Nguy cơ chiến tranh hạt nhân tăng cao khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kéo dài

VOV.VN - Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Cuộc chiến này làm xáo trộn lục địa châu Âu và có thể gây bất ổn hơn nữa cho hệ thống quốc tế. Không những vậy, nguy cơ leo thang thành xung đột hạt nhân đang gia tăng giữa Nga và phương Tây.

Thêm "lằn ranh nữa bị vượt qua" nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO

Đến nay, chiến sự Nga-Ukraine đã gần tròn 2 tháng mà các cuộc thương lượng hòa bình vẫn chưa mang đến kết quả rõ rệt. Trong bối cảnh ấy, người ta thông báo rằng Phần Lan và Thụy Điển đang xúc tiến cho khả năng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong một cuộc họp báo chung ở Stockholm với người đồng cấp Thụy Điển Magdalena Andersson hôm 13/4, bà Sanna Marin - Thủ tướng Phần Lan phát biểu: "Mọi thứ đã thay đổi khi Nga xâm lược Ukraine... Tôi cho rằng não trạng của người dân ở Phần Lan cũng như ở Thụy Điển đã thay đổi và được hình thành rất đột ngột do các hành động của Nga. Điều này rất rõ ràng và thúc đẩy ở Phần Lan nhu cầu thảo luận các lựa chọn an ninh của riêng chúng tôi".

Thông tin đầu tuần vừa qua cho thấy Phần Lan đang chuẩn bị xin gia nhập NATO trước cuối tháng 5/2022 và Thụy Điển sẽ nối gót không lâu sau đó.

London đã bày tỏ ủng hộ việc mở rộng NATO sang các nước Phần Lan và Thụy Điển. Ngoại trưởng Anh Liz Truss viết trên mạng xã hội Twitter: "Thụy Điển và Phần Lan được tự do lựa chọn tương lai của mình mà không bị can thiệp. Anh sẽ ủng hộ bất cứ quyết định nào của họ".

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng lặp lại thông điệp này, nói với CNN vào đầu tháng 4 rằng hai quốc gia Bắc Âu đó sẽ "rất được hoan nghênh" nếu họ lựa chọn đứng vào hàng ngũ NATO.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden thì vẫn khá lấp lửng trong thông điệp công khai của họ về vấn đề này. Tuy nhiên, có thông tin cho biết Mỹ đã tổ chức các cuộc tham vấn kín với Phần Lan và Thụy Điển liên quan đến khả năng 2 nước này gia nhập NATO.

Nga cho rằng việc NATO kết nạp Thụy Điển và Phần Lan sẽ củng cố sự hiện diện của khối quân sự này ở Biển Baltic. Nga đe dọa rằng động thái kết nạp đó của NATO sẽ thúc đẩy làn sóng leo thang vũ khí hạt nhân mới và có khả năng quân sự hóa tuyến biên giới dài 1.300km giữa Phần Lan và Nga.

Ông Dmitry Medvedev - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nói: "Nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, các ranh giới này sẽ phải được kéo dài ra. Sẽ không còn đàm phán gì nữa về vị thế phi hạt nhân của vùng Baltic, sẽ phải khôi phục lại sự cân bằng". Ý của ông Medvedev là hành động của NATO sẽ buộc Nga phải bố trí vũ khí hạt nhân ở vùng Baltic để trả đũa.

Phương Tây có lẽ không còn e sợ cảnh báo của Nga

Phương Tây đã phớt lờ các cảnh báo của Nga. Ngoại trưởng Anh Truss viết trên mạng Twitter: "Đe dọa của Nga đối với các nước Bắc Âu và Baltic không mới. Các đe dọa đó chỉ củng cố tình đoàn kết của chúng ta".

Car Bildt - cựu Thủ tướng Thụy Điển thì coi tuyên bố của ông Medvedev là "mối đe dọa khá trống rỗng". Liên quan đến điều này, ông Bildt nêu các cáo buộc về sự hiện diện của vũ khí hạt nhân ở lãnh thổ Kalingrad của Nga nằm lõm vào lãnh thổ vùng Trung Âu.

Như vậy gần đây NATO đã có một sự thay đổi mới đáng kể. Bây giờ họ đã dám tính đến các phương án an ninh mà trước đây sẽ bị bác bỏ vì quá rủi ro và mang tính khiêu khích không cần thiết. Mức độ sẵn lòng này cho thấy bước ngoặt trong cách tiếp cận của khối quân sự này sau sự kiện Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2/2022.

