Ngoại giao Mỹ thất bại khi mượn Thổ Nhĩ Kỳ để đẩy Nga khỏi Syria

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ đang dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đẩy Nga ra khỏi Syria nhưng rốt cuộc hai nước Nga-Thổ lại bắt tay nhau tại bàn đàm phán...

Chiều ngày 5/3/2020, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ công bố một thỏa thuận ngừng bắn tại Syria – trái ngược với các yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào đầu ngày 5/3. Thỏa thuận này đã dập tắt hy vọng của Mỹ về việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp họ cản trở đà thắng lợi của Tổng thống Syria al-Assad trong việc giành lại quyền kiểm soát đối với các phần còn lại của lãnh thổ nước này.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong một lần gặp gỡ. Ảnh: USembassy.

Bộ Ngoại giao Mỹ rất muốn đẩy cả Nga và Iran khỏi Syria

Sáng 5/3, ông Pompeo nói rằng Mỹ yêu cầu ông Assad quay trở lại với ranh giới ngừng bắn hồi năm 2018 ở tây bắc Syria sau khi đã xảy ra giao tranh trong nhiều tuần giữa lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và quân chính phủ Assad. Nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau phát biểu của ông Pompeo, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí với một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian dọc theo ranh giới quân sự hiện nay ở vùng tây bắc Syria – điều này đã củng cố các thành quả quân sự của ông Assad sau năm 2018.

Theo Sputnik, những điểm chính trong thỏa thuận mà hội nghị thượng đỉnh Putin-Erdogan đạt được vào chiều 5/3 là như sau: 1- Lệnh ngừng bắn ở tỉnh Idlib (Syria) sẽ bắt đầu vào 0h01 ngày 6/3/2020; 2- Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu tuần tra chung trên đường cao tốc M4 ở Syria; 3- Một hành lang an ninh 12km cho tỉnh Idlib sẽ được thiết lập về phía bắc và phía nam của con đường trên. Theo Ngoại trưởng Nga Lavrov, các thông số cụ thể cho hoạt động của hành lang an ninh này sẽ được Bộ Quốc phòng của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí trong vòng 7 ngày; 4- Hai nước đồng ý thực hiện các nỗ lực nhằm ngăn chặn tình hình nhân đạo xấu đi ở Syria; và 5- Tất cả các nghị định thư bổ sung cho tài liệu này sẽ có hiệu lực từ thời điểm ký kết vào ngày 5/3.

Như vậy thỏa thuận ngừng bắn mới này đã chấm dứt nỗ lực mới đây nhất của ông Pompeo trong việc xây dựng một liên minh Mỹ-Thổ chống lại Tổng thống Assad – người được cả Iran và Nga hậu thuẫn.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump cũng tìm cách đẩy tất cả các lực lượng Iran ra khỏi Syria kể từ khi cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố vào tháng 9/2018 rằng đó là một mục tiêu trong chính sách Mỹ. Trong các tháng gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đẩy mạnh các nỗ lực đẩy lực lượng Iran ra khỏi Syria thông qua việc dùng áp lực ngoại giao và quân sự để hạ bệ ông Assad.

Tại một sự kiện do Al Monitor tổ chức vào ngày 28/2, Brian Hook – quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Iran, nói: “Chúng tôi nghĩ rằng ngày càng có nhiều sáng kiến để giảm sự hiện diện của Iran... Mỹ và các đối tác của chúng tôi sẽ ngưng việc hỗ trợ tái thiết ở Syria trừ phi các điều kiện nhất định được đáp ứng”.

Brian Hook cho rằng Tổng thống Assad đã rơi vào thế hiểm nghèo khi Nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011. Ông này quy trách nhiệm cho Iran về việc đã can thiệp để bảo vệ chế độ Assad.

>> Xem thêm: Nga tính toán nhầm về phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib

Ông Hook không đề cập vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria nhưng các nhà ngoại giao khác của Mỹ đang lặng lẽ hoạt động để hậu thuẫn cho một cuộc tiến công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào chính quyền Assad ở tây bắc Syria.

Đại sứ James Jeffrey – quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề Syria, đã xuất hiện ở tỉnh Idlib (Syria) vào ngày 3/3 cùng với Kelly Craft - Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Ông Jeffrey hứa hẹn ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ bằng cả đạn dược và thông tin tình báo.

Đại sứ Jeffrey nói với báo giới: “Chúng tôi có một chương trình rất lớn bán vũ khí quân sự ra nước ngoài. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dùng nhiều thiết bị do Mỹ sản xuất... Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng thiết bị là có sẵn cho họ”.

Giới ngoại giao Mỹ cổ xúy cho giải pháp vũ lực hơn cả quân đội Mỹ

Kế hoạch 2 gọng kìm gây sức ép lên Tổng thống Assad được đẩy mạnh vào tháng 1/2019. Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật trừng phạt cho phép Bộ Ngoại giao Mỹ nối lại áp lực ngoại giao đối với ông Assad. Cùng lúc đó, ông Assad mở một cuộc tấn công quân sự nhằm tái chiếm Idlib - tỉnh cuối cùng của Syria vẫn thuộc quyền kiểm soát của phiến quân.

Thổ Nhĩ Kỳ củng cố hoạt động gìn giữ hòa bình của mình ở Syria như một nỗ lực cuối cùng để ngăn chặn các chiến dịch quân sự của chính quyền Tổng thống Syria al-Assad.

Chính quyền Syria và những người hậu thuẫn cho họ đã ra đòn mạnh tay, tiêu diệt hàng chục quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 2/2020. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả bằng việc dùng phi cơ không người lái để không kích các đơn vị thiết giáp của Syria, và thậm chí được cho là đã dùng tên lửa vác vai để tấn công máy bay Nga. Trước tình hình này, quân đội Iran – vốn bình thường im hơi lặng tiếng về Idlib, đã phải cảnh báo rằng binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đang nằm trong tầm bắn của pháo Iran.

Đây là cuộc leo thang căng thẳng nghiêm trọng nhất giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, và Iran cho tới nay. Thổ Nhĩ Kỳ đã từ lâu hậu thuẫn cho các phiến quân chống Assad nhưng họ cũng đồng thời hợp tác chặt chẽ với Nga và Iran để tạo ra các thỏa thuận ngừng bắn và “các khu giảm căng thẳng” ở Syria.

Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Mỹ ủng hộ việc bảo vệ không phận của họ sau đợt leo thang căng thẳng vào tháng 2. Yêu cầu này đã khơi lại cuộc tranh cãi kéo dài trong nội bộ chính quyền Tổng thống Mỹ Trump về mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Đại sứ Jeffrey được cho là đã hối thúc gửi tên lửa Patriot sang Thổ Nhĩ Kỳ để giúp họ củng cố sức mạnh phòng không nhưng điều này vấp phải sự phản đối của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Giới lãnh đạo Mỹ đã bất đồng với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về một loạt vấn đề, bao gồm vấn đề Syria, nơi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ xem đối tác của nhau là có vấn đề.

Bộ Ngoại giao Mỹ nỗ lực củng cố một liên minh giữa một bên là khối liên minh do người Kurd lãnh đạo và được Mỹ hậu thuẫn với một bên là các phiến quân Hồi giáo được Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng vào năm 2019 nhưng kế hoạch này sụp đổ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mở một chiến dịch quân sự chống lại người Kurd Syria vào tháng 10/2019.

Cùng tháng 10 đó, các lực lượng Mỹ đã giết chết thủ lĩnh tối cao của tổ chức IS Abu Bakr al-Baghdadi ở Idlib và ám sát vài thủ lĩnh khác của IS ở phần đất Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 2, Đại tá Myles Caggins, phát ngôn viên của liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu, đã gọi Idlib là “thỏi nam châm thu hút các nhóm khủng bố”.

