tướng Putin đã đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán về việc ký kết một hiệp ước hòa bình.

Trước đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã từng khiến Tokyo “nổi đóa” khi trong tháng 7/2012 và tháng 11/2010, đã đến thăm đảo Kunashir nằm ngay phía bắc đảo Hokkaido của Nhật Bản.

Chuyến thăm đầu tiên của ông Medvedev đến Kunashir trong tháng 11/2010 - khi ông đang giữ cương vị Tổng thống- đã gây ra một phản ứng giận dữ, mà sau đó phía Tokyo lên án chuyến đi là "không thể tha thứ được".

Bốn hòn đảo trong yêu sách của Tokyo được gọi là các vùng lãnh thổ phía Bắc của  Nhật Bản. Quần đảo này nằm dưới quyền kiểm soát của Moscow kể từ khi quân đội Xô Viết chiếm giữ cuối Thế chiến II, vào năm 1945.

Tia sáng cho sự hợp tác trong tương lai gần

Theo Hãng tin quốc tế UPI, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông chia sẻ các giá trị và lý tưởng cùng với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Abe nói với hãng tin Nga ITAR-Tass, ông hy vọng sẽ "thiết lập một mối quan hệ tin tưởng cá nhân" với Tổng thống Putin trong chuyến thăm sắp tới của mình sang Nga ngày 28-30/4.

"Tổng thống Putin có mục tiêu rõ ràng để xây dựng một nước Nga mạnh mẽ và thịnh vượng", ông Abe nói. "Và mục tiêu hiện tại của tôi là xây dựng một Nhật Bản mạnh mẽ. Vì vậy, Tổng thống Putin và tôi chia sẻ các giá trị và lý tưởng đó".

Thủ tướng Abe nói ông hy vọng sẽ khởi động lại đàm phán về một hiệp ước hòa bình song phương.

Nga và Nhật Bản đang tích cực đàm phán về việc mở rộng các thỏa thuận cung cấp khí đốt trước một hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này, nhằm tạo nên một bước đột phá có thể vẽ lại bản đồ năng lượng khu vực Đông Á, một thành viên cuộc đàm phán cho Reuters biết.

Sớm phải đối mặt với thách thức cạnh tranh xuất khẩu khí đốt giá rẻ từ Mỹ, nước Nga mong muốn giữ thêm khách của mình trong bối cảnh khí đốt hóa lỏng nhập khẩu vào châu Âu đe dọa doanh số Công ty khí đốt độc quyền Gazprom của Nga tại châu này. Nga cũng xem xét khả năng khí đốt hóa lỏng được tiêu thụ tại châu Á như một phần quan trọng trong kế hoạch của mình để đưa khí đốt từ Đông Siberia dẫn đến Trung Quốc - nếu đạt được thỏa thuận về giá cả với quốc gia là khách hàng tiềm năng lớn nhất của mình.

Các quan chức Bộ Thương mại Nhật Bản không kỳ vọng nhiều vào cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin. Nhật Bản và Nga đã từng gần đạt được thỏa thuận hợp tác về dầu khí trước đây, nhưng đã không đạt được kết quả do cuộc tranh chấp quần đảo Kuril ở Thái Bình Dương.

Cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima năm 2011 đã khiến các công ty năng lượng Nhật Bản phải tích cực tìm kiếm nguồn dự trữ. Hiện cả nước tiêu thụ một phần ba năng lượng khí đốt hóa lỏng toàn cầu, khiến cho nước này lâm vào cảnh thâm hụt thương mại kỷ lục trong tháng 1 vừa qua.

Khí đốt của Nga đang ngấp nghé thị trường Nhật Bản và đã chiếm khoảng 10% năng lượng khí đốt hóa lỏng nhập khẩu của Nhật. Trong năm 2012, Nga là nhà cung cấp khí đốt hóa lỏng lớn thứ tư cho Nhật Bản, sau Australia, Qatar và Malaysia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga, Nhật kêu gọi Iran tuân thủ Nghị quyết của IAEA
Nga, Nhật kêu gọi Iran tuân thủ Nghị quyết của IAEA

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói rằng, nước này có thể áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran

Nga, Nhật kêu gọi Iran tuân thủ Nghị quyết của IAEA

Nga, Nhật kêu gọi Iran tuân thủ Nghị quyết của IAEA

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói rằng, nước này có thể áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran

Nga, Nhật đối thoại chiến lược
Nga, Nhật đối thoại chiến lược

Ngày 2/3, Thứ trưởng Ngoại giao hai nước đã tổ chức một cuộc đối thoại chiến lược tại Thủ đô Tokyo của Nhật Bản.  

Nga, Nhật đối thoại chiến lược

Nga, Nhật đối thoại chiến lược

Ngày 2/3, Thứ trưởng Ngoại giao hai nước đã tổ chức một cuộc đối thoại chiến lược tại Thủ đô Tokyo của Nhật Bản.  

Nga, Nhật bàn về tranh chấp lãnh thổ
Nga, Nhật bàn về tranh chấp lãnh thổ

Nga và Nhật Bản đã nhất trí nối lại đàm phán đối với 4 hòn đảo đang có tranh chấp giữa hai nước.  

Nga, Nhật bàn về tranh chấp lãnh thổ

Nga, Nhật bàn về tranh chấp lãnh thổ

Nga và Nhật Bản đã nhất trí nối lại đàm phán đối với 4 hòn đảo đang có tranh chấp giữa hai nước.