Ngoại trưởng Nga Lavrov họp báo về kết quả đối ngoại Nga năm 2015

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Lavrov đã trình bày kết quả công tác đối ngoại Nga trong năm 2015 và định hướng đối ngoại của nước này trong các năm tới. 

Ngày 26/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Nga ở Moscow, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov đã tổ chức họp báo thường niên công bố về kết quả công tác đối ngoại của Nga năm 2015 và đưa ra những định hướng đối ngoại của Nga trong những năm tiếp theo.

Ngoại trưởng Nga Lavrov. Ảnh: Sputnik.

Tham dự cuộc họp báo có hơn 450 phóng viên các hãng thông tấn, truyền hình lớn của Nga và nước ngoài.

Mở đầu cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đánh giá năm 2015 là năm không chỉ khó khăn đối với nước Nga, mà còn là năm tình hình thế giới có nhiều biến động. Trên thế giới đã xảy ra nhiều vụ khủng bố đẫm máu, cuộc chiến với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria diễn ra ác liệt, tình hình kinh tế thế giới bất ổn.

Về vấn đề Syria và cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov cho biết, nhờ các cuộc không kích của lực lượng không quân Nga tại Syria, quân chính phủ đã giành lại được những khu vực trước đây do lực lượng khủng bố kiểm soát và tình hình đã tiến triển theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, ông Lavrov khẳng định, tiến trình đàm phán giữa các bên tại Syria dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc sẽ không có kết quả nếu thiếu sự tham gia của lực lượng người Kurd và quyền quyết định cuối cùng về nhóm đối lập Syria tham gia đàm phán sẽ do Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura quyết định.

Ông Lavrov cũng bác bỏ thông tin Nga để Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov đánh giá sáng kiến của Tổng thống Nga Putin về thành lập Liên minh chống khủng bố rộng rãi dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc là một trong những sự kiện quan trọng của năm 2015. Ông Lavrov cho rằng, không thể chiến thắng khủng bố chỉ bằng biện pháp quân sự, đồng thời kêu gọi Ban thư ký Liên Hợp Quốc cần phải đưa ra báo cáo tin cậy và cụ thể về việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn nguồn cung cấp tài chính cho bọn khủng bố.

Về tình hình Ukraine, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc thoả thuận Minsk-2 là điều kiện tiên quyết để đem lại hoà bình cho khu vực này. Nga cam kết giải quyết hoà bình cuộc xung đột tại Donbass và sẽ nỗ lực hết sức cùng các bên trong khuôn khổ “Bộ tứ Normandi”  giúp người dân Ukraine khôi phục sự hoà giải dân tộc.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov tuyên bố, Nga sẽ không tiến hành đàm phán với ai về vấn đề Crimea, vì Crimea là lãnh thổ của Nga phù hợp với ý nguyện của dân chúng tại đây thông qua một cuộc trưng cầu dân ý mà kết quả ai cũng đã rõ.

Về tình hình tại bán đảo Triều Tiên, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov không tin rằng, Triều Tiên đã thử bom nhiệt hạch, đồng thời nhấn mạnh nếu hành động này có thật thì nó cho thấy nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc hạn chế cung cấp những thành phần như vậy cho Triều Tiên đã không được thực hiện nghiêm túc và chỉ làm xấu thêm tình hình tại đây.

Ông Lavrov cho rằng, vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên có thể giải quyết được chỉ bằng cách nối lại các cuộc đàm phán 6 bên và phía Mỹ không tiếp tục đưa tiếp các thành tố của kho vũ khí hạt nhân lên bán đảo Triều Tiên, cũng như không thể loại Triều Tiên khỏi tiến trình này.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov cũng cho rằng, nước Nga không có lợi trong việc Liên minh châu Âu (EU) suy yếu hoặc tan rã, mà quan tâm đến việc EU mạnh và thống nhất, có thể hợp tác một cách thuận lợi cả trong vấn đề kinh tế, cũng như các vấn đề khác. Nước Nga cũng không thể không nhìn thấy những gì đang diễn ra mang tính cấp bách trong lòng EU, tuy nhiên, ông Lavrov đánh giá cao nỗ lực của nước Đức trong việc giảm thiểu những bất đồng và tuân thủ những quy định chung, mà điều đó chỉ có được khi có sự đồng thuận trong EU cũng như tại bất kỳ một tổ chức bình đẳng nào.