Còn vị Ngoại trưởng Mỹ Pompeop dường như vẫn nhấn mạnh quan điểm của Đại sứ Jeffrey tại buổi họp báo hôm 5/3. Ông nói: “Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa cho chúng tôi một số yêu cầu. Chúng tôi đang đánh giá các yêu cầu đó. Chúng tôi tin rằng đối tác Thổ Nhĩ Kỳ của chúng tôi có đầy đủ quyền được tự vệ trước mối nguy cơ do ông Assad, người Nga, và người Iran tạo ra”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu chiến Nga tiến tới Syria, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Nga “tránh đường”
Tàu chiến Nga tiến tới Syria, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Nga “tránh đường”

VOV.VN - Sau các vụ trả đũa đẫm máu giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, 2 tàu chiến Nga đã được điều sang Syria, và phía Thổ yêu cầu Nga đứng sang một bên.

Tàu chiến Nga tiến tới Syria, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Nga “tránh đường”

Tàu chiến Nga tiến tới Syria, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Nga “tránh đường”

VOV.VN - Sau các vụ trả đũa đẫm máu giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, 2 tàu chiến Nga đã được điều sang Syria, và phía Thổ yêu cầu Nga đứng sang một bên.

Tổng thống Nga Putin có thể phải nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)?
Tổng thống Nga Putin có thể phải nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)?

VOV.VN - Syria chắc chắn đang cẩn trọng theo dõi cuộc gặp dự kiến diễn ra giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan bàn về Idlib.

Tổng thống Nga Putin có thể phải nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)?

Tổng thống Nga Putin có thể phải nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)?

VOV.VN - Syria chắc chắn đang cẩn trọng theo dõi cuộc gặp dự kiến diễn ra giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan bàn về Idlib.

Nga tính toán nhầm về phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)?
Nga tính toán nhầm về phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)?

VOV.VN - Nga từng nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Kurd và nay Tổng thống Erdogan bất ngờ hành động cứng rắn trong vấn đề Idlib. Nga đã tính toán nhầm chăng?

Nga tính toán nhầm về phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)?

Nga tính toán nhầm về phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib (Syria)?

VOV.VN - Nga từng nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Kurd và nay Tổng thống Erdogan bất ngờ hành động cứng rắn trong vấn đề Idlib. Nga đã tính toán nhầm chăng?

Thổ Nhĩ Kỳ liệu có kéo Mỹ vào “Thế chiến 3” với Nga sau biến cố Idlib?
Thổ Nhĩ Kỳ liệu có kéo Mỹ vào “Thế chiến 3” với Nga sau biến cố Idlib?

VOV.VN - Quân đội Mỹ hiện đang thận trọng về vai trò của mình ở Syria, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ thì lại háo hức nhập cuộc để giúp Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ liệu có kéo Mỹ vào “Thế chiến 3” với Nga sau biến cố Idlib?

Thổ Nhĩ Kỳ liệu có kéo Mỹ vào “Thế chiến 3” với Nga sau biến cố Idlib?

VOV.VN - Quân đội Mỹ hiện đang thận trọng về vai trò của mình ở Syria, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ thì lại háo hức nhập cuộc để giúp Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với Nga.

Lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ngừng bắn ở Idlib - Syria
Lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ngừng bắn ở Idlib - Syria

VOV.VN - Sau cuộc hội đàm kéo dài gần 6 tiếng ở Moscow ngày 5/3, giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhất trí ngừng bắn ở Idlib (Syria).

Lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ngừng bắn ở Idlib - Syria

Lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ngừng bắn ở Idlib - Syria

VOV.VN - Sau cuộc hội đàm kéo dài gần 6 tiếng ở Moscow ngày 5/3, giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhất trí ngừng bắn ở Idlib (Syria).

Cơ hội nào cho Idlib sau cuộc gặp Nga – Thổ?
Cơ hội nào cho Idlib sau cuộc gặp Nga – Thổ?

VOV.VN - Chuyến thăm Nga của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tình hình leo thang căng thẳng tại Idlib.

Cơ hội nào cho Idlib sau cuộc gặp Nga – Thổ?

Cơ hội nào cho Idlib sau cuộc gặp Nga – Thổ?

VOV.VN - Chuyến thăm Nga của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tình hình leo thang căng thẳng tại Idlib.