Nga và Iran hợp tác với Triều Tiên để “lật ngược thế cờ” với Mỹ?

VOV.VN - Việc Nga và Iran gần đây tăng cường hợp tác với Triều Tiên liệu có phải một bước đi chiến lược nhằm “lật ngược thế cờ” với Mỹ?

Ngày 25/4, Tổng thống Nga Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có cuộc gặp Thượng đỉnh lần đầu tiên tại thành phố Vladivostok của Nga. Bức tranh hội nghị lần này có vẻ khác với không khí Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 khi mà Tổng thống Trump và ông Kim Jong Un rời đi và không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào. Tại Vladivostok, ông Kim đã chỉ trích cách tiếp cận hồ sơ Triều Tiên của Mỹ là "đơn phương và hai mặt", trong khi khẳng định mối quan hệ với Nga là "một mối quan hệ truyền thống chiến lược".

Nga và Iran hợp tác Triều Tiên để “lật ngược thế cờ” với Mỹ?

Tuy nhiên, Nga không phải là quốc gia duy nhất có được những bước tiến đáng kể trong các cuộc thảo luận với Triều Tiên. Ngày 28/4, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif thông báo ông sẽ "sớm" thăm Triều Tiên, nhưng không tiết lộ gì thêm về chuyến thăm này. Dù vậy, thông báo của Tehran vào thời điểm này được đánh giá là một bước đi chiến lược.

Không thể phủ nhận rằng những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump trong việc thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên qua các Hội nghị Thượng đỉnh thu hút sự chú ý của dư luận đã giúp Triều Tiên có được vị thế nhất định trong quan hệ quốc tế, đồng thời khiến Nga và Iran có những bước đi rõ ràng hơn trong vấn đề này.

Triều Tiên - Iran: Đồng hội, đồng thuyền

Mối quan hệ giữa Iran và Triều Tiên bắt đầu hình thành từ những năm 1980 trong bối cảnh chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Iran thành lập chưa lâu và Bình Nhưỡng trở thành nguồn cung cấp vũ khí cho Tehran trong suốt cuộc chiến Iran - Iraq (1980 - 1988).

Mối quan hệ này sau đó mở rộng hơn khi Liên Xô tan rã vào đầu những năm 1990 và Triều Tiên bị cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt. Bình Nhưỡng lúc bấy giờ đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Iran - một trong số ít các nước có sản lượng dầu mỏ cao mà nước này vẫn giữ mối quan hệ, để đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Trong lịch sử, mối quan hệ Triều Tiên - Iran được hình thành từ những nhu cầu thiết yếu của cả 2 bên. Thông báo của ông Zariff về chuyến thăm sắp tới đến Triều Tiên sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ này, nhất là trong thời điểm quan trọng hiện nay với Iran.

Dầu mỏ trong một thời gian dài được coi là "mạch máu" quan trọng của nền kinh tế Iran. Tuy nhiên, đầu tuần trước, Nhà Trắng thông báo sẽ bỏ miễn trừng phạt đối với các nước nhập khẩu dầu của Iran. Động thái này đang khiến nền kinh tế Iran thêm lao đao, khi mà tính đến nay, chiến lược gây sức ép tối đa của Mỹ đã làm Iran thiệt hại 10 tỷ USD, thậm chí cả khi Tehran vẫn được hưởng các điều khoản của Thỏa thuận hạt nhân 2015 vốn được đưa ra để bảo vệ nước này khỏi các lệnh trừng phạt.

Trong khi đó, Triều Tiên đang nỗ lực để tồn tại trước các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc qua việc giữ mối quan hệ tốt với các quốc gia cung cấp dầu mỏ cho nước này. Iran cũng đang tìm kiếm cơ hội thúc đẩy xuất khẩu dầu mỏ qua các chủ thể quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như nhiều yếu tố tương đồng giữa Triều Tiên và Iran đang khiến 2 quốc gia này xích lại gần nhau và trong khi "chính sách gây sức ép tối đa" của Mỹ không đạt được tiếng nói đồng thuận trong cộng đồng quốc tế, sự gắn kết này ít nhất cho cả 2 nước những cơ hội mới để cùng nhau tồn tại cho tới khi đạt được những giải pháp "vẹn cả đôi đường" với chính quyền Tổng thống Trump.

Tính toán chiến lược của Nga

Cùng với Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ Triều Tiên trong suốt cuộc Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 - 1953. Trong những năm 1950, Moscow đã đưa các nhà khoa học cùng với những kiến thức cơ bản về phát triển vũ khí hạt nhân tới Triều Tiên.

Liên Xô cũng thường cung cấp hỗ trợ hậu cần và đạn dược cho Triều Tiên trong suốt nửa sau thế kỷ 20. Dù vậy, sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã kéo theo sự tan vỡ của mối quan hệ này.

Tuy nhiên, mối liên kết lịch sử giữa Moscow và Bình Nhưỡng đã được nối lại dưới thời Tổng hống Nga Putin khi ông lên nắm quyền trong 1 thập kỷ sau đó.

Việc Tổng thống Putin dự Thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong Un gần đây đã cho thấy sự dịch chuyển của Nga từ việc nối lại quan hệ với Triều Tiên sang đảm bảo vị thế chính trị và kinh tế trong khu vực, chuyên gia Stephen Blank tại trung tâm nghiên cứu 38 North có trụ sở ở Wasshington nhận định. Với Moscow, các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng sẽ đi kèm với những ảnh hưởng về ngoại giao và chính trị.

"Bởi vì Triều Tiên muốn Nga hỗ trợ giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước cũng như cung cấp sự ủng hộ chính trị cho các chiến lược đàm phán nhằm đạt được các kết quả thực tế cho Bình Nhưỡng, nên Moscow sẽ tìm kiếm sự một số nhượng bộ từ phía Bình Nhưỡng để đối lấy việc khởi động lại các dự án đang bị đình trệ tại Triều Tiên, cũng như nâng cao vai trò của Nga trong những cuộc đàm phán trong tương lai về vấn đề Triều Tiên".

"Chúng ta không nên đánh giá thấp tham vọng của Moscow trong việc giữ vai trò quan trọng đối với tiến trình này bởi Nga có thể sẽ sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của ông Kim để đảm bảo vị thế và tầm ảnh hưởng trong các vấn đề liên quan đến Bán đảo Triều Tiên", chuyên gia Blank khẳng định.

Mặc dù Iran và Nga đều có những động cơ khác nhau trong việc tăng cường quan hệ với Triều Tiên nhưng hai nước đều coi đây là một cơ hội chiến lược để đạt được những mục tiêu quan trọng trước sức ép từ phía Mỹ. Với Iran, một quốc gia “đồng hội, đồng thuyền” với Triều Tiên, việc 2 nước xích lại gần nhau sẽ giúp củng cố tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc khiến Mỹ “nghĩ lại” về các chính sách hiện tại nếu muốn đạt được thỏa thuận. Với Nga, xích lại gần Triều Tiên là một cách để củng cố vai trò tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như cân bằng quyền lực với Mỹ và các đồng minh của Washington tại khu vực này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga sẽ thông tin cởi mở với Mỹ về kết quả Hội nghị Nga-Triều
Nga sẽ thông tin cởi mở với Mỹ về kết quả Hội nghị Nga-Triều

VOV.VN - Theo Tổng thống Putin, cả Nga và Mỹ đều muốn Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân nên ông sẽ thảo luận một cách cởi mở với nhà lãnh đạo Mỹ.

Nga sẽ thông tin cởi mở với Mỹ về kết quả Hội nghị Nga-Triều

Nga sẽ thông tin cởi mở với Mỹ về kết quả Hội nghị Nga-Triều

VOV.VN - Theo Tổng thống Putin, cả Nga và Mỹ đều muốn Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân nên ông sẽ thảo luận một cách cởi mở với nhà lãnh đạo Mỹ.

Thượng đỉnh Nga-Triều: Triều Tiên hướng về Nga để đối trọng với Mỹ?
Thượng đỉnh Nga-Triều: Triều Tiên hướng về Nga để đối trọng với Mỹ?

VOV.VN - Tại Thượng đỉnh Nga-Triều, Tổng thống Putin hoan nghênh những nỗ lực của Triều Tiên bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Thượng đỉnh Nga-Triều: Triều Tiên hướng về Nga để đối trọng với Mỹ?

Thượng đỉnh Nga-Triều: Triều Tiên hướng về Nga để đối trọng với Mỹ?

VOV.VN - Tại Thượng đỉnh Nga-Triều, Tổng thống Putin hoan nghênh những nỗ lực của Triều Tiên bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Những hình ảnh đáng chú ý tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga – Triều
Những hình ảnh đáng chú ý tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga – Triều

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp Thượng đỉnh lần đầu tiên tại Vladivostok ngày 25/4 với nhiều thông điệp đáng chú ý.

Những hình ảnh đáng chú ý tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga – Triều

Những hình ảnh đáng chú ý tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga – Triều

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp Thượng đỉnh lần đầu tiên tại Vladivostok ngày 25/4 với nhiều thông điệp đáng chú ý.

Hội nghị Nga-Triều: Hiện thực hóa mục tiêu chiến lược của cả hai bên
Hội nghị Nga-Triều: Hiện thực hóa mục tiêu chiến lược của cả hai bên

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 25/4 đã tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh tại thành phố Vladivostok của Nga.

Hội nghị Nga-Triều: Hiện thực hóa mục tiêu chiến lược của cả hai bên

Hội nghị Nga-Triều: Hiện thực hóa mục tiêu chiến lược của cả hai bên

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 25/4 đã tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh tại thành phố Vladivostok của Nga.

Thượng đỉnh Nga-Triều: “Thanh kiếm biểu tượng” phá vỡ thế bế tắc?
Thượng đỉnh Nga-Triều: “Thanh kiếm biểu tượng” phá vỡ thế bế tắc?

VOV.VN - Thượng đỉnh Nga-Triều đã tạo ra một luồng gió mới trong quan hệ hai nước, giúp phá vỡ thế bế tắc trong tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa.

Thượng đỉnh Nga-Triều: “Thanh kiếm biểu tượng” phá vỡ thế bế tắc?

Thượng đỉnh Nga-Triều: “Thanh kiếm biểu tượng” phá vỡ thế bế tắc?

VOV.VN - Thượng đỉnh Nga-Triều đã tạo ra một luồng gió mới trong quan hệ hai nước, giúp phá vỡ thế bế tắc trong tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa.