Nga tìm cách hiện thực hóa giấc mơ châu Phi

VOV.VN - Địa bàn châu Phi tiếp tục sôi động trở lại với việc cả Nga và Trung Quốc tăng cường hiện diện và hoạt động tại đây.

Đầu những năm 2000, châu Phi từng bị coi là “châu lục tuyệt vọng” với nạn đói, sự hoành hành của thiên tai, dịch bệnh và xung đột bạo lực. Nhưng ngày nay, châu Phi đang chứng minh là một điểm đến đầy tiềm năng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đối tác quốc tế. Châu lục này đã trở thành một địa bàn cạnh tranh chiến lược của các cường quốc, trong đó có Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sisi (Ảnh: AFP).

“Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi” lần đầu tiên tiên được tổ chức từ ngày 23-24/10, thành phố Sochi của Nga là minh chứng cho điều đó và có ý nghĩa bước ngoặt trong lịch sử quan hệ giữa Nga và các nước châu Phi. Từ kim cương đến vũ khí và từ hạt nhân đến dầu mỏ, Nga có tham vọng kinh tế thực sự ở châu Phi.

Quan hệ truyền thống

Sau khi Chiến tranh Lạnh nổ ra vào năm 1947, Nga bắt đầu phát triển quan hệ ngoại giao với một số nước châu Phi nhằm tạo đối trọng chống lại ảnh hưởng của Mỹ tại châu lục này. Tuy nhiên, quan hệ này bị đóng băng vào cuối thời kỳ Xô viết. Mối quan hệ Nga và châu Phi đã được “hâm nóng” lại sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lên nắm quyền vào năm 2000 với đường lối và chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán hơn. Nga đã bắt đầu lấy lại được ảnh hưởng kinh tế và chính trị ở châu Phi.

Tổng thống Putin đã khởi động mối quan hệ ngoại giao, kinh tế và quân sự với các đồng minh châu Phi trước đây. Nền tảng quan hệ Nga và châu Phi chuyển từ chính trị sang kinh tế, thương mại, an ninh, quân sự. Đặc biệt, từ năm 2014, khi phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu, Nga quyết định xây dựng các liên kết mới trên toàn thế giới, trong đó châu Phi đã trở thành một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga với các cấp độ khác nhau.

Biểu tượng Xô viết tại châu Phi gồm súng trường Kalashnikov được in trên cờ của Mozambique (Ảnh: AFP).

Về chính trị - ngoại giao, các lãnh đạo của Nga và châu Phi đã tăng cường nhiều chuyến thăm cấp cao lẫn nhau. Thông qua nhóm BRICS, Liên minh châu phi (AU), cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi và cộng đồng kinh tế Tây Phi... Nga có điều kiện thiết lập các cuộc đối thoại với khu vực này nhằm thúc đẩy hợp tác và chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần đầu tiên. Về kinh tế, Nga đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác về dầu và khí đốt với Algeria, Ai Cập, Ghana, Nigeria và Mozambique.

Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Nga và châu Phi đạt 22 tỷ USD và con số này được dự báo có thể vượt 40 tỷ USD vào năm 2023. Về đầu tư, giai đoạn 2003 - 2017, tổng giá trị đầu tư tích lũy của Nga vào châu Phi đạt 17 tỷ USD. Hiện tại, Nga đang đề xuất các dự án xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên châu Phi. Nga cũng tập trung vào lĩnh vực năng lượng, nắm giữ các khoản đầu tư quan trọng trong lĩnh vực dầu, khí đốt và hạt nhân. Về tài chính, Nga đã hợp tác với ngân hàng Afreximbank của châu Phi nhằm thúc đẩy thương mại giữa các doanh nghiệp hai bên.

Nga với việc đảm bảo an ninh châu Phi

Nga bắt đầu các chương trình hỗ trợ về an ninh, quân sự nhằm giúp chính quyền của các nước đối tác ở châu Phi chống lại các nhóm cực đoan, khủng bố. Trong 4 năm qua, Nga đã ký 19 thỏa thuận hợp tác quân sự với các đối tác châu Phi và xu hướng đó đang gia tăng. Dựa trên quan hệ mua bán vũ khí được thiết lập dưới thời Liên Xô, một số lãnh đạo châu Phi ưu tiên mua sắm các thiết bị quân sự và vũ khí của Nga. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của châu Phi với 35% thị phần trên toàn châu lục.

Sau nhiều thập kỷ, Nga đã đưa quân đội trở lại châu Phi và mở văn phòng đại diện quân sự tại châu lục này. Dưới thời Tổng thống Putin, Nga đã quyên góp viện trợ khá lớn cho nhiều quốc gia châu Phi, trung bình khoảng 400 triệu USD mỗi năm. Nga cũng quyên góp để hỗ trợ người dân châu Phi trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp, môi trường và năng lượng.

Triển vọng quan hệ Nga-châu Phi

Việc Nga tăng cường quan hệ nhiều mặt với châu Phi đã mở ra nhiều triển vọng phát triển đối với các nền kinh tế châu Phi, cải thiện vị thế và đảm bảo tốt hơn về môi trường an ninh. Về kinh tế, qua các hợp đồng kinh tế và dòng vốn đầu tư của Nga, các nước châu Phi có thể tranh thủ nguồn lực để cải thiện và phát triển nền kinh tế quốc gia.

Các chuyên gia quân sự của Nga huấn luyện cho quân đội của Cộng hòa Trung Phi (Ảnh: AFP).

Về đối ngoại, việc Nga tăng cường ảnh hưởng chính trị tại châu lục đã cải thiện vị thế các nước châu Phi trong quan hệ với Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Đây cũng là một cơ hội để các nước châu Phi đa phương hóa, dạng hóa quan hệ đối ngoại và giảm lệ thuộc vào các đối tác lớn. Về an ninh, quốc phòng, mối quan hệ hợp tác với Nga giúp các nước châu Phi có thêm sức mạnh về quân sự, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng và đảm bảo an ninh trong bối cảnh xung đột bạo lực của các nhóm cực đoan, khủng bố đang diễn biến phức tạp trong những năm gần đây tại châu Phi, nhất là Đông Phi và Tây Phi.

Theo giới phân tích, “Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi” lần đầu tiên đánh dấu sự trở lại của “Gấu Trắng” Nga ở lục địa đen trong bối cảnh Trung Quốc, Mỹ và các nước lớn đã và đang tăng cường hiện diện tại châu lục này trong nhiều năm qua. Đây cũng là cơ hội lớn để Nga và châu Phi tăng cường hợp tác kinh tế, quân sự, chính trị bền vững và đảm bảo phát huy tối đa lợi ích cho hai bên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria
Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Ấn Độ-Trung Quốc lạnh nhạt, Nga cố gắng nồng ấm với cả hai
Ấn Độ-Trung Quốc lạnh nhạt, Nga cố gắng nồng ấm với cả hai

VOV.VN - Nga đang xích lại Trung Quốc về nhiều mặt. Nhưng đồng thời Nga cũng duy trì quan hệ lịch sử thân thiện với Ấn Độ - đối thủ của Trung Quốc.

Ấn Độ-Trung Quốc lạnh nhạt, Nga cố gắng nồng ấm với cả hai

Ấn Độ-Trung Quốc lạnh nhạt, Nga cố gắng nồng ấm với cả hai

VOV.VN - Nga đang xích lại Trung Quốc về nhiều mặt. Nhưng đồng thời Nga cũng duy trì quan hệ lịch sử thân thiện với Ấn Độ - đối thủ của Trung Quốc.

Chiến thuật giúp hãng điện thoại Trung Quốc đánh bại Apple ở châu Phi
Chiến thuật giúp hãng điện thoại Trung Quốc đánh bại Apple ở châu Phi

VOV.VN - Với sự cổ xúy của chính phủ Trung Quốc, nhiều hãng kinh doanh của nước này đã áp dụng những chiến thuật khôn khéo để thống lĩnh thị trường châu Phi.

Chiến thuật giúp hãng điện thoại Trung Quốc đánh bại Apple ở châu Phi

Chiến thuật giúp hãng điện thoại Trung Quốc đánh bại Apple ở châu Phi

VOV.VN - Với sự cổ xúy của chính phủ Trung Quốc, nhiều hãng kinh doanh của nước này đã áp dụng những chiến thuật khôn khéo để thống lĩnh thị trường châu Phi.

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế
Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

VOV.VN - Xu hướng liên kết mạnh mẽ, toàn diện đã hình thành giữa hai cường quốc láng giềng Nga và Trung Quốc để ứng phó với siêu cường Mỹ và khối quân sự NATO.

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

VOV.VN - Xu hướng liên kết mạnh mẽ, toàn diện đã hình thành giữa hai cường quốc láng giềng Nga và Trung Quốc để ứng phó với siêu cường Mỹ và khối quân sự NATO.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc “tiến quân” vào thị trường Trung Á bằng công nghệ quốc phòng
Trung Quốc “tiến quân” vào thị trường Trung Á bằng công nghệ quốc phòng

VOV.VN - Trung Quốc lấn lướt Nga về sản xuất linh kiện vũ khí giá rẻ. Công nghệ quốc phòng Trung Quốc đang xâm nhập mạnh mẽ địa bàn Trung Á chiến lược.

Trung Quốc “tiến quân” vào thị trường Trung Á bằng công nghệ quốc phòng

Trung Quốc “tiến quân” vào thị trường Trung Á bằng công nghệ quốc phòng

VOV.VN - Trung Quốc lấn lướt Nga về sản xuất linh kiện vũ khí giá rẻ. Công nghệ quốc phòng Trung Quốc đang xâm nhập mạnh mẽ địa bàn Trung Á chiến lược.