"Kỷ nguyên giao lưu với Nga đã qua. Cách tiếp cận của NATO phải dựa trên sự kiên cường, phòng thủ, và răn đe" - bà Truss tuyên bố như vậy tại một bữa tiệc tối vào đầu tháng 4 cùng với các ngoại trưởng khác của các nước thành viên NATO.

Ngoại trưởng Truss nói thêm rằng nguyên tắc cơ bản của Đạo luật về hợp tác giữa NATO và Nga vào năm 1997 (với nội dung "hai bên không coi nhau như đối thủ") giờ đã chết.

Khi Nga chuẩn bị cho một cuộc tiến công mới ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine, phương Tây đã tăng gấp đôi đầu tư cho chương trình viện trợ quân sự chưa từng có tiền lệ dành cho Ukraine. 

Washington hiện đang không chỉ cung cấp cho Ukraine vũ khí mà còn chỉ cho họ phải nhắm vào mục tiêu nào. Theo một báo cáo gần đây, chính quyền Tổng thống Biden đã nới lỏng đáng kể các hướng dẫn nội bộ với mục đích cho phép Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo Mỹ chia sẻ thông tin ngắm mục tiêu theo thời gian thực cho quân đội Ukraine. Chính quyền Biden vẫn lưỡng lự trong việc cung cấp cho quân đội Ukraine thông tin về vị trí các lực lượng Nga ở Nga nhưng lằn ranh này có thể bị vượt qua trong bối cảnh các nghị sĩ Mỹ thuộc lưỡng đảng đang gia tăng áp lực lên chính quyền Mỹ khi cho rằng nước này chưa hành động đủ nhiều để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine.

Ngoài việc cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho Ukraine, phương Tây còn nỗ lực bảo đảm Ukraine không bị bỏ rơi trên bàn đàm phán. Bộ Ngoại giao Anh khẳng định sẽ không để lặp lại sai lầm trong quá khứ khiến "Ukraine không được bảo đảm an ninh dài lâu".

Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu điện Kremlin rút ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các lực lượng  và trang thiết bị của mình khỏi toàn bộ lãnh thổ của Ukraine, và Nga phải "tuân thủ đầy đủ toàn vẹn lãn thổ và độc lập, chủ quyền của Ukraine".

Nói cách khác, dường như phương Tây không thể chấp nhận được bất cứ thỏa thuận hòa bình nào cho phép Kremlin giữ thể diện. Mọi nhượng bộ phù hợp đối với Nga, cho dù là bảo đảm an ninh cho Nga trước sự mở rộng của NATO hay tính chất linh hoạt đối với các lãnh thổ nhất định nằm ở miền Đông Ukraine, đều bị họ coi là tội ác tinh thần.

Một liên minh gồm đa số các chính phủ của phương Tây có vẻ đang nỗ lực không phải để tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán theo hướng chấm dứt thảm họa nhân đạo đang diễn ra ở Ukraine, mà là nhằm lôi kéo Nga sa đà vào "bãi sình lầy kéo dài nhiều năm" có thể còn kinh khủng hơn cả chiến trường Afghanistan của Liên Xô năm xưa.

Dường như phương Tây đang khuyến khích Kiev không tính đến các giải pháp thực dụng và sáng tạo nhằm nhanh chóng chấm dứt đau thương trên chiến trường Ukraine hiện nay. Ngược lại, Kiev đang được bên ngoài khuyến khích theo đuổi chính sách tối đa (không nhượng bộ) trên cả chiến trường và bàn đàm phán.

Một số nghị sĩ Mỹ thuộc phe Cộng hòa còn đang gây áp lực lên chính quyền ông Biden, ép họ phải hỗ trợ cho các cuộc phản công của Ukraine để tái chiếm tất cả các lãnh thổ bị Nga chiếm, bao gồm Crimea và vùng ly khai Donetsk và Lugansk. Khi chiến sự dịch chuyển sang phía Đông, những lời kêu gọi Ukraine đưa cuộc chiến sang Nga có khả năng sẽ ồn ào hơn nữa. Ý định của nhiều nhà lập pháp phương Tây là dồn Moscow vào chân tường.

Trong khi đó, đối mặt với chiến dịch gây áp lực tối đa từ phương Tây, Nga chưa bộc lộ dấu hiệu nào họ sẽ lùi bước cả. Trái lại, mọi dấu hiệu hiện tại đều cho thấy Nga rất quyết tâm xốc tới.

Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns mới đây cảnh báo rằng nếu Nga không đạt được mục đích ở Ukraine bằng vũ khí thông thường thì có thể cuối cùng họ sẽ dùng đến vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật (có sức công phá ở mức độ thấp hơn so với hạt nhân chiến lược)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo EU nói về Putin sau lần đầu gặp ông kể từ khi Nga phát động tấn công Ukraine
Lãnh đạo EU nói về Putin sau lần đầu gặp ông kể từ khi Nga phát động tấn công Ukraine

VOV.VN - Đã có lãnh đạo EU đầu tiên gặp gỡ với Tổng thống Nga Putin kể từ khi ông phát động chiến dịch quân sự tấn công Ukraine hồi tháng 2/2022. Và vị lãnh đạo đó đã chia sẻ cảm nhận của mình về ông Putin.

Lãnh đạo EU nói về Putin sau lần đầu gặp ông kể từ khi Nga phát động tấn công Ukraine

Lãnh đạo EU nói về Putin sau lần đầu gặp ông kể từ khi Nga phát động tấn công Ukraine

VOV.VN - Đã có lãnh đạo EU đầu tiên gặp gỡ với Tổng thống Nga Putin kể từ khi ông phát động chiến dịch quân sự tấn công Ukraine hồi tháng 2/2022. Và vị lãnh đạo đó đã chia sẻ cảm nhận của mình về ông Putin.

Tướng Nga Frolov tử trận ở Ukraine và được mai táng tại Saint Petersburg
Tướng Nga Frolov tử trận ở Ukraine và được mai táng tại Saint Petersburg

VOV.VN - Truyền thông Nga hôm 16/4 cho hay, thiếu tướng quân đội Nga Vladimir Petrovich Frolov đã tử trận trên chiến trường Ukraine và lễ mai táng ông này đã được tiến hành ở cố đô theo đúng nghi thức quân sự.

Tướng Nga Frolov tử trận ở Ukraine và được mai táng tại Saint Petersburg

Tướng Nga Frolov tử trận ở Ukraine và được mai táng tại Saint Petersburg

VOV.VN - Truyền thông Nga hôm 16/4 cho hay, thiếu tướng quân đội Nga Vladimir Petrovich Frolov đã tử trận trên chiến trường Ukraine và lễ mai táng ông này đã được tiến hành ở cố đô theo đúng nghi thức quân sự.

Đức không nhận thấy "bất cứ nguy cơ rủi ro nào" khi cung cấp vũ khí cho Ukraine
Đức không nhận thấy "bất cứ nguy cơ rủi ro nào" khi cung cấp vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đức Marco Buschmann ngày 16/4 cho biết, Đức không đối mặt với bất cứ nguy cơ rủi ro nào theo luật pháp quốc tế khi cung cấp vũ khí cho Ukraine trong bối cảnh Nga đang đẩy mạnh hoạt động quân sự tại quốc gia này.

Đức không nhận thấy "bất cứ nguy cơ rủi ro nào" khi cung cấp vũ khí cho Ukraine

Đức không nhận thấy "bất cứ nguy cơ rủi ro nào" khi cung cấp vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đức Marco Buschmann ngày 16/4 cho biết, Đức không đối mặt với bất cứ nguy cơ rủi ro nào theo luật pháp quốc tế khi cung cấp vũ khí cho Ukraine trong bối cảnh Nga đang đẩy mạnh hoạt động quân sự tại quốc gia này.

Lý giải nguyên nhân quân đội Nga khó đánh chiếm nhà máy Azovstal ở Mariupol (Ukraine)
Lý giải nguyên nhân quân đội Nga khó đánh chiếm nhà máy Azovstal ở Mariupol (Ukraine)

VOV.VN - Thời gian qua, quân đội Nga đã tiến đánh thành phố chiến lược Mariupol (Ukraine) một cách khó nhọc. Mãi đến gần đây, họ mới chiếm được cơ bản thành phố này, ngoại trừ khu vực nhà máy luyện kim Azovstal.

Lý giải nguyên nhân quân đội Nga khó đánh chiếm nhà máy Azovstal ở Mariupol (Ukraine)

Lý giải nguyên nhân quân đội Nga khó đánh chiếm nhà máy Azovstal ở Mariupol (Ukraine)

VOV.VN - Thời gian qua, quân đội Nga đã tiến đánh thành phố chiến lược Mariupol (Ukraine) một cách khó nhọc. Mãi đến gần đây, họ mới chiếm được cơ bản thành phố này, ngoại trừ khu vực nhà máy luyện kim Azovstal.