Về quan hệ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov tuyên bố việc NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tiến sát biên giới nước Nga là bước đi “thiển cận” và đe doạ an ninh quốc gia của Nga. Ông Lavrov cũng kêu gọi Mỹ và phương Tây từ bỏ chính sách kiềm chế Nga, đồng thời tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác với EU và Mỹ trên cơ sở bình đẳng, nhưng cũng sẽ làm tất cả để nền kinh tế Nga không phụ thuộc vào sự “đỏng đảnh” của phương Tây.

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov cũng đề cập đến chiến lược hướng Đông của Nga. Ông Lavrov tuyên bố, việc thực hiện sáng kiến của Tổng thống Nga bắt đầu các cuộc tham vấn giữa các đối tác của Liên minh kinh tế Á-Âu với các nước thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về khả năng hợp tác kinh tế đã mở ra các triển vọng mới cho các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Lavrov cũng thông báo, các vấn đề trên sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN diễn ra tháng 5/2016 tại Sochi, LB Nga, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Nga - ASEAN.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov cho biết, với tư cách là Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong năm 2015 Nga đã tích cực tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế, không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của Nga, mà còn thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng thế giới. Một trong những thách thức đối với Nga trong năm 2016 là nhiệm vụ thiết lập một hệ thống quốc tế công bằng, tuy nhiên chỉ một mình nước Nga đơn độc thì không thể thực hiện được điều này và hệ thống quốc tế cần phải thích ứng với những gì diễn ra trong cuộc sống.


Ông Lavrov cho rằng, năng lực thoả thuận của các đối tác của Nga cũng là một thách thức và trong nền chính trị hiện nay không cho phép “sự đỏng đảnh” khi một ai đó từ chối ngồi cùng ai xuống bàn đàm phán, việc này là rất nguy hiểm.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov tuyên bố, nước Nga sẵn sàng phát triển hợp tác với các đối tác phương Tây, tuy nhiên phải trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, cùng tôn trọng lợi ích của mỗi bên. Chính sách nhất quán của Nga, bất chấp sự đối đầu chính sách của một số đối tác, cũng như việc mở rộng của các vấn đề nóng trên thế giới, đã giúp tăng cường hiểu biết giữa các nước trong cộng đồng quốc tế, mở ra sự hợp tác rộng rãi để tìm kiếm giải pháp cho tình hình khủng hoảng, ông Lavrov lưu ý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thỏa thuận hòa bình Minsk tiếp tục bị vi phạm ở Đông Ukraine
Thỏa thuận hòa bình Minsk tiếp tục bị vi phạm ở Đông Ukraine

VOV.VN - Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cho biết, trái với tuyên bố của các bên, chưa bên nào hoàn thành việc rút vũ khí hạng nặng như đã nhất trí. 

Thỏa thuận hòa bình Minsk tiếp tục bị vi phạm ở Đông Ukraine

Thỏa thuận hòa bình Minsk tiếp tục bị vi phạm ở Đông Ukraine

VOV.VN - Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cho biết, trái với tuyên bố của các bên, chưa bên nào hoàn thành việc rút vũ khí hạng nặng như đã nhất trí. 

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?

VOV.VN - Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 cho thấy nước này có nhiều toan tính riêng và vẫn chưa “yên tâm” chống IS.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?

VOV.VN - Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 cho thấy nước này có nhiều toan tính riêng và vẫn chưa “yên tâm” chống IS.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria
Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria
Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria

VOV.VN - Căn bệnh “Nhà nước Hồi giáo IS” cộng với làn sóng di cư chưa từng có sang châu Âu đòi hỏi Mỹ cần hợp tác tích cực hơn với Nga trong vấn đề Syria.

Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria

Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria

VOV.VN - Căn bệnh “Nhà nước Hồi giáo IS” cộng với làn sóng di cư chưa từng có sang châu Âu đòi hỏi Mỹ cần hợp tác tích cực hơn với Nga trong vấn đề Syria.

NATO bất ngờ thúc giục Ukraine tuân thủ thỏa thuận Minsk
NATO bất ngờ thúc giục Ukraine tuân thủ thỏa thuận Minsk

VOV.VN - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bất ngờ yêu cầu Ukraine tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minsk để giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông.

NATO bất ngờ thúc giục Ukraine tuân thủ thỏa thuận Minsk

NATO bất ngờ thúc giục Ukraine tuân thủ thỏa thuận Minsk

VOV.VN - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bất ngờ yêu cầu Ukraine tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minsk để giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông.