Người Trung Quốc ở nước ngoài băn khoăn “Ở hay Về” để tránh Covid-19

VOV.VN - “Tôi không nghĩ về nước ở thời điểm này là điều khôn ngoan”, anh chàng 26 tuổi người Trung Quốc làm việc cho công ty hàng không vũ trụ ở Đức cho biết.

Kể từ khi trường hợp đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2 ghi nhận ở Vũ Hán tháng 12/2019, tới nay đã có hơn 246.000 người trên toàn cầu nhiễm virus corona chủng mới và hơn 10.000 tử vong vì dịch bệnh Covid-19 mà loại virus này gây ra. Ban đầu chỉ là vấn đề của một nước, giờ đây Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, và tâm điểm của dịch bệnh cũng chuyển từ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc sang Tây Âu.

Khi dịch Covid-19 lan rộng sang nhiều nước trên thế giới, nhiều người Trung Quốc ở nước ngoài băn khoăn liệu nên ở hay về nước. Ảnh minh họa: EPA

Đối với 35 triệu công dân Trung Quốc đang học tập và làm việc ở nước ngoài, cuộc khủng hoảng y tế hiện nay đang đặt ra câu khỏi khó: điều tốt nhất nên làm là gì?.

Trở về nước là lựa chọn hiển nhiên của nhiều người Trung Quốc đang học tập và làm việc ở nước ngoài. Dù vậy nhiều người cho rằng, giá vé máy bay quá đắt và nguy cơ nhiễm bệnh từ những người khác đang di chuyển là mấu chốt để họ quyết định ở “yên tại chỗ”.

Sẵn sàng trở về bằng “mọi giá”

Một dịch giả người Trung Quốc - chỉ tiết lộ tên Chen - quyết định trở về Bắc Kinh sau khi cô kết thúc chuyến công tác tới Kiev, Ukraine.

Chen cho biết, ban đầu cô dự định về Bắc Kinh vào ngày 18/3, nhưng sau khi Ukraine tuyên bố đóng cửa biên giới vào ngày 17/3, cô đã đổi vé và bắt chuyến bay cuối cùng rời khỏi Ukraine trong ngày 16/3, mặc dù điều đó đồng nghĩa với việc sẽ phải quá cảnh ở Dubai và Singapore và sẽ phải mất tới vài ngày mới có thể về tới Bắc Kinh.

“Lộ trình này khá tốn thời gian và cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh trên đường về”, Chen nói.

Ngoài ra, Chen cũng lo ngại về việc những gì đang chờ đợi mình khi cô trở lại Bắc Kinh.

“Tôi khá lo ngại khi tôi thấy vài ngày trước tất cả những người nhập cảnh ở Bắc Kinh sẽ phải tự cách ly và phải tự trả chi phí. Tôi có một căn hộ ở Bắc Kinh nhưng không chắc liệu tôi có được ở đó để cách ly hay không”, Chen cho biết.

Nhưng đối với Yi Ming, đang học cao học tại Trường Nghệ thuật và Thiết kế tại Dublin, quyết định trở về nhà là một quyết định dễ dàng.

“Trường của tôi đã bắt đầu dạy học trực tuyến và tôi có thể nộp tất cả đề án của mình qua internet, vì thế tôi quyết định về Trung Quốc trước, cho dù giá vé máy bay cao gấp mấy lần bình thường”, anh nói.

Mặt khác, Yi nói anh sẽ mặc quần áo bảo hộ trong hành trình trở về nước để đảm bảo an toàn.

“Đang ở đâu, cứ ở yên đó”

Trung Quốc đại lục tính đến 19/3 là ngày thứ 2 liên tiếp không ghi nhận ca Covid-19 mới nào trong nội địa kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này, thế nhưng điều đó không khiến Yu Jiahui, một công dân Trung Quốc đang làm việc ở Đức, quyết định sẽ trở về nước.

“Tôi không nghĩ về nước ở thời điểm này là điều khôn ngoan”, anh chàng 26 tuổi làm việc cho một công ty về hàng không vũ trụ ở Đức cho biết.

“Các chuyến bay quá đắt đỏ và bạn không thể phớt lờ thực tế là bạn có thể nhiễm virus trong quá trình di chuyển. Tôi nghĩ bạn đang ở đâu cứ ở yên đó là giải pháp tốt nhất trong bối cảnh sự bùng phát đang ngày càng nguy hiểm. Công ty của tôi sẽ sớm quyết định [tạm thời] đóng cửa, và tôi phải hạn chế thời gian đi ra ngoài”, Yu nói

Qua thời kỳ đỉnh dịch Covid-19 trong nước, Trung Quốc giờ đang lo ngại nguy cơ đợt dịch thứ 2 từ những người nhập cảnh. Ảnh: Reuters

Yu không phải là người duy nhất phải đối mặt với lựa chọn “ở hay về”.

Một sinh viên y khoa 25 tuổi tại Đại học Cranfield ở Anh - chỉ tiết lộ tên Stephen - nói rằng anh đã sớm quyết định ở lại chính nơi mà mình đang ở.

“Ở Anh, dịch bệnh này ít ảnh hưởng tới tôi hơn so với chính việc di chuyển của tôi, vì trường tôi học nằm ở khu vực xa xôi và dân số cũng không nhiều. Sẽ có nhiều nguy cơ tiềm tàng trên chuyến bay về Trung Quốc vì những người đang nhiễm virus có thể cũng đang trên đường về nước để điều trị”, Stephen nói.

Dominic Huang, cũng là một sinh viên y khoa, 25 tuổi tại Đại học Sheffield ở miền bắc England, nói rằng dù anh lo ngại về dịch bệnh, nhưng nó chỉ có những tác động hạn chế đối với cuộc sống hàng ngày của anh bởi Huang vẫn có thể làm việc của mình mà không cần tới thư viện.

“Trường của tôi đã hủy các lớp học thông thường từ 16/3 vì thế, người hướng dẫn đã chuyển qua dạy trực tuyến. Tôi không có kế hoạch trở về vào lúc này và tôi cũng không muốn tạo thêm rắc rối cho đất nước”, Huang nói, nhấn mạnh tới việc Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc Covid-19 từ nước ngoài vào, trong đó chỉ riêng trong ngày 19/3 là 34 trường hợp.

Jason Ren, một nha sỹ người Trung Quốc đang làm việc ở đông nam nước Mỹ cho biết, dù lo ngại rằng nếu dịch bệnh lan rộng tại Mỹ, hệ thống y tế của nước này có thể sụp đổ và gây bất ổn xã hội, nhưng anh không có kế hoạch di chuyển nếu đơn giản chỉ là để chạy trốn dịch bệnh./.

Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)

Theo SCMP

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Giãn cách xã hội” như thế nào và bao lâu để chặn đứng dịch Covid-19?
“Giãn cách xã hội” như thế nào và bao lâu để chặn đứng dịch Covid-19?

VOV.VN - Mục tiêu của “giãn cách xã hội” là hạn chế tiếp xúc gần giữa người với người nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng nó sẽ được áp dụng trong bao lâu?

“Giãn cách xã hội” như thế nào và bao lâu để chặn đứng dịch Covid-19?

“Giãn cách xã hội” như thế nào và bao lâu để chặn đứng dịch Covid-19?

VOV.VN - Mục tiêu của “giãn cách xã hội” là hạn chế tiếp xúc gần giữa người với người nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng nó sẽ được áp dụng trong bao lâu?

Không có “kế hoạch B”, Italy mong mỏi lệnh phong tỏa phát huy tác dụng
Không có “kế hoạch B”, Italy mong mỏi lệnh phong tỏa phát huy tác dụng

VOV.VN-Italy bước vào tuần thứ 4 của cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến 2 mà chưa có dấu hiệu kết thúc khi số ca mắc Covid-19 vẫn tăng mạnh từng ngày.

Không có “kế hoạch B”, Italy mong mỏi lệnh phong tỏa phát huy tác dụng

Không có “kế hoạch B”, Italy mong mỏi lệnh phong tỏa phát huy tác dụng

VOV.VN-Italy bước vào tuần thứ 4 của cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến 2 mà chưa có dấu hiệu kết thúc khi số ca mắc Covid-19 vẫn tăng mạnh từng ngày.

Mỹ tính kịch bản đối phó Covid-19 trong 18 tháng với nhiều đợt dịch
Mỹ tính kịch bản đối phó Covid-19 trong 18 tháng với nhiều đợt dịch

VOV.VN - Các bệnh viện ở Mỹ đã báo động về việc nhanh chóng cạn kiệt các thiết bị y tế khi mà số ca mắc Covid-19 tăng “chóng mặt” trong vài ngày qua.

Mỹ tính kịch bản đối phó Covid-19 trong 18 tháng với nhiều đợt dịch

Mỹ tính kịch bản đối phó Covid-19 trong 18 tháng với nhiều đợt dịch

VOV.VN - Các bệnh viện ở Mỹ đã báo động về việc nhanh chóng cạn kiệt các thiết bị y tế khi mà số ca mắc Covid-19 tăng “chóng mặt” trong vài ngày qua.