Quân đội Mỹ sử dụng các bài học từ cuộc chiến Nga-Ukraine để huấn luyện binh sĩ
Quân đội Mỹ sử dụng các bài học từ cuộc chiến Nga-Ukraine để huấn luyện binh sĩ

VOV.VN - Theo AP, lực lượng huấn luyện của quân đội Mỹ hiện đang áp dụng các bài học từ cuộc chiến Nga-Ukraine để huấn luyện binh sĩ cho các cuộc xung đột tiềm năng trong tương lai với các đối thủ như Nga hoặc Trung Quốc.

Quân đội Mỹ sử dụng các bài học từ cuộc chiến Nga-Ukraine để huấn luyện binh sĩ

Quân đội Mỹ sử dụng các bài học từ cuộc chiến Nga-Ukraine để huấn luyện binh sĩ

VOV.VN - Theo AP, lực lượng huấn luyện của quân đội Mỹ hiện đang áp dụng các bài học từ cuộc chiến Nga-Ukraine để huấn luyện binh sĩ cho các cuộc xung đột tiềm năng trong tương lai với các đối thủ như Nga hoặc Trung Quốc.

Nga tiếp tục ra tối hậu thư cho lực lượng Ukraine ở Mariupol
Nga tiếp tục ra tối hậu thư cho lực lượng Ukraine ở Mariupol

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa tuyên bố, tất cả các binh lính Ukraine đang cố thủ ở nhà máy luyện kim Azovstal ở Mariupol nếu hạ vũ khí đầu hàng trong ngày 17/4 thì sẽ được bảo toàn mạng sống.

Nga tiếp tục ra tối hậu thư cho lực lượng Ukraine ở Mariupol

Nga tiếp tục ra tối hậu thư cho lực lượng Ukraine ở Mariupol

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa tuyên bố, tất cả các binh lính Ukraine đang cố thủ ở nhà máy luyện kim Azovstal ở Mariupol nếu hạ vũ khí đầu hàng trong ngày 17/4 thì sẽ được bảo toàn mạng sống.

Xung đột ở Ukraine là diễn biến cuối cùng trong sự “tan rã kéo dài của Liên Xô” (Kỳ 1)
Xung đột ở Ukraine là diễn biến cuối cùng trong sự “tan rã kéo dài của Liên Xô” (Kỳ 1)

VOV.VN - Khi xung đột bùng nổ giữa Ukraine và Nga – hai quốc gia từng là 2 nước cộng hòa anh em trong Liên bang Xô viết, giới nghiên cứu nhìn lại quá trình tan rã của Liên Xô trước đây và mối liên hệ của nó với diễn biến địa chính trị hiện nay ở Ukraine.

Xung đột ở Ukraine là diễn biến cuối cùng trong sự “tan rã kéo dài của Liên Xô” (Kỳ 1)

Xung đột ở Ukraine là diễn biến cuối cùng trong sự “tan rã kéo dài của Liên Xô” (Kỳ 1)

VOV.VN - Khi xung đột bùng nổ giữa Ukraine và Nga – hai quốc gia từng là 2 nước cộng hòa anh em trong Liên bang Xô viết, giới nghiên cứu nhìn lại quá trình tan rã của Liên Xô trước đây và mối liên hệ của nó với diễn biến địa chính trị hiện nay ở Ukraine.

Tướng số 2 NATO tuyên bố cần tăng cường triển khai quân ở Đông Âu trước tình hình Ukraine
Tướng số 2 NATO tuyên bố cần tăng cường triển khai quân ở Đông Âu trước tình hình Ukraine

VOV.VN - Đáp trả “chiến dịch đặc biệt” của Nga ở Ukraine,  Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tuần trước đã tăng gấp đôi các nhóm chiến đấu của mình ở Đông Âu lên thành 8 nhóm. Họ đã gửi thêm 4 nhóm mới tới các nước thành viên của NATO nằm ở phía Đông Nam của châu Âu.

Tướng số 2 NATO tuyên bố cần tăng cường triển khai quân ở Đông Âu trước tình hình Ukraine

Tướng số 2 NATO tuyên bố cần tăng cường triển khai quân ở Đông Âu trước tình hình Ukraine

VOV.VN - Đáp trả “chiến dịch đặc biệt” của Nga ở Ukraine,  Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tuần trước đã tăng gấp đôi các nhóm chiến đấu của mình ở Đông Âu lên thành 8 nhóm. Họ đã gửi thêm 4 nhóm mới tới các nước thành viên của NATO nằm ở phía Đông Nam của châu Âu.