Nga và Iran đang toan tính gì qua cuộc chiến ở Syria?

VOV.VN - Theo giới quan sát, việc tăng cường hợp tác quân sự với Iran sẽ giúp Nga có thêm ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông đầy bất ổn.

Khi máy bay ném bom của Nga lần đầu tiên cất cánh từ căn cứ không quân của Iran để tấn công các mục tiêu của phiến quân trên khắp Syria vào ngày 16/8, nó không chỉ là lời khẳng định mạnh mẽ của Nga đối  với cuộc chiến chống khủng bố mà còn nhấn mạnh quan hệ quân sự ngày càng tăng giữa hai nước cũng như tham vọng của Nga tạo ảnh hưởng lớn hơn ở Trung Đông.

Ảnh chụp từ video do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp cho thấy máy bay Tu-22M3 của Nga ném bom các mục tiêu khủng bố ở Syria. (Ảnh: AP)

Cả Nga và Iran ngày 16/8 đều lên tiếng xác nhận máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 và tiêm kích đa nhiệm Su-34 của Nga xuất phát từ căn cứ không quân Hamedan của Iran đã không kích các mục tiêu phiến quân ở Syria. Đây cũng là lần đầu tiên máy bay Nga sử dụng một căn cứ ở Iran để tấn công phiến quân tại Syria, và cũng là lần đầu tiên kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran cho phép quân đội nước ngoài sử dụng lãnh thổ của họ cho các hoạt động quân sự.

Động thái không bất ngờ

Đối với một số người, điều này không quá khó hiểu khi cả Iran và Nga đều là đồng minh thân cận của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, Iran từ lâu đã không cho phép quân đội nước ngoài thiết lập căn cứ trên lãnh thổ của mình.

Với diễn biến mới nhất này, có thể thấy, việc máy bay ném bom của Nga cất cánh từ căn cứ không quân của Iran báo hiệu một liên minh chớm nở mà qua đó dấu ấn của quân đội Nga sẽ “in đậm hơn” trong các vấn đề khu vực.

Trả lời hãng thông tấn IRNA, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran (SNSC) Ali Shamkhani cho biết, 2 quốc gia đã có bước hợp tác chiến lược và Tehran sẵn sàng chia sẻ các cơ sở hạ tầng của mình với Moscow để chống khủng bố ở Syria.

Trong khi đó, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết: “Điều này thật không may, nhưng cũng không bất ngờ. Thực sự thì hành động này chỉ làm rắc rối thêm tình hình vốn đã rất phức tạp và dễ gây bất đồng”.

Theo ông Toner, việc Nga sử dụng căn cứ Hamedan của Iran có thể vi phạm nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, song không đồng nghĩa với việc ngăn cản Washington đạt thỏa thuận với Moscow về hợp tác chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.

Ông Torner cáo buộc rằng, các máy bay ném bom của Nga chủ yếu nhằm vào mục tiêu là lực lượng đối lập ôn hòa đang chiến đấu chống lại quân Chính phủ Syria chứ không phải nhằm vào IS hay các nhóm khủng bố khác.

Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga tại một căn cứ không quân ở Iran. (Ảnh: AP)

Ông Toner cũng nói thêm rằng, Nga và Mỹ vẫn chưa tiến gần đến một thỏa thuận hợp tác khi mà Moscow vẫn tiếp tục không kích lực lượng đối lập ôn hòa ở Syria được Washington hậu thuẫn.

Trước đó, Người phát ngôn của quân đội Mỹ tại Baghdad, Đại tá Chris Garver cho biết nhà chức trách Nga đã thông báo với liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu tại Iraq và Syria trước khi tiến hành không kích từ Iran và hoạt động của máy bay Nga “không ảnh hưởng đến hoạt động của liên quân cả ở Iraq và Syria” – nơi máy bay của lực lượng này hoạt động trên bầu trời bất kể ngày đêm.

Lợi ích đan xen

Iran ngoài việc công khai ủng hộ Chính phủ của Tổng thống Assad đã nhìn thấy lợi ích chiến lược trong mối quan hệ với Nga, chia sẻ mong muốn chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực thông qua việc tăng cường hợp tác với Moscow trong lĩnh vực thương mại và năng lượng.

Năm ngoái, Nga và Iran đã ký một thỏa thuận hợp tác quân sự, tập trung vào việc đào tạo, huấn luyện chống khủng bố. Hôm 14/8, đặc phái viên Tổng thống Nga Vladimir Putin về Trung Đông đã tới Tehran đề bàn về việc phát triển quan hệ song phương. Nga cũng đã yêu cầu Iran cho phép sử dụng không phận để bắn tên lửa hành trình vào các mục tiêu của quân nổi dậy ở Syria.

Giới chức cầm quyền dòng Shiite ở Iran đã cử hàng nghìn binh lính và các tay súng trong đó có cả các thành viên của quân đội cách mạng Iran đến Syria để củng cố vị thế của ông Assad- người có nguồn gốc Shiite chống lại các phiến quân người Sunni.

Đối với Iran, việc mất đi đồng minh lâu năm vì cuộc nổi dậy của những người Sunni chiếm đa số ở Syria có thể làm suy yếu ảnh hưởng của nước này trong khu vực.

Nếu nhìn ở góc độ này, có thể thấy rõ lý do tại sao Iran đã sốt sắng “phá lệ” để máy bay Nga cất cánh từ lãnh thổ nước này tấn công các mục tiêu của phiến quân ở Syria.

Việc máy bay Nga được phép cất cánh từ sân bay của Iran được cho là sẽ có tác động nhiều đến cục diện cuộc chiến ở Syria. (Ảnh: AFP)

Còn nhớ, thế trận giằng co ở Syria đã thay đổi thế nào khi Nga chính thức tham chiến ở Syria tháng 9 năm ngoái. Sự can thiệp của Nga đánh dấu thay đổi mang tính bước ngoặt trên chiến trường Syria khi mang lại lợi thế rõ rệt cho lực lượng của Tổng thống Assad. Iran hơn ai hết là bên vui mừng trước những diễn biến này.

Theo hãng thông tấn Fars của Iran, nếu như trước đây, để có thể không kích các mục tiêu quan trọng ở Syria, máy bay Nga phải bay từ căn cứ ở miền nam nước này, vượt quãng đường khoảng 1.900 km để thực hiện nhiệm vụ và quay về. Nhưng hiện tại, với việc sử dụng căn cứ Hamedan ở tây bắc Iran, những máy bay chiến đấu đó đó chỉ phải bay khoảng 640 km để tiến vào Syria.

Khoảng cách ngắn hơn cũng đồng nghĩa với việc tiêu tốn ít nhiên liệu hơn, mang theo lượng vũ khí lớn hơn, qua đó cho phép máy bay Nga tăng cường cường độ của các cuộc không kích nhằm vào mục tiêu của phiến quân ở Syria.

Giới chuyên gia phân tích cho rằng, về ngắn hạn, sự hợp tác mới nhất giữa Iran và Nga có thể là chìa khóa để giải quyết bài toán khó Aleppo – chiến địa quan trọng, nơi các bên liên quan đang chiến đấu để giành từng tấc đất.

Về dài hạn, việc tăng cường hợp tác quân sự với Iran sẽ giúp Nga có thêm ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông. Đây chẳng khác nào một mũi tên bắn trúng hai mục tiêu.

Jeff White, chuyên gia phân tích quân sự tại Viện Washington nhận định: “Dù có những khác biệt chính sách giữa hai nước, Nga và Iran đều đang tham gia vào hoạt động hợp tác quân sự rất hiệu quả ở Syria. Hamedan trên thực tế sẽ là một căn cứ quân sự của Nga ở Iran, và tôi cho đó là một bước ngoặt lớn”.

Trong khi đó, Konstantin von Eggert, một nhà phân tích chính trị và bình luận của kênh truyền hình Nga Dozhd cho rằng: “Giờ đây Nga xem Iran là một đồng minh mạnh mẽ trong khu vực, điều đó mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các ngành công nghiệp thế mạnh của Nga. Đó là còn chưa kể Iran là một trong những quốc gia mạnh ở khu vực có tư tưởng chống Mỹ. Liệu có lựa chọn nào tốt hơn cho chính quyền Tổng thống Putin?”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thổ Nhĩ Kỳ đổi mục tiêu ưu tiên và đối tác giải quyết vấn đề Syria?
Thổ Nhĩ Kỳ đổi mục tiêu ưu tiên và đối tác giải quyết vấn đề Syria?

VOV.VN - Mặc dù bác khả năng Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt quan hệ với phương Tây nhưng giới chuyên gia cho rằng, Ankara sẽ có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại.

Thổ Nhĩ Kỳ đổi mục tiêu ưu tiên và đối tác giải quyết vấn đề Syria?

Thổ Nhĩ Kỳ đổi mục tiêu ưu tiên và đối tác giải quyết vấn đề Syria?

VOV.VN - Mặc dù bác khả năng Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt quan hệ với phương Tây nhưng giới chuyên gia cho rằng, Ankara sẽ có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại.

Iraq cho phép Nga sử dụng không phận để không kích IS
Iraq cho phép Nga sử dụng không phận để không kích IS

VOV.VN - Nga vừa được Iraq cho phép sử dụng không phận của nước này để tiến hành các cuộc không kích chống lại IS tại Syria. 

Iraq cho phép Nga sử dụng không phận để không kích IS

Iraq cho phép Nga sử dụng không phận để không kích IS

VOV.VN - Nga vừa được Iraq cho phép sử dụng không phận của nước này để tiến hành các cuộc không kích chống lại IS tại Syria. 

Bom hoá học liên tiếp dội xuống Aleppo, Syria
Bom hoá học liên tiếp dội xuống Aleppo, Syria

VOV.VN - Các bác sỹ đang tác nghiệp ở Syria chỉ trích Mỹ đã không hành động để ngăn chặn các vụ dội bom thùng có chứa khí độc clo xuống thành phố Aleppo.

Bom hoá học liên tiếp dội xuống Aleppo, Syria

Bom hoá học liên tiếp dội xuống Aleppo, Syria

VOV.VN - Các bác sỹ đang tác nghiệp ở Syria chỉ trích Mỹ đã không hành động để ngăn chặn các vụ dội bom thùng có chứa khí độc clo xuống thành phố Aleppo.

Nga và Mỹ sắp đạt được thỏa thuận để xoa dịu tình hình ở Aleppo
Nga và Mỹ sắp đạt được thỏa thuận để xoa dịu tình hình ở Aleppo

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/8 cho biết, nước này gần đạt được một thỏa thuận với Mỹ trong việc giải quyết khủng hoảng ở Aleppo, Syria.

Nga và Mỹ sắp đạt được thỏa thuận để xoa dịu tình hình ở Aleppo

Nga và Mỹ sắp đạt được thỏa thuận để xoa dịu tình hình ở Aleppo

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/8 cho biết, nước này gần đạt được một thỏa thuận với Mỹ trong việc giải quyết khủng hoảng ở Aleppo, Syria.

Lần đầu tiên máy bay ném bom Nga cất cánh từ Iran tấn công IS
Lần đầu tiên máy bay ném bom Nga cất cánh từ Iran tấn công IS

VOV.VN - Lần đầu tiên các máy bay ném bom hiện đại nhất của Nga xuất phát từ căn cứ không quân Iran để mở các cuộc tấn công mới nhằm vào IS.

Lần đầu tiên máy bay ném bom Nga cất cánh từ Iran tấn công IS

Lần đầu tiên máy bay ném bom Nga cất cánh từ Iran tấn công IS

VOV.VN - Lần đầu tiên các máy bay ném bom hiện đại nhất của Nga xuất phát từ căn cứ không quân Iran để mở các cuộc tấn công mới nhằm vào IS.